Tham vọng của TP.HCM thành trung tâm tài chính thế giới: Top 50 và top 20

© Depositphotos.com / Elena Aleksandrovna ErmakovaThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Đăng ký
TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính khu vực, vào top 50 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới theo GFCI năm 2030 và top 20 toàn cầu đến năm 2045.
TP.HCM có nhiều thuận lợi, nền tảng để trở thành một trung tâm tài chính của khu vực, như cách Singapore đã làm. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, thành phố cần có đột phá cơ chế chính sách.

TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực

Sáng 25/2, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội thảo Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.
Tại đây, nhiều chuyên gia đã thảo luận, phân tích và đưa ra các giải pháp để thành phố có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế vào giai đoạn 2026-2030.
Cũng nhân dịp này, thành phố công bố dự thảo báo cáo tóm tắt đề án này dựa trên 2 bản dự thảo của Đại học Fulbright và Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG).
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Làm sao để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?
Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) Lê Ngọc Thùy Trang cho biết, từ tháng 3/2020, TP.HCM đã được xem là một trung tâm tài chính thứ cấp trên bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (Global Financial Centres Index - GFCI).
Đến tháng 9/2021, thành phố xếp số 1 trong số 10 trung tâm tiềm năng được xem xét để đưa vào danh sách chính thức của GFCI.
Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu thực hiện xếp hạng theo 5 yếu tố là vốn con người, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành và danh tiếng.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cho biết GFCI đánh giá TP.HCM là một trung tâm tài chính toàn cầu, nhưng không cho nói là trung tâm tài chính quốc gia hay quốc tế, mà là trung tâm tài chính toàn cầu thứ cấp. Điều này chủ yếu nằm ở năng lực cạnh tranh.
Căn cứ 5 tiêu chí trên, TP.HCM có điều kiện đầy đủ hơn so với địa phương khác để phát triển trung tâm tài chính quốc tế, nhất là về mức độ tập trung của thị trường, định chế tài chính và tiềm năng phát triển.
Đề án đã so sánh TP.HCM với 14 trung tâm khác trong khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á, từ đó rút ra đánh giá về năng lực cạnh tranh của thành phố.
Về mặt địa kinh tế, thị trường tài chính trong khối ASEAN, có thể chia thành 3 nhóm chính là yếu, trung bình và mạnh. Quốc gia duy nhất được xem là mạnh trong lĩnh vực này là Singapore.
Theo ông Thành, năng lực cạnh tranh của TP.HCM ngang với các thành phố lớn trong khu vực như Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia) và không thua kém bao nhiêu so với Bangkok (Thái Lan) hay Kuala Lumpur (Malaysia).
Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Thủ tướng đồng ý cho Đà Nẵng lập đề án trung tâm tài chính
TS. Thành lưu ý, TP.HCM bằng Manila, Jakarta nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh thì có thể vượt và tiến tới ngang Bangkok, Kuala Lumpur trong giai đoạn 2026-2030. Song, khách quan thì không thể bắt kịp Singapore, Hong Kong.
Vì vậy, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành thị trường tài chính mạnh thứ hai trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore.
Dù vậy, theo các nhà chuyên môn, nhanh nhất là đến cuối nhiệm kỳ mới có thể thông suốt chính sách đột phá, từ đó triển khai đề án trong giai đoạn 2026-2030.

Trung tâm Tài chính TP.HCM đặt ở đâu?

Theo chuyên gia từ Trường ĐH Fullbright Việt Nam, một điểm yếu của thành phố mà GFCI băn khoăn là nơi đây tồn tại nhiều dịch vụ mới nổi, có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng không rõ sẽ phát triển ngắn hạn hay dài hạn.
Ví dụ, hiện trên địa bàn TP.HCM đang có hơn 200 doanh nghiệp Fintech. Vấn đề là liệu những doanh nghiệp này có trở thành tổ chức tài chính số, hay chỉ là những start-up (dự án khởi nghiệp) rồi sụp đổ.
Theo các chuyên gia, thành phố nên tập trung phát triển Fintech và ngân hàng số, là 2 xu hướng phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2020
TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045
Thêm một yếu điểm khác là Việt Nam chưa có không gian pháp lý dành cho các tập đoàn tài chính đa ngành, đa dịch vụ hoạt động.
“Nơi mà năng lực quản lý chưa đủ, khung pháp lý chưa đủ thì sẽ không cho phép tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính vì quá rủi ro. Nhưng nếu anh không dám nâng cao năng lực, không dám đột phá thì sẽ chỉ có các ngân hàng thương mại”, ông Nguyễn Xuân Thành phân tích.
Theo ông, một số tổ chức trong nước, đặc biệt là ngân hàng thương mại, đã phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Tuy vậy, chưa có nhiều tổ chức tài chính quốc tế xuất hiện do họ chỉ có giấy phép để kinh doanh ngân hàng truyền thống, khó xin thêm giấy phép hoạt động lĩnh vực khác.
Theo ông Thành, những ngân hàng quốc tế hiện chủ yếu chỉ phục vụ doanh nghiệp FDI, hoặc đã có sẵn tệp khách hàng lớn tại TP.HCM. Còn lại, do không thấy có hy vọng phát triển thành tập đoàn tài chính, nhiều ngân hàng quốc tế khác đã rút vốn, bán lại hoặc thu hẹp thị trường tại Việt Nam.
Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2019
TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính toàn cầu
“Thái Lan đã có chính sách để cấp phép cho ngân hàng số độc lập. Hay Singapore năm trước cũng cấp phép cho ngân hàng truyền thống có thêm bộ phận ngân hàng số hoặc công ty Fintech có mảng ngân hàng số”, TS. Nguyễn Xuân Thành dẫn chứng.
Vì vậy, chuyên gia kiến nghị TP.HCM cần xây dựng khung pháp lý cho tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính. Nếu làm được, cơ chế này được đánh giá là hấp dẫn và ưu đãi hơn cả miễn giảm tiền thuê đất hay giảm thuế.
Theo ông Thành, trung tâm tài chính không phải tòa nhà, cao ốc, hay một khu phức hợp cụ thể, mà là cả một hệ sinh thái. Quận 1 hiện là nơi có hệ sinh thái này phát triển tốt. TP.HCM có thể xem xét phát triển thêm trung tâm tài chính - thương mại tại Thủ Thiêm.
© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comThủ Thiêm
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Thủ Thiêm

TP.HCM cần đột phá về cơ chế chính sách

Về phần mình, bà Lê Ngọc Thùy Trang cho rằng, thành phố cần định hướng phát triển thành trung tâm tài chính quốc gia với nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2025 và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở thành trung tâm khu vực từ năm 2026-2045.
Mục tiêu đặt ra là lọt vào nhóm 50 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của GFCI năm 2030, vào nhóm 20 năm 2045.
Cho đến năm 2025, thành phố xây dựng 4 chương trình hành động bao gồm: Phát triển Fintech, ngân hàng số và thị trường giao dịch tài chính số; thúc đẩy hội nhập tài chính khu vực; phát triển Khu Tài chính - Thương mại Thủ Thiêm; phát triển thị trường hàng hóa tại trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2019
TP.HCM muốn thành Trung tâm tài chính dẫn đầu Việt Nam và khu vực
Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, hiện TP.HCM đang là Trung tâm tài chính quốc gia, có một vị trí tương đối trong thị trường tài chính của ASEAN.
Nếu xét về tiền tệ, TPHCM đóng góp giao dịch ngắn hạn khoảng 28% nhưng chiếm 95% thị trường vốn của Việt Nam.
Để trở thành Trung tâm tài chính quốc tế, ông Trần Du Lịch cho rằng TP.HCM cần quan tâm cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư, tập trung lĩnh vực công nghệ số. Ngoài ra, phải có chính sách chia sẻ rủi ro từ sản xuất sang thị trường, bao gồm đổi mới sản phẩm.
Phó Chủ tịch thành phố Phan Thị Thắng bày tỏ để hình thành và vận hành hiệu quả Trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức và cần rất nhiều nỗ lực.
© Ảnh : Xuân Anh –TTXVNPhó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội thảo
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội thảo
Bà Thắng dẫn chứng, chúng ta cần định hướng mô hình phù hợp, xây dựng cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ và nguồn nhân lực, xác định các chính sách chiến lược mang tính đột phá để có thể cạnh tranh, thu hút.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch thành phố cũng lưu ý việc phải kêu gọi các nhà đầu tư, các tập đoàn tài chính lớn đầu tư vào trung tâm tài chính, huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài cũng như hỗ trợ kết nối với các Trung tâm tài chính thế giới để phát triển hạ tầng.
“Sau khi lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện dự thảo đề án, TPHCM sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương trước khi chính thức trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện”, bà Thắng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала