Tàu chiến mạnh nhất Hải quân Việt Nam phô diễn sức mạnh trước Hải quân nước ngoài

CC BY 2.0 / Alisé Kim / HQ-016 Quang TrungTàu 016 Quang Trung.
Tàu  016 Quang Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Đăng ký
Các tàu chiến mạnh nhất, uy lực nhất của Hải quân Việt Nam vừa phô diễn sức mạnh cùng với chiến hạm Vendémiaire Hải quân Pháp cũng như đại diện Hải quân các nước trong khuôn khổ MILAN 2022 ở Ấn Độ.
Cụ thể, tàu 015-Trần Hưng Đạo tham gia luyện tập chung trên biển cùng tàu hộ vệ F734 Vendémiaire của Hải quân Pháp trên vùng biển Khánh Hòa. Trong khi đó, tàu 016-Quang Trung cũng đã nâng cao năng lực khi tích cực tham gia Diễn tập Hải quân đa phương MILAN năm 2022 ở vùng biển Ấn Độ.

Hải quân Việt - Pháp huấn luyện chung trên biển

Theo thông tin từ Quân chủng Hải quân, ngày 5/3, tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa, Tàu 015 – Trần Hưng Đạo, thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân Việt Nam đã tham gia luyện tập chung trên biển cùng tàu Hộ vệ F734 Vendémiaire của Hải quân Pháp.
Như Sputnik đã thông tin trước đó, tàu tuần dương Vendemiaire của Hải quân Pháp đã cập cảng quốc tế Cam Ranh từ ngày 1/3 và có chuyến thăm chính thức Việt Nam, giao lưu hải quân hai nước đến hết ngày 5/3. Tàu Vendemiaire là lựa chọn quan trọng của Pháp trong việc duy trì các nhiệm vụ ở châu Á.
© AFP 2023 / Hoang Dinh NamChiến hạm Pháp Vendemiaire
Chiến hạm Pháp Vendemiaire - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Chiến hạm Pháp Vendemiaire
Vendémiaire là khinh hạm lớp Floréal, đóng tại Noumea (New Caledonia). Tàu hộ vệ chuyên dụng này được dùng cho các nhiệm vụ rất đa dạng, từ bảo vệ chủ quyền trong các vùng đặc quyền kinh tế của Pháp đến các nhiệm vụ trợ giúp người dân hoặc hợp tác đối ngoại Hải quân.
Tàu Vendemiaire có chiều dài 93,5 mét, gồm khoảng 100 thành viên phi hành đoàn và mang theo một máy bay trực thăng loại Alouette III, hai pháo F2 20 mm và các tổ hợp tác chiến điện tử. Vendémiaire thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tại châu Á. Tàu này có lượng giãn nước 3.000 tấn, tốc độ tối đa 37 km/h, tầm hoạt động tối đa lên tới 17.000 km.
Đặc biệt, đây cũng là lần thứ tư tuần dương hạm Vendemiaire của Pháp thăm Việt Nam. Bộ ba tàu Pháp từng dừng chân ở Việt Nam thời gian qua gồm có tàu hộ vệ Prairial, tương tự tàu Vendemiaire, xuất phát từ Tahiti vào tháng 3 và nhóm tàu huấn luyện Jeanne d'Arc, gồm tàu sân bay trực thăng đổ bộ Tonnerre cùng tàu khu trục Surcouf, đến từ Pháp vào tháng 4/2021.
Theo Quân chủng Hải quân, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19, hai bên đã hội nghị hiệp đồng trực tuyến để thống nhất các nội dung thực hiện trong quá trình luyện tập chung trên biển.
Các tàu của Hạm đội Caspi phóng tên lửa hành trình vào những cứ điểm khủng bố IS ở Syria - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Khoảng 20 tàu chiến Nga tham gia diễn tập ở Biển Caspi
Theo đó, tàu hộ vệ F734 Vendémiaire của Hải quân Pháp gồm 100 sĩ quan và thủy thủ đoàn do Trung tá Alain Gaborit làm thuyền trưởng cùng Tàu Hộ vệ tên lửa Gepad 3.9, số hiệu 015 – Trần Hưng Đạo của Hải quân Nhân dân Việt Nam luân phiên chỉ huy luyện tập vận động đội hình hàng ngang, hàng dọc bằng các phương pháp quay liên tiếp, quay đồng thời.
Cùng với đó, hai tàu hải quân của Việt Nam và Pháp cũng luyện tập vận động xây dựng đội hình tiếp nhiên liệu trên biển. Các tàu F734 Vendémiaire và 015 – Trần Hưng Đạo tiến hành luyện tập thông tin liên lạc theo “Bộ quy ước ứng xử cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển của Hải quân Tây Thái Bình Dương (CUES)”. Sau đó hai tàu thực hiện nghi lễ chào nhau.
“Tàu hải quân của Pháp kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam tại cảng Quốc tế Cam Ranh từ ngày 1 đến 5/3”, Quân chủng Hải quân cho biết.
Đây là hoạt động nhằm tăng cường, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Pháp nói chung và Quân đội, Hải quân hai nước nói riêng. Theo báo Hải quân Việt Nam, hai bên đã hoàn thành tốt các nội dung huấn luyện; trao đổi thông tin liên lạc bằng cờ hiệu và qua mạng vô tuyến điện nhanh chóng, chuẩn xác, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
HQ-016 Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Việt Nam cử tàu chiến 016-Quang Trung đi Ấn Độ dự tập trận Hải quân MILAN 2022

Tàu Quang Trung kết thúc thành công Diễn tập Hải quân đa phương MILAN 2022

Trước đó, ngày 4/3, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 016-Quang Trung, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân cũng đã kết thúc tham gia giai đoạn diễn tập trên biển trong khuôn khổ Diễn tập Hải quân đa phương MILAN năm 2022 tại vùng biển phía Đông Ấn Độ.
Tàu Việt Nam tham gia diễn tập hải quân đa phương lần này với kết quả tốt, đạt các mục tiêu đề ra và bảo đảm an toàn tuyệt đối về con người và vũ khí thiết bị kỹ thuật.
Trong khuôn khổ Diễn tập Hải quân Đa phương MILAN 2022 năm nay, tham gia diễn tập có 13 tàu chiến của hải quân các nước. Ngoài ra còn có sự góp mặt của 1 tàu ngầm, 2 tàu buồm, 10 tàu chiến, 4 trực thăng của Ấn Độ và các nước trong một số khoa mục diễn tập.
Tàu chiến Việt Nam 016-Quang Trung cùng các tàu trong nhóm chiến thuật số 3 (gồm 7 tàu của các nước Ấn Độ, Pháp, Sri Lanka, Seychelles và Việt Nam) đã thực hiện nghiêm các yêu cầu của tàu chỉ huy Jalaswa của Ấn Độ, hoàn thành tốt các khoa mục diễn tập, kể cả một số khoa mục phức tạp nhất.
Tàu chiến 016-Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Như Army Games ở Nga, tập trận MILAN Ấn Độ 2022 sẽ nâng sức mạnh Hải quân Việt Nam

Tàu chiến Hải quân Việt Nam chứng minh trình độ năng lực

Theo Quân chủng Hải quân, trong từng khoa mục, tàu 016 - Quang Trung của Việt Nam đã thể hiện rõ trình độ và năng lực chuyên môn cũng như khả năng làm chủ vũ khí thiết bị kỹ thuật.
Tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam và lính Hải quân QĐNDVN đã chứng minh sức mạnh, trình độ và bản lĩnh thông qua thực hiện đúng các yêu cầu, mệnh lệnh của chỉ huy, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với tàu bạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối mọi mặt cả về người lẫn thiết bị, trang bị.
Trong quá trình tham gia MILAN 2022, tàu 016-Quang Trung cùng với các tàu trong nhóm chiến thuật số 3 đã thực hiện liên tiếp các khoa mục trong thời gian liên tục 56 giờ trên biển cả ngày lẫn đêm trên hành trình 500 hải lý.
Đặc biệt, nhóm chiến thuật số 3 đã thực hiện và hoàn thành nhiều khoa mục diễn tập bao gồm kiểm tra thông tin liên lạc, thành lập và vận động theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, mặt quạt, tiếp vận trên biển, huấn luyện xuồng, cứu người rơi xuống nước, xử lý các tình huống liên quan trên biển và một số nội dung tác chiến theo nhu cầu của hải quân các nước trong khuôn khổ cuộc tập trận đa phương.
HQ-016 Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Tàu chiến Việt Nam khai hỏa, vượt Trung Quốc, diệt thành công mục tiêu ở Army Games 2021

Việt Nam tăng cường hợp tác đa phương nâng cao năng lực hàng hải

Theo Quân chủng Hải quân, ngay sau khi kết thúc diễn tập MILAN 2022, các tàu tham gia đã tổ chức rút kinh nghiệm trên tàu chỉ huy của Ấn Độ.
Đại diện Hải quân Ấn Độ khẳng định diễn tập giai đoạn trên biển đã kết thúc tốt đẹp. Phía New Delhi cũng bày tỏ cảm ơn sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của tàu hải quân các nước trong quá trình diễn tập, trong đó có Hải quân Việt Nam.
Đại diện Việt Nam tham gia cuộc họp rút kinh nghiệm, Trung tá Vũ Trọng Tân, Thuyền trưởng Tàu 016-Quang Trung cảm ơn sự hiếu khách của nước chủ nhà Ấn Độ, cảm ơn Hải quân Ấn Độ đã đón tiếp trọng thị, chu đáo. Đồng thời, thuyền trưởng Tàu Quang Trung đánh giá cao công tác tổ chức của nước chủ nhà cũng như ý nghĩa của Diễn tập Hải quân Đa phương MILAN 2022.
Đại diện Việt Nam khẳng định đây là cơ hội tốt để các nước tăng cường hợp tác hữu nghị, đoàn kết, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, vì hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới hiện nay. Đánh giá về kết quả diễn tập giai đoạn trên biển của Tàu 016-Quang Trung, Thượng tá Nguyễn Đình Quân, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân nêu rõ nhiều điểm tích cực.
Theo Thượng tá Quân, sự tham gia hiệu quả và tích cực vào hầu hết các khoa mục diễn tập trên biển của Hải quân Việt Nam với kết quả tốt đã đóng góp vào thành công của giai đoạn trên biển, cũng như thành công chung của Diễn tập MILAN 2022.
“Đây là kết quả của cả quá trình chuẩn bị, tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao của tập thể Tàu 016 – Quang Trung cũng như các thành viên đoàn công tác”, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 162 nhấn mạnh.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Công nghiệp Quốc phòng: Việt Nam tiếp tục sửa chữa, đóng mới thành công nhiều tàu quân sự
Đối với cuộc giao lưu, huấn luyện chung với tuần dương Pháp, đây là cơ hội để làm sâu sắc mối quan hệ hữu nghị Việt, Pháp và Quân đội, hải quân hai nước. Việc tàu tuần dương Vendémiaire của Hải quân Pháp cùng 100 sĩ quan và thủy thủ thăm Cảng Cam Ranh, cảng quân sự hàng đầu của Việt Nam cho thấy Paris đặc biệt lưu ý duy trì mối liên hệ với Hà Nội trong hợp tác quốc phòng đa phương.
“Chuyến dừng chân này là một điểm nhấn cho hợp tác Pháp-Việt. Chuyến thăm cũng thể hiện sự gắn bó của Pháp với quyền tự do đi lại và hàng không trên biển trong khu vực”, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Warnery bày tỏ.
Trong khi đó, như Sputnik thông tin, tùy viên quân sự Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Đại tá Frederic Daumas, nguyên là Chỉ huy tàu Prairial, đại diện cho Đại sứ Pháp tại Cam Ranh đánh giá cao điều kiện tổ chức của chặng dừng chân này nhờ sự hỗ trợ của phía Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ có thể tiếp tục các cuộc huấn luyện chung trên biển, điều đã không thể thực hiện được trong 2 năm qua do khủng hoảng dịch bệnh. Hoạt động tương tác này, được gọi là PASSEX, khi khởi động sẽ thể hiện cụ thể sự hợp tác hàng hải và quân sự của đại diện quốc phòng Việt – Pháp”, theo đại diện Hải quân Pháp.
Điểm đặc biệt nữa là, các thủy thủ Pháp hay đại diện hải quân nước ngoài đều cảm nhận được sự chân thành, thân thiện, gần gũi cũng như tác phong chuyên nghiệp của chiến sĩ Hải quân Việt Nam. Hầu hết đều luôn vui vẻ và tự hào khi được huấn luyện với các đơn vị Hải quân thân thiện như Việt Nam, theo chính lời Đại tá Daumas.
Bộ Công an thành lập Trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Tại sao Việt Nam thành lập Trung tâm huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố?

Chiến lược đối ngoại quốc phòng khôn khéo của Việt Nam

Như đã biết, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển.
Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Hải quân Việt Nam cũng có nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Trong khi đó, đối ngoại quốc phòng là một nhiệm vụ trọng tâm, là một bộ phận quan trọng của ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, thực hiện quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong thời bình, nỗ lực ngăn ngừa không để xảy ra xung đột, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần xây dựng môi trường hòa bình, củng cố lòng tin chiến lược với các đối tác để phát triển đất nước. Do vậy, Việt Nam những năm gần đây đang đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa Quân chủng Hải quân và nâng cao năng lực hàng hải, tăng cường hợp tác đa phương.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với trên 100 nước trên thế giới, trong đó có đầy đủ 5 nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tất cả các nước lớn với nhiều lĩnh vực, cơ chế hợp tác thực chất, hiệu quả như đào tạo, trao đổi đoàn quân sự, hợp tác quân binh chủng, công nghiệp quốc phòng, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đối ngoại chính sách quốc phòng cũng như các hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới, biên cương thắm tình hữu nghị, diễn tập phòng chống các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, tổ chức các hoạt động tuần tra, tham gia hội thao quốc tế...
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh tại một cuộc diễu hành quân sự ở New Delhi - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thăm Việt Nam bàn kế hoạch bán tên lửa Brahmos?
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định, các hoạt động này đã góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, trong thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, Việt Nam đã luôn luôn kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, độc lập, tự chủ trong quan hệ hợp tác, tích cực, chủ động, nắm chắc diễn biến tình hình của thế giới, khu vực, nhất là tình hình cạnh tranh chiến lược, tình hình Biển Đông, tình hình trên các tuyến biên giới và vùng biển và làm tốt công tác tham mưu chiến lược, xử lý các mối quan hệ và triển khai các hoạt động đối ngoại quốc phòng, đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc.
Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam thể hiện những chiến lược khéo léo của Hà Nội trong bối cảnh đối ngoại quốc phòng phức tạp ngày nay đó là Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала