COVID-19 lại mở ra cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Châu Âu

© Depositphotos.com / ScanrailTàu chở hàng đang chuyên chở các container
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vào đầu tháng 3/2022, Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (RATRACO) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức đoàn tàu chuyên container chạy thẳng từ Đà Nẵng đi châu Âu.

Hình thức logistics với chi phí hợp lý

Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Việt Nam sang các nước châu Âu đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện. Việc này sẽ giúp giảm chi phí logistics cho khách hàng.
Đoàn tàu từ Đà Nẵng sang châu Âu gồm 23 container 40 feet, chạy từ Đà Nẵng đến Đông Anh (Hà Nội) bằng đường sắt khổ 1.000mm. Sau đó chuyển toàn bộ container sang toa khổ 1.435mm.
Lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Các tàu vận chuyển LNG đi châu Á chuyển hướng gấp sang châu Âu vì giá cả tăng cao
Tàu sẽ tiếp tục chạy đến ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn), làm thủ tục thông quan sang đường sắt Trung Quốc, đến ga Trịnh Châu và kết nối vào đoàn tàu Á-Âu để đến điểm đích.
Đoàn tàu chuyên chở hàng nội thất của hãng IKEA xuất châu Âu. Hàng sẽ được trả tại nhiều thành phố như Liege (Bỉ), Hamburg (Đức), Melzo (Italy) v.v.

Thêm cơ hội hợp tác logistic đường sắt

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vận tải hành khách khó khăn, ngành đường sắt đang đẩy nhanh các dịch vụ logistics nhằm bù đắp nguồn thu, giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây được cho là hướng đi đúng đắn của RATRACO thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Việt Nam: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có giảm chi phí logistic?
Vào ngày 20/7/2021, ngành đường sắt đã tổ chức chạy đoàn tàu chuyên container đầu tiên sang Bỉ. Hiện RATRACO đang duy trì hàng tuần khoảng 3 đoàn tàu chuyên container xuất phát tại ga Yên Viên đi châu Âu.
Ông Nguyễn Hoàng Thanh, Phó Tổng giám đốc RATRACO trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với báo chí cho biết, trước tiên phải nhìn nhận cái được quan trọng ở đây là việc đường sắt Việt Nam đã phối hợp với các đối tác để tổ chức ra một chuỗi vận chuyển.
“Đường sắt có ưu thế chạy nhanh hơn đường biển. Ví dụ từ Việt Nam sang các nước châu Âu nếu chạy bằng đường sắt là 25 ngày còn chạy bằng đường biển mất 35 ngày. Do đó, tùy vào giá trị mặt hàng, đặc biệt là hàng mùa vụ thì các đối tác sẽ chọn hình thức vận chuyển” - Ông Thanh chỉ ra lợi thế của logistics đường sắt.
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trên tàu di chuyển từ ga Cầu Giấy đi depot Nhổn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Châu Âu giúp Việt Nam tránh bài học như với Trung Quốc
Cũng theo Phó Tổng giám đốc RATRACO, vận tải hàng hóa bằng đường biển gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, ngành đường sắt sẽ tận dụng cơ hội này để gia tăng thị phần vận tải hàng hóa.
Trước đó, Đường sắt Việt Nam đã thực hiện vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước như Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ba Lan, Anh, Đức… Các mặt hàng gồm hàng điện tử, hàng dệt may, giày da, hóa mỹ phẩm, hàng thực phẩm đông lạnh, trái cây.
Nếu chỉ tính thời gian vận chuyển, tàu xuất phát tại ga Yên Viên, sẽ đến ga Almaty (Kazakhstan) sau 12-14 ngày, đến ga Moscow (Nga) sau 23-25 ngày, đến ga Duisburg (Đức) sau 25-26 ngày.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала