IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn 100% vốn Việt Nam

© Depositphotos.com / SuksaoMáy bay
Máy bay - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
Sau quá trình thẩm định hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam đã làm rõ vấn đề “quốc tịch” IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn. Sở hữu hãng hàng không này chủ yếu đều là ‘người một nhà’ của tỷ phú Hạnh Nguyễn.
Hồ sơ chứng minh IPP Air Cargo của ông Hạnh Nguyễn 100% vốn Việt Nam. Cục Hàng không kiến nghị Thủ tướng cấp phép cho Công ty CP Liên Thái Bình Dương – IPP Air Cargo thành lập hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng hóa.

Kiến nghị trình Thủ tướng cấp phép cho IPP Air Cargo

Ngày 1/3, Cục Hàng không Việt Nam đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa của Công ty CP Liên Thái Bình Dương – IPP Air Cargo.
Cục Hàng không khẳng định, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn “đã đầy đủ” theo quy định.
© Ảnh : IPPGROUPÔng Johnathan Hạnh Nguyễn.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, các cơ quan chức năng đã thẩm định xong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho CTCP Liên Thái Bình Dương - IPP Air Cargo.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của IPP Air Cargo đầy đủ theo các quy định tại Nghị định 30, 89 và 92 của Chính phủ, theo ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Cụ thể, dựa vào những tài liệu mà phía ông Hạnh Nguyễn cung cấp, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của IPP Air Cargo là phù hợp với các quy định của Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92 và Nghị định 30.
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2021
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng tần suất bay nội địa
Cùng với đó, Cục đề nghị Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) xem xét kết quả thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chuyên chở hàng hóa cho IPP Air Cargo và trình Thủ tướng xem xét việc cấp giấy phép cho hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

IPP Air Cargo 100% vốn Việt Nam

Như Sputnik thông tin trước đó, hồi đầu tháng, Cục Hàng không yêu cầu doanh nghiệp của “ông trùm” hàng hiệu Việt Nam bổ sung thêm các tài liệu cần thiết, trong đó có hồ sơ của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương để chứng minh “quốc tịch” của IPP Air Cargo có 100% vốn Việt Nam.
IPP Air Cargo có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0316740360 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM cấp lần đầu vào ngày 10/2/2021.
Chất hàng lên máy bay vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2021
Vì sao ‘vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn quyết đi nước cờ mạo hiểm với IPP Air Cargo?
Người đại diện theo pháp luật và cũng là Tổng giám đốc của IPP Air Cargo là bà Lê Hồng Thủy Tiên, vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
Cùng đó, hồ sơ cũng chứng minh IPP Air Cargo có 100% vốn Việt Nam. Chính xác, IPP Air Cargo có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương góp 210 tỷ đồng (tương đương 70%), Công ty TNHH Thương mại Duy Anh góp 30 tỷ đồng (tương đương 30%), bà Lê Hồng Thủy Tiên góp 30 tỷ đồng (tương đương 10%), ông Nguyễn William Hiếu (con trai ông Hạnh Nguyễn – bà Thủy Tiên) góp 30 tỷ đồng (tương đương 70%).
Theo hồ sơ đã qua thẩm định, IPP Air Cargo có đủ đề án hoạt động, phương án tăng vốn bù đắp thiếu hụt trong 3 năm đầu hoạt động do ghi nhận lợi nhuận âm, hợp đồng nguyên tắc, thoả thuận về việc thuê tàu bay.

IPP Air Cargo sẽ hoạt động như thế nào?

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn, IPP Air Cargo dự kiến khai thác tàu bay B737BCF và B777F.
Trước đó, theo đề án thành lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa IPP Air Cargo, doanh nghiệp của ông Hạnh Nguyễn cho hay dự kiến khai thác vận chuyển bằng máy bay Boeing 737, Boeing 777, Airbus A330 với 5 chiếc trong năm đầu tiên khai thác và tăng dần thành 10 chiếc trong 5 năm tiếp theo sau khi đi vào hoạt động.
Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo
“Phòng chuyên môn về an toàn của Cục Hàng không Việt Nam đã xác nhận sẽ làm việc với Boeing thời gian tới để hoàn toàn đủ năng lực giám sát loại tàu bay này theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO”, đơn vị này nhấn mạnh.
Được biết, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có văn bản khẳng định có thể đáp ứng 5 vị trí đỗ qua đêm cho các tàu bay chở hàng của IPP trong năm đầu tiên.
Theo đó, IPP Air Cargo có thể đỗ qua đêm ở mỗi sân bay gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ 1 vị trí. Đồng thời, phía Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn cũng đã nhất trí cung cấp dịch vụ cho đội tàu bay của IPP Air Cargo.
Đối với năng lực điều hành bay, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết đã thông báo bảo đảm việc cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay cho các chuyến bay của IPP Air Cargo khai thác trong khu vực đường hàng không, khu vực kiểm soát của các cơ sở điều hành bay thuộc VATM quản lý.

Hàng không Việt Nam phục hồi tích cực

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá thị trường hàng không trong nước đã bắt đầu phục hồi.
Theo đó, Việt Nam khôi phục lại đường bay tới trên 20 quốc gia/vùng lãnh thổ như Mỹ, Nga, Australia, Đức, Anh, Pháp, UAE, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào, Philippines…
Cục Hàng không đánh giá thị trường quốc tế sẽ tiếp tục được khôi phục cũng như tăng tần suất bay các đường bay thương mại khai thác sau khi Việt Nam mở cửa từ 15/3 tới đây.
Máy bay Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Cột mốc lịch sử của hàng không Việt Nam
Về thị trường nội địa, Cục Hàng không cho biết, sau khi các biện pháp hạn chế về tần suất được gỡ bỏ, nhiều hãng hàng không Việt Nam đã khai thác trở lại gần 60 đường bay nội địa với 700 - 800 chuyến bay nội địa hàng ngày.
Dự báo năm 2022, sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt từ 42 - 47 triệu lượt hành khách, tăng 170 - 200% so với năm 2021 nhưng giảm trên 40% so với năm 2019.
Tính riêng thị trường nội địa, ước đạt từ 33 - 35 triệu lượt khách, giảm từ 6 - 10% so với năm 2019. Sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1,524 triệu tấn, tăng 16,4% so với năm 2021 và tăng 21,2% so với năm 2019.
Theo Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 2/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 29.500 lượt người, tăng 49,6% so với tháng 1/2022 và tăng 169,6% so với tháng 2/2021. Trong đó, sau khi nối lại các đường bay, khách đến bằng đường hàng không đạt 43.200 lượt người, chiếm 87,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 135,4%, trong khi lượng khách đường bộ và đường biển giảm.
“Kết quả lượng khách đến nước ta qua 2 tháng đầu năm tăng 71,7% so với cùng kỳ là do Việt Nam đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế và nhiều đường bay quốc tế đã được khôi phục trở lại”, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала