Lời tiên tri và trăn trở của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nạn phân biệt chủng tộc

© Sputnik / Eshurin / Chuyển đến kho ảnhNgười đứng đầu BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh với thiếu nhi, năm 1955
Người đứng đầu BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh với thiếu nhi, năm 1955 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2022
Đăng ký
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cuộc sống của người da đen và cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của họ. Bác là một trong những lãnh đạo châu Á đầu tiên vạch rõ những vấn đề xã hội mà người da đen phải đối mặt.
Các bài viết của Bác về vấn đề chống phân biệt chủng tộc, sau gần 1 thế kỷ, vẫn mang tính thời sự rất cao trong thời đại hiện nay.

“Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc?”

Ngày 19/2, Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học York (Canada) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về các tác phẩm chống phân biệt chủng tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội thảo có sự góp mặt của Giáo sư Nguyễn Đài Trang, ông Luis Silva - chuyên gia Canada về quan hệ chính phủ, và ông Joe Pateman - chuyên gia nghiên cứu chính trị của Đại học Nottingham (Vương quốc Anh).
Một người đàn ông cầm điện thoại với thông điệp về tội ác căm thù đối với người Mỹ gốc Á trong một cuộc đấu trí ở Fountain Valley, California - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Tại sao người gốc Á gặp nguy khi sống ở Mỹ? Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang tăng ở «thế giới tự do» với sắc thái mới
Theo ông Pateman, sau khi đọc xong cuốn "Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và các tác phẩm chọn lọc về phân biệt chủng tộc" của Giáo sư Nguyễn Đài Trang, ông nhận thấy các bài viết của Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở cộng đồng châu Á và cộng đồng da đen hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đang diễn ra.
Ông Pateman lưu ý, nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng dưới chủ nghĩa đế quốc, "cuộc sống của người da đen chẳng đáng gì hết" (trích “Phương tiện vận tải hai chân”) là lời tiên tri, dự đoán về sự trỗi dậy của phong trào "Black Lives Matter".
Tại hội thảo, các diễn giả đã ôn lại những cột mốc chính trong hành trình 30 năm hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian đó, Bác Hồ đã gặp qua vô số những con người cùng khổ.
Những cuộc hội ngộ đó giúp Bác nhận ra rằng, mỗi nước có thể khác nhau về phong cảnh, tập quán và con người, nhưng về xã hội thì bất kể màu da nào, nơi đâu cũng có người nghèo, người giàu, có bất công và áp bức.
Năm 1912, khi đặt chân tới thành phố New York, trước tượng Thần Tự do, Bác đã để lại những dòng cảm tưởng vô cùng sâu sắc:
"Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận người phụ nữ cũng vậy. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".
Những câu hỏi đó cho đến nay vẫn luôn mang tính thời sự bức thiết, đặc biệt sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd, làm bùng lên các cuộc biểu tình của phong trào "Black Lives Matter" trên khắp thế giới.
Ông Joe Pateman cho rằng, Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến cuộc sống của người da đen và cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của họ. Bác Hồ là một trong những lãnh đạo cộng sản châu Á đầu tiên vạch rõ những vấn đề mà cộng đồng người da đen phải đối mặt.
"Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và các tác phẩm chọn lọc về phân biệt chủng tộc" là cuốn sách tập hợp 20 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 13 bài trong tác phẩm “Chủng tộc da đen” trong giai đoạn 1922-1924 và 7 bài viết trong giai đoạn 1963-1966.
Cuốn sách là ấn phẩm tiếng Anh đầu tiên đề cập khía cạnh này trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang đến một cái nhìn mới về vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
Ông Luis Silva, người hiệu đính cuốn sách trên, cho biết các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sáng cho ông, giúp ông hiểu hơn về những nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử có hệ thống.
Cựu sinh viên đại học Harvard - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2020
Người Mỹ gốc Á tố các trường đại học Mỹ hàng đầu phân biệt chủng tộc
Các học giả phương Tây đều cho rằng, các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bộc lộ mối quan tâm lớn của Bác với công cuộc giải phóng người da đen.
Tác giả cuốn sách, Giáo sư Nguyễn Đài Trang đã chính xác khi lập luận rằng các bài viết của Bác về chống phân biệt chủng tộc, sau gần 1 thế kỷ, vẫn mang tính thời sự rất cao trong thời đại hiện nay.
Theo nhiều độc giả, cuốn sách đã cho thấy tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò quan trọng của Bác trong phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi, cũng như tình hữu nghị mà các hội đoàn người Mỹ gốc Phi, các tổ chức chống chiến tranh của Mỹ và Canada dành cho Người.

Đôi nét về tác giả - GS Nguyễn Đài Trang

GS Nguyễn Đài Trang sinh năm 1970 ở Huế, định cư tại Canada từ năm 1990. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Montréal, chị học thạc sĩ và tiến sĩ tại Vancouver, từng là giảng viên ngành Chính trị học tại Đại học Toronto, Canada.
Hiện GS Nguyễn Đài Trang là Chủ tịch Hội Canada - ASEAN, Đại học York (Toronto, Canada). Chị là một trong những người Việt Nam ở nước ngoài đầu tiên viết và xuất bản sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cho đến nay, GS Nguyễn Đài Trang đã ra mắt 5 cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều ngôn ngữ. Qua những tác phẩm của mình, chị đã đưa hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi hơn với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
Về lý do chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh cho việc nghiên cứu và viết sách, GS Nguyễn Đài Trang cho biết từ lâu đã luôn tâm niệm và mong muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Do vậy, chị đọc rất nhiều sách về chiến tranh Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Kể từ khi định cư tại Canada, tôi nhận ra rằng, báo chí phương Tây và đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều quan điểm khác nhau về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhiều năm qua, tôi đã đi tìm câu trả lời qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy lịch sử và nhân văn. Từ đó, tôi hiểu rõ hơn về Việt Nam và con người Chủ tịch Hồ Chí Minh”, GS Nguyễn Đài Trang nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Vì sao Thủ tướng lại nói: "Đẩy thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân"?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала