Điện hạt nhân chưa kết thúc số phận của mình ở Việt Nam

© Depositphotos.com / Wlad74Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Đăng ký
Nếu có kế hoạch phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ ưu tiên hợp tác với Nga. Điều này không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ Việt Nam cân nhắc việc phát triển điện hạt nhân vốn đã bị tạm ngừng.
Bộ Công Thương cho biết đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lưới quốc gia giai đoạn 2030-2045 (Tổng sơ đồ VIII – Quy hoạch Điện 8).
Trong đó cho thấy, Việt Nam dự định sẽ xem xét vấn đề điện hạt nhân sau năm 2035. Số phận của năng lượng hạt nhân ở Việt Nam sẽ được định đoạt thời gian tới.

Doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi Việt Nam khôi phục phát triển điện hạt nhân

Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022, với sự tham dự của cả Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo nhiều Bộ, ngành như Sputnik đã thông tin, có một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần xem xét lại vấn đề điện hạt nhân.
Theo các doanh nghiệp, chuyên gia, để đảm bảo nguồn điện năng phát triển kinh tế trong dài hạn, Việt Nam nên xem xét việc phát triển điện hạt nhân và nguồn năng lượng tái tạo.
Năng lượng mặt trời, gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Dự án điện mặt trời của SK Group và Nami Solar, Việt Nam vẫn cần điện than, điện hạt nhân
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để phổ cập nguồn năng lượng tái tạo, không chỉ cần mở rộng mạng lưới truyền tải điện mà còn cần có nguồn điện cơ sở để đảm bảo ổn định và không gián đoạn sản xuất điện.
Đối với vấn đề này, điển hình như, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam xem xét khôi phục các chương trình điện hạt nhân của mình vốn đã bị tạm dừng trước đó.
Có thể nói, đề xuất khôi phục các chương trình nhà máy điện hạt nhân là một trong những nội dung đáng chú ý nêu trong báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022 hôm qua 21/2.
Giới kinh doanh Hàn Quốc cho rằng, với nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân và xuất khẩu ra nước ngoài, họ có thể hợp tác với Chính phủ Việt Nam để hướng đến nguồn cung điện ổn định trong tương lai là điện hạt nhân.
Theo đó, ông Kim Han-yong, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam bày tỏ mong muốn các dự án xây dựng điện hạt nhân phát triển trong thời gian tới ở Việt Nam.
“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam cân nhắc phát triển điện hạt nhân của Việt Nam, trước đây đã bị tạm dừng trong kế hoạch trung và dài hạn”, ông Kim Han-yong nhấn mạnh.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng, trong tầm nhìn trung và dài hạn, “cần có một đánh giá sâu” về sự cần thiết phải tái triển khai các dự án sản xuất điện hạt nhân của Việt Nam.
“Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân và xuất khẩu ra nước ngoài nên hoàn toàn có thể hợp tác với Chính phủ Việt Nam để hướng đến nguồn cung điện ổn định”, Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc lưu ý.

KOGAS quan tâm đến phát triển LNG ở Việt Nam

Báo cáo tại diễn đàn VBF, đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến các mảng năng lượng khác của Việt Nam cùng với điện hạt nhân.
Nhiều công ty của Hàn Quốc trong đó có KOGAS được cho là đang quan tâm đến dự án sản xuất điện LNG, nhất là đang có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc (Korea Gas Corporation, South Power, Hanwha Energy) tham gia trong dự án Hải Lăng giai đoạn I ở tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu khai thác thương mại trong giai đoạn 2026 -2027 tới đây.
khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Ở Việt Nam đề xuất từ bỏ điện hạt nhân thay bằng nguồn điện khí LNG
Tuy vậy, vấn đề phát sinh chính là tiến độ dự án vốn được phê duyệt trong quy hoạch điện VII nay lại được chuyển đổi sang dự thảo quy hoạch điện VIII, trong đó nêu rõ sẽ tiến hành sau 2040, do đó các nhà đầu tư cũng như chính quyền tỉnh đang đối mặt với nhiều khúc mắc, vấn đề nghiêm trọng.
“Chúng tôi rất mong chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện để dự án có thể được thực hiện như kế hoạch ban đầu”, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc lưu ý.
Không chỉ có Hàn Quốc, tại VBF, hàng loạt Hiệp hội doanh nghiệp các nước như Úc, Singapore, Thụy Sĩ, Thái Lan, Ấn Độ, Hong Kong, Đài Loan, Canada, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội đều lên tiếng đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả năng lượng, thúc đẩy công nghệ lưu trữ năng lượng bằng pin và năng lượng hydro.
Các bên lưu ý rằng, theo đúng cam kết tại COP26 và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, các nhà đầu tư lưu ý, Chính phủ cần xem xét các xu hướng và cơ hội về năng lượng tái tạo trong phiên bản sắp tới để hoàn thiện Quy hoạch điện 8 cũng như trong một số quy hoạch khác và cơ chế thực hiện để triển khai quy hoạch điện.

Khi nào Việt Nam sẽ xem xét điện hạt nhân?

Về phần mình, ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác Điện và Năng lượng đề nghị Chính phủ cần có biện pháp cải thiện sự bền vững, mức độ tin cậy, và mức giá hợp lý của hệ thống điện Việt Nam.
© Ảnh : AmCham HanoiÔng John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác Điện và Năng lượng
Ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác Điện và Năng lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác Điện và Năng lượng
“Để làm được điều này, Việt Nam nên ưu tiên năng lượng tái tạo trong quy hoạch điện lực quốc gia. Đồng thời, tăng cường sử dụng khí tự nhiên làm nguồn phụ tải nền tốt nhất hiện nay cho năng lượng tái tạo”, ông Rockhold nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, Việt Nam cũng cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho phép thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả. Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho phép thu hút đầu tư ngoài lưới với quy mô nhỏ hơn cho sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Ngoài ra, ông John Rockhold cũng đề nghị Chính phủ có chính sách cụ thể về tấm pin mặt trời thải theo hướng tái chế vật liệu và giảm phát thải ra môi trường.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Trưởng nhóm Công tác Điện và Năng lượng cho rằng, chính những hành động đề xuất liên quan đến môi trường pháp lý này sẽ hỗ trợ cả khu vực tư nhân Việt Nam và nước ngoài huy động năng lực chuyên môn, công nghệ và tài chính để hỗ trợ Đảng và Nhà nước xây dựng hệ thống năng lượng có mức giá hợp lý, đáng tin cậy, bền vững và an toàn hơn.
Trong khi đó, ông Michael R. DiGregorio, Trưởng Nhóm công tác Môi trường cho nêu ý kiến, theo dự thảo Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon được trình lên Nghị viện EU, các nhà nhập khẩu sẽ phải mua hạn ngạch phát thải đối với lượng carbon có trong 30 ngành hàng, với mức giá bằng giá trung bình hàng tuần của các hạn ngạch phát thải tương tự áp dụng tại EU.
Do đó, sự phát triển của hệ thống mua bán phát thải (ETS) và thị trường carbon của Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.
Ông DiGregorio nhấn mạnh, trong năm 2022, nhóm công tác Điện và Năng lượng sẽ xây dựng kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam (phiên bản 3.0), trong đó tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân thực hiện Quy hoạch điện VIII, đặc biệt liên quan đến huy động vốn từ khu vực tư nhân, lập kế hoạch, đầu tư, phát triển và vận hành trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực và đưa ra khuyến nghị về tiêu chuẩn kỹ thuật cho quy hoạch phát triển điện bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang bên lề phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đại biểu Quốc hội lên tiếng: "Dừng điện hạt nhân là đúng đắn"
Về những kiến nghị liên quan tới nguồn điện năng, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho biết, liên quan đến điện hạt nhân, hiện nay, Bộ Công thương đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện lưới Quốc gia giai đoạn 2030 – 2045 (Tổng sơ đồ VIII), trong đó có đề cập sẽ xem xét vấn đề điện hạt nhân sau 2035.
Như vậy, điện hạt nhân sẽ chưa kết thúc số phận của mình ở Việt Nam. Chính phủ và Nhà nước vẫn đang cân nhắc các mặt thiệt – hơn để có chương trình khôi phục và phát triển điện hạt nhân hợp lý.

Việt Nam chưa thể bỏ điện than

Lý giải thêm về điện than, ông Bùi Quốc Hưng cho biết, do tốc độ tăng trưởng phụ tải điện của Việt Nam cao, khoảng 8-10% trong giai đoạn 2020 – 2030, theo tính toán, đến năm 2030, tổng sản lượng điện tại các nhà máy điện phải gấp đôi năm 2020, dự kiến khoảng 12,000 MW.
“Nếu không phát triển nhiệt điện than thì khó đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện”, vị lãnh đạo lưu ý.
Do đó, theo Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Quy hoạch Điện 7 vẫn đặt vấn đề tiếp tục sử dụng các nhà máy điện than, tuy nhiên, để đảm bảo việc giảm phát thải cũng như biến đổi khí hậu, Tổng sơ đồ VIII (Quy hoạch Điện 8) sẽ không bổ sung tiếp các nhà máy điện than, mà chỉ duy trì các nhà máy trong Sơ đồ VII đã được quy hoạch.
“Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng tái tạo cũng như xây dựng các nhà máy chạy bằng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên ngoài khơi”, theo đại diện Bộ Công Thương.
Đối với điện mặt trời, Bộ Công Thương nêu rõ, theo quy hoạch Tổng sơ đồ VII, đến năm 2020, dự kiến có 850 MW điện mặt trời.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Việt Nam có “siêu nhà máy” nhiệt điện than 2,8 tỷ USD dùng công nghệ siêu tới hạn
Tuy nhiên, sau khi Quyết định số 11 và Quyết định số 13 của Chính phủ về cơ chế ưu đãi phát triển điện mặt trời được ban hành, thì dự kiến hết năm 2020 sẽ có khoảng hơn 10,000 MW điện mặt trời, tức gấp hơn 10 lần quy hoạch Tổng sơ đồ VII (hiệu chỉnh 428) đã được phê duyệt.
Bộ Công Thương cho biết, tất cả quy hoạch của điện mặt trời đến nay đã được phê duyệt cũng như báo cáo Thủ tướng đưa vào phê duyệt là khoảng 19,230 MW.
Trong khi đó, đối với điện gió, hiện đã thẩm định và báo cáo trình Thủ tướng phê duyệt khoảng 18,300 MW. Như vậy, tổng quy hoạch điện gió, điện mặt trời đã được phê duyệt và đang trình Thủ tướng phê duyệt là khoảng 40,000 MW. Ông Hưng nhấn mạnh đây là một tỷ lệ rất lớn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì đặc điểm của năng lượng tái tạo là giá thành cao và không có tính liên tục, đến 2030, theo tính toán chỉ có thể bổ sung được 4,500 MW điện mặt trời, 7,710 MW điện gió và có thể xem xét bổ sung điện gió ngoài khơi.
Liên quan đến việc sử dụng điện ngoài khơi, điện khí hóa lỏng, Bộ Công thương đã trình Thủ tướng bổ sung trong quy hoạch điện. Đến năm 2030, dự kiến Việt Nam sẽ có khoảng 16,400 MW điện sử dụng khí hóa lỏng LNG.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала