Đã đến lúc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNĐại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Đăng ký
Quan hệ Việt – Mỹ rất đặc biệt. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Evans Knapper cho biết, đây là thời điểm thích hợp để nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược Hà Nội – Washington.
Ông Marc Evans Knapper nhấn mạnh, Mỹ đánh giá cao vai trò và hợp tác với Việt Nam trong 5 trọng tâm chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới mà chính quyền Biden – Harris đã thông qua.

“Thời điểm thích hợp để nâng cấp quan hệ”

Như Sputnik đề cập, Marc Evans Knapper là Đại sứ Hoa Kỳ thứ 8 tại Việt Nam kể từ khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 dưới thời Tổng thống Bill Clinton – nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tại Hội nghị sơ kết 10 năm chương trình 504 – Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam diễn ra ở Hà Nội ngày 17/2, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã có bài tham luận liên quan đến hợp tác rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam cũng như quan điểm đáng chú ý về triển vọng quan hệ Hà Nội – Washington.
Chiều 11/2/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Quan hệ Việt - Mỹ còn tiến xa
Dù mới chính thức đến Việt Nam và đảm nhận chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội mới đây, nhưng là nhà ngoại giao kỳ cựu và đặc biệt am hiểu văn hóa Á Đông, cũng như tình hình ở Việt Nam, Đại sứ Marc Knapper đã có những tuyên bố đầu tiên nêu định hướng kế hoạch của bản thân nhằm gắn kết hơn nữa quan hệ của “những cựu thù”.
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện 10 năm chương trình 504, Đại sứ Marc Knapper cho rằng, mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Mỹ rất đặc biệt.
“Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ rất rộng lớn. Đây là mối quan hệ phát triển trên mọi khía cạnh”, nhà ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ.
Ông Marc Knapper dẫn chứng các lĩnh vực như quốc phòng an ninh, kinh tế thương mại, đầu tư, y tế, năng lượng, khoa học công nghệ, ngoại giao nhân văn.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNĐại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper
Là người đại diện thực thi chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington ở Hà Nội, người đại diện cho chính quyền Biden – Harris ở Việt Nam, ông Knapper mong muốn phát triển mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Càng rộng mở, thiết thực, hiệu quả, càng tốt.
Đặc biệt, Đại sứ Hoa Kỳ cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam và Mỹ nâng cấp mối quan hệ chiến lược.
“Tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta nâng cấp mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ Đối tác Toàn diện lên Đối tác Chiến lược”, ông Marc Evans Knapper nhấn mạnh.

Mỹ thấy tầm quan trọng của Việt Nam

Đại sứ Mỹ nhắc lại việc mới đây, chính quyền Tổng thống Biden đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam như một đối tác trọng tâm của Mỹ, đồng thời vạch ra con đường tương lai trong hợp tác giữa hai nước.
“Nội dung của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho thấy chúng tôi đánh giá cao vị trí của Việt Nam, cũng như tầm quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới”, Đại sứ Knapper bày tỏ.
© Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper
Ông Knapper nhắc lại, 5 trọng tâm của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới là theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mở rộng hợp tác, thúc đẩy thịnh vượng, tăng cường an ninh và khả năng chống chịu của khu vực.
“Nếu các bạn nhìn vào 5 điểm trọng tâm của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sẽ thấy Hoa Kỳ đang hợp tác với Việt Nam trong tất cả những khía cạnh này”, nhà ngoại giao Knapper nói.
Đại sứ Mỹ cũng chia sẻ tình cảm cá nhân của ông đối với Việt Nam, nhất là khi trở lại quốc gia này trên cương vị mới – Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở Hà Nội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Việt Nam đang cân nhắc gì để nâng cấp quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ?
Ông Marc Knapper cho biết, Việt Nam không phải đất nước xa lạ với cá nhân ông vì đã từng sống ở đây 3 năm trước. Do đó, ông rất háo hức muốn được quay lại đất nước tuyệt vời này.
“Tôi rất vui khi được biết tin trở thành Đại sứ. Có rất nhiều điều về kinh tế, cơ sở hạ tầng đã thay đổi tại Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Nhưng có những điều không thay đổi. Đó là tình cảm ấm áp của người Việt Nam dành cho chúng tôi”, Đại sứ Knapper khẳng định.

Mỹ ủng hộ Việt Nam

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt: Chương trình) và định hướng nhiệm vụ giai đoạn tới năm 2025, Đại sứ Mỹ gọi những nỗ lực của Việt Nam và Mỹ về khắc phục hậu quả chiến tranh là “phi thường”.
Cụ thể, Đại sứ Mỹ Marc Evans Knapper đánh giá cao những thành tựu khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam với nhiều bài học hay, kinh nghiệm tốt chia sẻ với cộng đồng quốc tế.
“Mỹ ủng hộ Việt Nam phát triển vững mạnh, thịnh vượng, độc lập. Sự phối hợp giữa Việt Nam và Mỹ trong công tác này là rât phi thường”, nhà ngoại giao nêu rõ.
Ông Knapper mong muốn thúc đẩy hơn nữa các hợp tác giữa hai nước Việt – Mỹ, đồng thời, đẩy mạnh công cuộc rà phá bom mìn, bảo vệ sức khỏe của người dân.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Ông Antony Blinken nói quan hệ Việt – Mỹ đã ở tầm cao mới
Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, việc giải quyết các tồn tại sau chiến tranh, rà phá bom mìn là vấn đề trụ cột trong mối quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Kể từ năm 1993, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam 166 triệu USD để phục vụ cho những nỗ lực này.
“Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục tiến hành các bước đi tiếp theo để khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam”, Đại sứ Mỹ nói.
Theo người được Tổng thống Joe Biden chỉ định làm Đại sứ ở Hà Nội, một trong những lý do dẫn đến sự thành công của công tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh là sự hợp tác rất hiệu quả với phía Việt Nam. Cụ thể là Bộ Quốc phòng và Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam.
“Nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ của họ, chúng tôi sẽ không thể thực hiện được những bước tiến của mình”, ông Knapper nhấn mạnh.
Lý do thứ hai tạo nên sự thành công, theo nhà ngoại giao, là sự hợp tác với cộng đồng quốc tế khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy...
“Chúng tôi sẵn lòng tiếp tục sự hợp tác đó để thực hiện tốt công cuộc giải quyết những vấn đề tồn tại sau chiến tranh”, Đại sứ cho hay.
Theo ông Knapper, thời gian tới, phía Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng các nỗ lực tại tỉnh Quảng Trị.
“Vừa rồi tại Hội nghị, tôi cũng trao đổi với ngài Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc mở rộng công cuộc khắc phục hậu quả sau chiến tranh”, ông nói và kỳ vọng vào sự phối hợp ngày càng chặt chẽ với các địa phương của Việt Nam.
Thông tin thêm về hợp tác y tế giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ, Đại sứ Mỹ cho rằng, hai bên đã có lịch sử lâu dài về hợp tác y tế phòng chống các dịch bệnh. Điển hình như từ những chiến dịch đối phó với HIV/AIDS, bệnh lao cho đến cuộc chiến chống Covid-19 hôm nay, trong đó Mỹ đã tặng Việt Nam hàng triệu liều vaccine, máy thở và Hà Nội cũng hỗ trợ Washington trong giai đoạn đầu khó khăn vật lộn với cuộc chiến chống coronavirus.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại buổi tiếp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Ứng xử khôn khéo của lãnh đạo Việt Nam khi Mỹ muốn nâng tầm quan hệ lên chiến lược
“Lý do chúng tôi cung cấp vaccine, máy thở cho Việt Nam không phải vì chúng tôi trông đợi sự đáp lại từ phía Việt Nam. Mà chúng tôi làm vậy bởi đó là việc đúng đắn và chúng tôi quan tâm đến sức khỏe của người dân Việt Nam”, ông Knapper nêu rõ.

Mỹ cần và không thể thiếu địa bàn chiến lược như Việt Nam hay ASEAN

Như Sputnik đề cập, trong chuyến thăm lịch sử đến Hà Nội tháng 8/2021, Phó Tổng thống Hoa Kỳ - người phụ nữ quyền lực hàng đầu của Nhà Trắng – Kamala Harris từng đề cập thẳng việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ với các lãnh đạo Việt Nam, trực tiếp là với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
“Chúng ta cần xem xét xem hai bên có thể làm những gì nhằm nâng cấp mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ Đối tác toàn diện lên thành Đối tác chiến lược”, Phó Tổng thống Mỹ nêu thẳng vấn đề với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Tiếp đó, hồi đầu tháng 1 năm nay, trong cuộc điện đàm giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trợ lý tổng thống Mỹ Kurt Campbell và Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, Hoa Kỳ tiếp tục nhắc lại mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên cấp chiến lược.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Liệu có gì mới mẻ trong quan hệ Mỹ-Việt qua chuyến thăm của bà Kamala Harris?
Cả ông Kurt Campbell và Daniel Kritenbrink đều nhấn mạnh, Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn nâng tầm quan hệ lên tầm mức cao hơn.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Hà Nội hiện rất thận trọng trong chính sách ngoại giao đa phương cũng như việc quyết định có nâng cấp quan hệ với Mỹ hay không bởi tác động từ nhiều phía và trước nhất là cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, của người dân lên hàng đầu.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, kể cả trong trường hợp nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ, thì đây cũng là diễn tiến hết sức bình thường trong tiến trình hậu bình thường hóa quan hệ và nỗ lực song phương nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Hà Nội – Washington.
Hồi tháng 9/2021, bình luận về việc Mỹ đề nghị nâng cấp quan hệ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cũng không trả lời thẳng vấn đề này.
“Việt Nam luôn coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu”, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt nói.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ khẳng định sau 18 năm bình thường hóa quan hệ, trên cơ sở thành tựu đã đạt được và nhu cầu mong muốn của hai bên, quan hệ Việt Nam-Mỹ đã được nâng cấp lên khuôn khổ Đối tác toàn diện vào năm 2013.
Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp, đạt được nhiều thành quả thực chất trong các lĩnh vực quan trọng trên các bình diện song phương và đa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và quốc tế.
Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng là đối tác tin cậy, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và Việt Nam luôn coi Mỹ là một trong những đối tác đặc biệt quan trọng.
“Lãnh đạo hai nước cũng đã trao đổi và nhất trí cùng nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước, nhất là đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ”, ông Việt cho hay.
Hà Nội cũng cảm ơn Washington đã hỗ trợ chân thành, hiệu quả và quý báu trong cuộc chiến chống Covid-19.
Bàn về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ, trong đó nêu bật vai trò đặc biệt của Việt Nam, ông Phạm Quang Vinh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Mỹ khẳng định, trong chính sách mới của Hoa Kỳ, vai trò của Việt Nam – ASEAN là rất quan trọng.
“Mỹ cần và không thể thiếu địa bàn chiến lược này và nói về địa chiến lược, nhìn chung các đối tác và khu vực đều coi trọng Việt Nam”, nguyên Đại sứ chia sẻ với Tuổi Trẻ nhấn mạnh.
Ông Vinh phân tích, vai trò của ASEAN và Việt Nam thể hiện phù hợp cả trên 5 trụ cột chiến lược, bao gồm cả về trật tự dựa trên luật lệ, trật tự trên biển cũng như hợp tác về kinh tế, thương mại, chuỗi cung ứng hay ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Nhưng ASEAN cũng cần chú ý về bối cảnh cạnh tranh nước lớn và sự gia tăng các cơ chế khác ở khu vực.
Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Mỹ giúp Việt Nam một tay ở Biển Đông
Nhà ngoại giao cũng cho rằng, nếu Việt Nam có thể tận dụng được khung chiến lược này, cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức. Về địa chiến lược, nhìn chung các đối tác và khu vực đều coi trọng Việt Nam. Đây là mặt thuận lợi cho tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng và đa phương hóa, hội nhập quốc tế, phục vụ lợi ích quốc gia của Hà Nội.
Các nước và khu vực cũng sẽ tiếp tục nhấn mạnh hơn yêu cầu về củng cố trật tự dựa trên luật lệ, bao gồm cả trật tự dựa trên luật lệ trên biển và ở Biển Đông, về chủ nghĩa đa phương, hay về quyền lựa chọn của các nước và bác bỏ các hành vi áp đặt, cường quyền.
Về kinh tế, theo ông Phạm Quang Vinh, chắc chắn sẽ có những cơ hội mới cho việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đặc biệt là tranh thủ các hợp tác và chuỗi sản xuất, cung ứng chất lượng cao và bền vững về kinh tế số, công nghệ cao, kinh tế xanh.
“Đó là điều có lợi cho khu vực cũng như với Việt Nam”, nguyên Đại sứ bày tỏ và cho rằng, hoàn toàn có thể nghiên cứu tranh thủ các đề xuất tăng cường năng lực hàng hải, chấp pháp trên biển, an ninh nguồn nước hay hợp tác Bộ tứ + (Quad+).
Ngày 17/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng bình luận về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ cho biết, Việt Nam mong muốn các sáng kiến hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала