Thị trường USD trong nước bắt đầu 'tăng nhiệt'

© Depositphotos.com / TzidoĐô la Mỹ, Việt Nam đồng.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thị trường "đồng bạc xanh” USD trong nước có dấu hiệu nóng lên do USD thế giới đang tăng giá mạnh, cùng độ nóng của chiến sự Nga-Ukraina và thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.

Thị trường trong nước sẽ ra sao?

Theo phân tích của các chuyên gia, việc USD trên thị trường thế giới tăng giá mạnh tạm thời chưa tác động nhiều đến tỷ giá trong nước. Song giá USD trên thị trường tự do đã có dấu hiệu nóng lên. Cuối tuần qua, giá USD bán ra trên thị trường tự do đã tăng 30 VND/USD.
Nếu khả năng Fed tăng lãi suất lên 9 lần này xảy ra trong năm nay, kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khó tránh khỏi ảnh hưởng. Trong đó, các rủi ro được tính đến nhiều nhất là tỷ giá tăng, vốn FDI tháo chạy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt đỏ, lãi suất tăng.
Giá xăng tiếp tục tăng cao kỷ lục trong đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Việt Nam: Giá xăng sẽ tiếp tục ‘cháy’ nếu không có biện pháp can thiệp
Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết:

“Việc FED tăng suất sẽ khiến đồng bạc xanh lên giá so với các đồng tiền khác. VND neo giá theo USD, không tăng giá so với USD để tránh bị Mỹ quy kết thao túng tiền tệ, nhưng lại tăng giá so với nhiều đồng tiền khác như nhân dân tệ (Trung Quốc), baht (Thái Lan), won (Hàn Quốc). Điều này khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ngoài Mỹ đắt lên tương đối. Bên cạnh đó, lãi suất USD tăng cũng gây áp lực tăng lãi suất lên Việt Nam”.

Trả lời câu hỏi về rủi ro FDI rút vốn vì biến động, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, khả năng này khó xảy ra.

“Bởi nếu Fed tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ giảm điểm, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tiếp tục giữ vốn ở các thị trường mới nổi nhiều tiềm năng, trong đó có Việt Nam. Thực tế, thời gian qua, nhiều quỹ đầu tư ngoại bán ròng, nhưng không rút vốn, mà vẫn tiếp tục “treo” tiền trong tài khoản để chờ cơ hội giải ngân khi thị trường hấp dẫn” - Ông Nghĩa giải thích.

Giá vàng trong nước tăng kỷ lục, chạm mốc 67,5 triệu đồng/lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Ngày 25/2: Giá vàng trong nước lập đỉnh lịch sử mới
Đối với thị trường vàng trong nước sáng nay ghi nhận "sức bật” tăng mạnh trở lại do giá vàng thế giới tăng.
Sáng 28/2, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức giá 64,9-65,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua - bán vẫn gần 1 triệu đồng/lượng.
Trong đó, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.140 đồng/USD, giảm 106 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại hầu như đứng yên. Vietcombank vẫn giữ nguyên giá mua vào 22.650 VND/USD và bán ra 22.960 VND/USD.
Bộ Tài chính Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Bộ Tài chính Mỹ xóa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ

Tác động đến chính sách tiền tệ Việt Nam

Giới chuyên gia đánh giá thị trường chứng khoán sẽ là thị trường bị tác động đầu tiên khi FED tăng lãi suất. Tuy lộ trình tăng lãi suất đã được thông báo từ trước nhưng việc FED tăng lãi suất luôn có ảnh hưởng tiêu cực.
“Fed tăng lãi suất sẽ giúp Mỹ kiểm soát tốt hơn lạm phát, từ đó sẽ tác động tích cực đến kinh tế Mỹ cũng như thị trường tài chính toán cầu. Với Việt Nam, mức độ tác động của quyết định Fed tăng lãi suất tới thị trường không quá lớn, mức độ lạm phát cũng đang trong tầm kiểm soát” - Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng chia sẻ quan điểm với báo chí.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia Công ty cổ phần Chứng khoán SSI nhận định, VND được coi là đồng tiền nổi bật trong khu vực với mức tăng giá 0,7% so với cuối năm 2021, trái với xu hướng mất giá của các đồng tiền mới nổi khác trong bối cảnh USD mạnh lên đáng kể. Vì vậy, việc FED tăng lãi suất có thể mang tính chất tâm lý tác động ngắn hạn.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nên chủ quan do Nhà nước đang đứng trước tình trạng "nội công, ngoại kích".
“Trong nước thì năm 2022 - 2023 bắt đầu triển khai các gói kích cầu, nới lỏng quy mô lớn. Trên thế giới thì đang diễn ra tình trạng lạm phát, lãi suất tăng phi mã. Nếu không cẩn thận, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy nước ta sẽ tăng vọt” - Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cảnh báo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала