Việt Nam hoàn toàn có thể lọt top 5 ASEAN và top 60 thế giới về AI

© Depositphotos.com / Andrew OstrovskyTrí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Đăng ký
Đây là năm đầu tiên, điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 51,82, vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 62 toàn cầu và xếp thứ 6 ASEAN về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) 2021, đồng thời, tăng 14 bậc trên bảng xếp hạng thế giới. Mục tiêu vào top 5 Đông Nam Á và top 60 thế giới là hoàn toàn khả thi.
Đồng thời, thứ hạng tăng vượt bậc cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong chiến lược phát triển AI quốc gia.

Việt Nam đang ở đâu về chỉ số sẵn sàng AI?

Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy, Việt Nam năm nay có sự thăng hạng đáng kể.
Việt Nam xếp hạng 62 toàn cầu và đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI.
Như vậy, Việt Nam đã tăng 14 bậc so với xếp hạng thế giới năm 2020 và tăng 1 bậc trong ASEAN.
Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên, điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 51,82, vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới là 47,42.
 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
5G, 6G, Edtech, xu hướng khoa học và công nghệ nào sẽ bùng nổ ở Việt Nam năm 2022?
Cần nhấn mạnh rằng, sự tiến bộ của Việt Nam thông qua việc thăng hạng thể hiện sự đầu tư của Chính phủ vào công nghệ mới AI là hoàn toàn “đúng hướng” và hợp lý.
Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) được Oxford Insights (Vương quốc Anh) kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada (IDRC) thực hiện dài 76 trang.
Đây là lần thứ 4 báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau ba lần vào năm 2017, 2019, 2020 và cũng là năm Việt Nam có thứ hạng cao nhất.
Oxford Insights và IDRC đánh giá sự sẵn sàng AI của các chính phủ từ 160 quốc gia trong việc khai thác những ứng dụng của AI để vận hành và cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, chỉ số được sử dụng như một công cụ để so sánh tình trạng hiện tại về mức độ sẵn sàng cho AI của chính phủ ở các quốc gia so sánh với các nước trong khu vực trên toàn cầu để học tập kinh nghiệm hữu ích phát triển.
Ngoài ra, phương pháp đánh giá năm 2021 sử dụng 42 chỉ số (cao hơn 9 so với chỉ số của năm 2020) trên ba trụ cột (chính phủ, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ) với 10 khía cạnh thuộc nhóm nhân lực, dữ liệu và cơ sở hạ tầng, năng lực đổi mới, tầm nhìn, khả năng thích ứng, quản trị và đạo đức, năng lực kỹ thuật số, quy mô, tính sẵn có của dữ liệu.
Oxford Insights và IDRC nhấn mạnh rằng, việc mở rộng chỉ số mang lại bức tranh lớn và sâu hơn về sự sẵn sàng cho AI của các nước.
6G - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Từng khiến thế giới bất ngờ khi làm chủ 5G, Việt Nam sẽ đi đầu về 6G
Năm nay, báo cáo chia thế giới thành 9 khu vực gồm Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Caribe, Tây Âu, Đông Âu, Châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi, Nam và Trung Á, Đông Á và Thái Bình Dương.
Để công bố được xếp hạng, đơn vị thực hiện báo cáo cũng đã phải tổng hợp các ý kiến chuyên gia cho từng khu vực trên thế giới, mỗi khu vực chọn ra một quốc gia tiêu điểm, được xác định trở thành nhà lãnh đạo khu vực hoặc quốc gia có những sáng kiến điển hình, nổi bật về sự sẵn sàng AI.

Việt Nam đang đi đúng hướng về phát triển AI

Ông Lý Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin về báo cáo đánh giá sự sẵn sàng AI và thứ hạng của Việt Nam cho biết, việc đánh giá và xây dựng bộ chỉ số dựa trên nhiều yếu tố như đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, ứng dụng, doanh nghiệp, đặc biệt là sự xuất hiện của chiến lược quốc gia về AI của Hà Nội.
Theo ông Tùng, báo cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược AI quốc gia, trong đó chỉ rõ Indonesia và Việt Nam đều đã phát hành các chiến lược quốc gia về AI trong thời gian kể từ khi chỉ số năm 2020.
Startup - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Việt Nam sẽ trở thành trung tâm khởi nghiệp mới của châu Á
Theo đó, cả hai nước đều đạt điểm tối đa trong khía cạnh tầm nhìn năm 2021. Chiến lược AI của Indonesia tập trung vào các dịch vụ y tế, cải cách quan liêu, giáo dục và nghiên cứu, an ninh lương thực, di chuyển và thành phố thông minh.
Trong khi Việt Nam đặt ra tham vọng trở thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. 30% các quốc gia trong bảng xếp hạng có chiến lược quốc gia về AI và 9% xác nhận đang hướng tới chiến lược quốc gia.
Như Sputnik thông tin, năm 2021, Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030.
Ngay sau khi Chiến lược được ban hành, nhiều hoạt động hiện thực hóa Chiến lược đã được triển khai.
Đặc biệt, hoạt động quảng bá Chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện hiệu quả trong năm 2021 với sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (Aus4Innovation) hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Australia mang lại nhiều kết quả tích cực.
“Việc tăng thứ hạng thể hiện sự đầu tư của Chính phủ các nước, trong đó Việt Nam vào công nghệ mới như AI là đúng hướng”, theo ông Chu Văn Thắng, chuyên gia tư vấn Chương trình Aus4Innovation.
Theo ông Thắng, bảng xếp hạng là cơ sở giúp các chính phủ trong cung cấp dịch vụ cho người dân, từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đến giao thông, AI có thể cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công.
Nhân viên văn phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2022
“Việt Nam có thể thành cường quốc Internet”
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động trên toàn cầu, việc thúc đẩy quá trình số hóa các dịch vụ và dữ liệu sẵn có trong khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe rất quan trọng cho mục đích sử dụng công khai.
Đồng thời, các chỉ số sẵn sàng để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để các chính phủ có thể xác định mục tiêu và cách thức tận dụng sự chuyển đổi số do AI hỗ trợ.

Cuộc cạnh tranh gay gắt về AI trên thế giới

Báo cáo Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index) do Oxford Insights và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada (IDRC) thực hiện cho thấy, có sự cạnh tranh rất lớn trong cuộc đua phát triển chiến lược AI ở chính phủ các nước.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn đứng số 1 về AI với 88,16 điểm nhờ quy mô, tốc độ phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và vốn là cứ điểm của nhiều kỳ lân công nghệ thế giới, nơi hội tụ của những ông lớn hàng đầu trong nghiên cứu và thương mại hóa AI trong thời đại ngày nay, thì Singapore, một đảo quốc ở Đông Nam Á lại nổi lên đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ.
Thực tế, Singapore được chấm điểm cao hơn với 88.46 với chỉ số quản trị nhân lực và năng lực đổi mới được đánh giá cao.
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Khoa học, công nghệ 2021: Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
Anh (đứng thứ ba với 81.25 điểm), Phần Lan (hạng 4, với 79.23 điểm) và hạng 5 Hà Lan (78.51 điểm) cũng cho thấy thế mạnh của khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu trong cuộc đua dẫn đầu về AI trên thế giới.
Ông Richard Stirling, CEO và đồng sáng lập của Oxford Insights cho biết, các chính phủ có thể thu được lợi ích từ những ứng dụng rộng lớn của những phát triển gần đây trong AI.
“Việc chính phủ áp dụng cách tiếp cận chiến lược để khai thác tiềm năng của AI trong nội bộ và thúc đẩy lĩnh vực AI quốc gia phát triển cho thấy những lợi ích lớn lao. Kết quả Chỉ số sẵn sàng AI năm 2021 chỉ ra mức độ nhận thức ngày càng tăng của các chính phủ về vai trò quan trọng của AI”, Richard Stirling nhấn mạnh.
Khu vực kém phát triển nhất về AI gồm châu Phi khu vực Sahara, châu Mỹ Latinh và Caribe, Nam và Trung Á.
Theo Oxford Insights, thực tế này phản ánh sự bất bình đẳng về mức độ sẵn sàng AI của các nước đã được xác định trong các lần đánh giá trước.
Angola (đứng thứ 158, điểm 22.87), Cộng hòa Trung Phi (thứ 159, điểm 20.73) và Yemen (thứ 160, điểm 15.01) là những quốc gia “tệ nhất” về chỉ số sẵn sàng AI.
Ở châu Á, AI cũng cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia và khoảng cách ngày càng được rút ngắn với thế giới.
Nếu Singapore yên vị á quân thì Hàn Quốc cũng vào top 10 (điểm 76,55) nước dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng AI. Nhật Bản xếp thứ 12 (76,18) Trung Quốc (thứ 15, điểm 74,42) và Đài Loan (thứ 18, điểm 71,98).
Công nghệ Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Năm 2021 Việt Nam gây bất ngờ với thế giới bằng chính trí tuệ của người Việt
Cũng theo Oxford, trừ Đài Loan, các quốc gia này đều đạt điểm cao hơn đáng kể so với ngưỡng trung bình toàn cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao, cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, cho thấy thành công trong nghiên cứu AI và sức mạnh tính toán tiên tiến của lĩnh vực này.
Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh “hình mẫu” của Singapore, dẫn đầu Đông Á, Đông Nam Á và là nước có điểm số cao nhất trên toàn cầu trong trụ cột Chính phủ với 94,88 điểm.
Theo Oxford Insights, điều này nêu bật tầm nhìn của Singapore (với Chiến lược AI quốc gia), cam kết giải quyết vấn đề đạo đức trong AI, điểm mạnh trong khía cạnh năng lực kỹ thuật số và hỗ trợ cho các công nghệ mới vên cạnh thúc đẩy đầu tư vào công nghệ mới nổi, sử dụng ICT giải quyết công việc của Chính phủ.
Singapore cũng khiến nhiều nước ghen tị với số điểm cao trong trụ cột dữ liệu và cơ sở hạ tầng (với số điểm 85,80 trên 100), một phần phản ánh cơ sở hạ tầng 5G mạnh mẽ của Singapore và mức độ áp dụng cao của xã hội đối với các công nghệ di động nội địa.
Năm nay, các bên cũng ghi nhận xu hướng gia tăng đầu tư chú ý cho AI của Trung Quốc bên cạnh hai nước lớn khác là Hàn và Nhật. Báo cáo cho thấy, giới nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra nhiều bài báo liên quan đến AI hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chiếm 27,68% thị phần toàn cầu về các bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực AI và trở thành người dẫn đầu toàn cầu trong chỉ số nghiên cứu về giấy tờ AI, qua đó nâng cao điểm số trong ở cột nhân lực.

Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu chiến lược quốc gia

Như đã thông tin, đầu năm 2021, Việt Nam đã công bố Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 hướng tới mục tiêu đưa đất nước trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp, ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và thế giới.
Chiến lược hướng tới mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Nga sẽ giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo
Theo Chiến lược, một mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI; xây dựng được 5 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; phát triển được 1 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
Cũng đến năm 2025, Việt Nam sẽ hình thành được 2 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực AI ở Việt Nam, nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về AI.
Ngoài ra, đến năm 2025, AI được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Chiến lược mà Chính phủ công bố còn đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho giai đoạn đến năm 2030 như Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, còn các mục tiêu trên được áp mức cao hơn cho giai đoạn đến năm 2030 như Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, Xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển được 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Việt Nam hợp tác về AI với Australia, muốn lọt top 50 thế giới
Với việc đã tăng 14 bậc so với bảng xếp hạng năm 2020 để đứng thứ 62 thế giới và 6/10 nước ASEAN, năm nay mới là 2022, có cơ sở để tin rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu vào top 4 nước dẫn đầu Đông Nam Á về AI.
Chính phủ đã có chiến lược dài hạn, định hướng phát triển AI rõ ràng như xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến AI, xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, phát triển hệ sinh thái AI. thúc đẩy ứng dụng AI. thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, việc đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu Đông Nam Á, hướng đến vào top của khu vực châu Á và vươn tầm thế giới là hoàn toàn khả thi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала