Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

‘Ngôi nhà mới’ cho 15 chú hổ trong các vụ buôn lậu, nuôi giữ trái phép

© Depositphotos.com / Rloaiza87Сon hổ.
Сon hổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong tháng 3/2022, chính quyền tỉnh Nghệ An sẽ bàn giao 15 con hổ là tang vật trong hai vụ án cho các vườn thú ở Hà Nội và Quảng Bình.

Vườn thú Hà Nội là nơi tiếp nhận 8 chú hổ

Sáng 1/3 , UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho Vườn thú Hà Nội tiếp nhận 8 con hổ đang được gửi tạm ở khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm, tỉnh Nghệ An.
Thông tin trên được lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An thông báo cùng ngày. Đồng thời, tỉnh sẽ ban hành quyết định bàn giao, nêu rõ ngày giờ thực hiện. Các đơn vị như Công an, Việt kiểm sát, Tòa án và chính quyền địa phương được mời chứng kiến.
Đây thực sự là tin vui cho những chú hổ được giải cứu trong cơ sở nuôi nhốt trái phép tại hai hộ dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An vào ngày 8/4/2021.
Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam nỗ lực bảo vệ nguồn gen thuần chủng hổ Đông Dương
Tuy nhiên, đây chỉ là 8 cá thể hổ trong số 17 cá thể được giải cứu tại Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trước đó, số hổ này bị bắn thuốc mê, bỏ vào lồng sắt vận chuyển tới khu sinh thái ở huyện Diễn Châu để chăm sóc. Tuy nhiên, 9 cá thể đã chết.
Vườn thú Hà Nội đề xuất nhận nuôi số hổ trên vào ngày 20/10/2021. Tỉnh Nghệ An đã đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp cho ý kiến xem vườn thú Hà Nội có đủ điều kiện pháp lý hay không và được phản hồi "đơn vị này đủ điều kiện tiếp nhận". Chính quyền Nghệ An sau đó phải xin ý kiến UBND TP Hà Nội để hoàn tất thủ tục.
Hổ trong trang trại của ông trùm buôn bán hổ Nguyễn Mậu Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Đâu là mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ?

Quy trình bàn giao hổ từ Nghệ An về Hà Nội ra sao?

Quy trình bàn giao hổ sẽ được Vườn thú Hà Nội phối hợp các các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An thực hiện.
Hổ sẽ được gây mê trong quá trình vận chuyển hổ từ huyện Diễn Châu tới Hà Nội do hai đơn vị chức năng của Nghệ An và Vườn thú phối hợp. Chính quyền cũng sẽ chi trả kinh phí chăm nuôi hổ trong nửa năm qua cho khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm.
Được biết, chi phí bình quân mỗi con hổ tốn gần 2 triệu đồng mỗi ngày tiền thức ăn, công chăm sóc, chưa kể chi phí khác.
Сon hổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Công an tỉnh Nghệ An nói gì về việc 8 trong số 17 con hổ đã chết sau khi thu giữ?

Quảng Bình sẽ nhận nuôi 7 chú hổ còn lại

Liên quan đến 7 cá thể hổ nặng hơn 35kg trên ôtô 7 chỗ, chạy hướng Hà Tĩnh - Nghệ An, được phát hiện vào ngày 1/8/2022 vừa qua, ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, cho biết:
“Hiện Vườn Quốc gia Pù Mát đang nuôi tạm. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình, muốn tiếp nhận đàn hổ này và đã được tỉnh Quảng Bình đồng ý. Đàn hổ sẽ được bàn giao vào cuối tháng 3".
Cũng theo ông Trần Xuân Cường, Giám đốc vườn quốc gia Pù Mát, cho biết việc chăm sóc 7 con hổ sau cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn, trong đó cơ sở vật chất là "vấn đề nan giải".
Hiện dãy chuồng được dùng nhốt hổ mỗi gian rộng khoảng 15m2 bằng tường xây, cửa sắt. Mỗi chuồng nhốt một hoặc hai con hổ ở chung.
Một con hổ cái Amur bảy tháng tuổi tên là Kristal tại vườn thú gia đình «Điều kỳ diệu» ở làng Borisovka, vùng Primorsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Nỗi lo ‘chúa sơn lâm’ tuyệt chủng, Việt Nam còn bao nhiêu hổ hoang dã trong tự nhiên?
Do không đáp ứng được yêu cầu về chuồng nuôi, lãnh đạo vườn quốc gia Pù Mát đã đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An chuyển các con hổ tới các trung tâm cứu hộ khác ngoại tỉnh để phù hợp việc chăm sóc trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW), tán thành việc chuyển hổ tới các vườn thú đủ khả năng nuôi dưỡng.
“Không thể thả về tự nhiên vì hổ là loài có khả năng tấn công con người. Chúng được nuôi ở các vườn thú sẽ góp phần phục vụ mục đích du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức giáo dục về bảo vệ động vật hoang dã" - Ông Thái nói.
Kinh phí chăm sóc 7 con hổ trong thời gian qua là hơn 460 triệu đồng, bao gồm chi phí thức ăn, nhân lực, thú y do các nhà hảo tâm tài trợ, thông qua SVW.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала