Lựa chọn đúng đắn của Việt Nam để vươn lên thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới

© Ảnh : TTXVN - Bùi Văn LanhCông nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH In bao bì YOTO Việt Nam (Bắc Ninh).
Công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH In bao bì YOTO Việt Nam (Bắc Ninh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Đăng ký
Theo chuyên gia, trong năm 2022, tình hình thu hút FDI của Việt Nam có nhiều điểm thành công và hạn chế. Sẽ còn nhiều thành công hơn nữa nếu các nhà quản lý có thể khắc phục được một số mặt tồn đọng.
Với việc ban hành Nghị quyết 11, Chính phủ đã chọn đúng thời điểm để triển khai các giải pháp hỗ trợ quyết liệt chưa từng có nhằm phục hồi nền kinh tế, gắn liền với lối tư duy mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh. Điều này phù hợp với những biến động quốc tế trong bối cảnh mới.

Xuất khẩu đạt nhiều thành tựu lớn

Trong năm 2021, ngành dệt may của Việt Nam đã vượt qua Bangladesh để vươn lên top 2 xuất khẩu thế giới. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 7% trong khi Bangladesh giảm 15% do nhiều nhà máy phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19.
Còn theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 mà Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha vừa công bố, Việt Nam cũng lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày toàn cầu năm 2020, vươn lên hạng thứ 2 thế giới về xuất khẩu da giày.
Giám đốc Công ty TNHH may mặc Dony Phạm Quang Anh cho biết, công ty vẫn chạy 100% công suất cho kịp đơn hàng áo thể thao của một thương hiệu nổi tiếng, xuất đi Mỹ. Theo ông, lượng đơn hàng nhiều và kéo dài hết năm.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày
Để có được ngày này, trong 3 năm qua, công ty chuyên phục vụ cho khách hàng khó tính của Nhật. Nhờ vậy, những khách hàng Mỹ và châu Âu đã biết đến tay nghề, nhà xưởng của công ty và quyết định ký hợp đồng dài hạn đến hết năm 2022.
Trong khi đó, lượng sản xuất da giày của Nike tại Việt Nam cũng đang tăng mạnh và chiếm 51% sản lượng toàn cầu của thương hiệu nổi tiếng này. Đáng lưu ý, lượng sản xuất da giày của hãng tại Trung Quốc đã giảm từ mức 35% hồi năm 2006 xuống còn 21%.
Như vậy, Việt Nam đã vượt xa Trung Quốc để trở thành nơi sản xuất chính cho Nike. Một thương hiệu lớn khác là Adidas cũng có cùng bối cảnh, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất ở Việt Nam.
Cuối năm 2020, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức và Ý để trở thành nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, ngoại trừ vị trí dẫn đầu của Trung Quốc và cách xa các nước còn lại, cả 3 vị trí tiếp theo đều không nhau quá cách xa. Do đó, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu là phải vượt lên hơn nữa để tiếp tục duy trì vị trí thứ 2.
Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút mới 8 dự án đầu tư hạ tầng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Trung Quốc lo lắng khi Việt Nam trở thành “miền đất hứa” của Nike và Adidas
Nhóm hàng này ở Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu. Chẳng hạn như, sản phẩm gỗ Việt Nam hiện dẫn đầu thị phần tại Mỹ và vẫn còn dư địa phát triển. Đặc biệt là sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 15% lượng hàng tiêu thụ của Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang có lực lượng lao động trong độ tuổi “vàng” cho ngành chế biến gỗ. Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng được 65 - 70% và đang mở rộng ở các tỉnh thành.

Cứ điểm sản xuất đồ công nghệ

Thời gian qua, Việt Nam đang dần trở thành một “cứ điểm” sản xuất toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính xách tay (laptop).
Hiện có đến hơn 50% sản lượng điện thoại của Samsung trên thế giới được sản xuất tại Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi sang sản xuất laptop, điện tử tại khu vực Đông Nam Á nói chung và VN nói riêng ngày càng rõ rệt.
Cuối năm 2020, tờ Nikkei Asia cho biết đến năm 2030, một nửa số laptop bán ra trên toàn cầu sẽ được sản xuất bởi các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, có hàng loạt các dự án như Công ty Wistron của Đài Loan sản xuất laptop dưới sự ủy quyền của thương hiệu Mỹ; Compal Electronics cũng đang cân nhắc mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam,…
Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Apple còn nghi ngờ gì ở Việt Nam?
Theo Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam Đỗ Khoa Tân, các tập đoàn nước ngoài đang liên tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này đã kéo theo hàng loạt nhà sản xuất nước ngoài gia nhập thị trường nội địa. Ngoài điện thoại, nhiều sản phẩm điện tử cũng được lắp ráp tại Việt Nam.
“Với sự tham gia dây chuyền sản xuất của nhiều sản phẩm của Samsung, Apple thì Việt Nam thời gian tới sẽ thu hút được hàng loạt dự án công nghệ khác. Những điều đó cộng với tình hình kinh tế - xã hội luôn ổn định sẽ khiến VN tiếp tục trở thành điểm thu hút hấp dẫn hơn cho nhiều ngành sản xuất, nhất là laptop, công nghệ điện tử”, ông Tân đánh giá.

Đón đầu làn sóng dịch chuyển

Các nhà quan sát nhận định, Việt Nam đang dần trở thành “cứ điểm” sản xuất của nhiều ngành hàng trên thế giới, đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp FDI cũng muốn đặt chân vào VN.
Tháng 2/2022, các nhà đầu tư Ấn Độ đã ký kết hợp tác đầu tư với Tập đoàn Đại An để phát triển dự án Công viên Dược tại tỉnh Hải Dương. Dự án còn nhằm thu hút cả những nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, với mục tiêu phục vụ thị trường ngành dược trong nước và xuất khẩu.
Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Samsung không thay lòng đổi dạ với Việt Nam
TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mê Kông, cho biết lợi thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đã giảm sau hơn 2 năm áp dụng chiến lược “Zero Covid”.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm bên cạnh Trung Quốc, di chuyển dễ dàng và đặc biệt là có hệ thống cảng biển quốc tế, Việt là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư trong làn sóng chuyển dịch sản xuất.
Ngoài ra, cuộc xung đột Nga – Ukraina thời gian qua đã khiến giá cả tăng cao, gây bất lợi lớn cho việc đầu tư. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá cao về sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng và chính sách phòng chống Covid-19 hiện đã trở nên cởi mở hơn sau khi hầu hết người dân đã được tiêm chủng.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều yếu tố không ổn định như tình trạng dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành; hiện tượng thiếu nhân công lao động,…
“Như vậy, bức tranh thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2022 có những gam màu sáng - tối lẫn lộn, trong đó gam màu sáng sẽ tăng hơn nếu chúng ta khắc phục được một số giải pháp trong ngắn hạn”, ông Tùng nhận định.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam

Chương trình kích thích kinh tế phù hợp

Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực và thế giới về độ bao phủ vaccine phòng Covid-19. Chương trình phục hồi kinh tế đã tạo cơ hội cho cả nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng ngay từ đầu năm.

"Hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã được chứng minh là có khả năng hồi phục nhanh trước những cú sốc ngay khi mở cửa trở lại. Do vậy chúng tôi cũng đánh giá quý 1 là giai đoạn các nhà máy có thể quay trở lại hoạt động hết công suất nhờ Chính phủ đã đưa ra chương trình kích thích kinh tế kịp thời", chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered, ông Tim Leelahaphan nói.

Theo ông, sự phục hồi sẽ rõ ràng hơn khi sang đầu quý 2, các đơn hàng dồi dào và đối tác định hình lại chuỗi sản xuất. Việt Nam có nhiều cơ hội đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans thì cho rằng, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi một chu kỳ đầu tư vốn lớn diễn ra trên diện rộng nhằm đảm bảo nhu cầu vi mạch, điện tử công nghiệp.
“Nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam là điểm đến hấp dẫn về chi phí, nhân công… và giờ là khả năng hấp thụ công nghệ và giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng”, ông Tim Evans nói.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng sôi động ngay từ những ngày đầu năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
PwC: Vì sao Foxconn, Luxshare, Pegatron chọn Việt Nam thay vì các nước khác?
Về phần mình, ông Nguyễn Minh Cường (Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam) cho rằng, Việt Nam hiện vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ các Hiệp định thương mại như RCEP, CPTPP.
Với Nghị quyết 11, Chính phủ đã chọn đúng thời điểm để tung ra các biện pháp hỗ trợ quyết liệt chưa từng có nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, gắn liền với các tư duy mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh. Đây là cách làm mới, cơ cấu mới, phù hợp với những biến động quốc tế trong bối cảnh mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала