Tỷ phú Việt ‘ngược chiều gió’, Đặng Lê Nguyên Vũ mở bán nhà chữa lành

© Fotolia / Jeayesy Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Đăng ký
Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới hao hụt tài sản do biến động chính trị toàn cầu liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, thì giới siêu giàu Việt Nam lại đón nhận xu hướng tăng tích cực, trừ Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Tin tức thương trường đáng chú ý hôm nay còn có việc ông chủ cà phê Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ (Qua Vũ) chính thức mở bán “nhà chữa lành” ở Đắk Lắk, giá từ 10 tỷ đồng/căn thu hút nhiều khách hàng đại gia từ Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng về “Thành phố Cà phê”.

Giới siêu giàu thế giới lao đao, tỷ phú Việt hưởng lợi

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới, nhất là diễn biến xung quanh quan hệ Nga – Ukraina, Nga – Mỹ - NATO, biến động giá dầu, khủng hoảng năng lượng, Fed tăng lãi suất… túi tiền của những người giàu nhất thế giới bị biến động mạnh.
Xét trên bình diện quốc tế, các cuộc xung đột đều gây ảnh hưởng đến ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế, chỉ cần nhìn vào sắc đỏ tràn ngập nhiều thị trường chứng khoán hay giá dầu, giá vàng tăng “phi mã”, kéo theo giá nguyên liệu đầu vào, giá cả hàng hóa tăng cao, người ta có thể đoán định phần nảo tác động của các biến động địa chính trị toàn cầu hiện nay.
Vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Ông Vượng Vingroup, vua thép Đình Long, bà Thảo Vietjet và cuộc đua giới siêu giàu Việt
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên, trong khi nhiều tỷ phú thế giới hay những người giàu nhất nước Nga đều bị hao hụt tài sản do tình huống xung quanh Ukraina, thì các đại gia Việt Nam đều “ngược chiều gió”. Trừ tài sản của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bị tổn hại đáng kể, túi tiền của các tỷ phú Việt khác đều đang đầy lên.
© Ảnh : VingroupChủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng
Việt Nam đã lần đầu tiên có đến 3 tỷ phú USD lọt top 1000 người giàu nhất hành tinh. Thực tế, Việt Nam chưa bị ảnh hưởng quá lớn từ các biến động địa chính trị thế giới khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, trong khi các nền kinh tế hàng đầu đang đối mặt với một “cú sốc” khác, tỷ lệ lạm phát cao, hầu hết các ngân hàng Trung ương đều phải có biện pháp điều chỉnh, thì triển vọng kinh tế - tài chính – chứng khoán của Việt Nam đều khá lạc quan.
Nhiều thể chế tài chính, kinh tế quốc tế hàng đầu đều cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng GDP dao động từ 6,5-7,9% trong năm 2022 này, đây chính là bệ phóng niềm tin cho giới đầu tư và đảm bảo duy trì sắc xanh trên thị trường chứng khoán thời gian tới.
Từ đầu tháng 3 này, khối tài sản của giới siêu giàu Việt Nam đều có xu hướng tăng nhẹ, trừ người giàu nhất sàn chứng khoán – tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm nay theo Forbes đạt 6,1 tỷ USD, xếp thứ 344 người giàu nhất thế giới (giảm 39 triệu USD, tương đương 0,63%).
Trong khi đó, tài sản của ông Trần Đình Long tăng mạnh, vượt mốc 3,5 tỷ USD, xếp thứ 1444 thế giới (tăng 91 triệu USD, xấp xỉ 2.67%).
© Ảnh : Hoa Phat Corp.Tỷ phú thép Trần Đình Long.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Tỷ phú thép Trần Đình Long.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Airl, sau quãng thời gian ghi nhận tài sản tăng khá mạnh, với 3,1 tỷ USD, cập nhật ngày 7/3 cho thấy, tài sản của nữ tỷ phú suy giảm đôi chút, hiện đang ở mức 3 tỷ USD, đứng thứ 1111 bảng xếp hạng của Forbes.
Như Sputnik thông tin, cổ phiếu Vietjet Air (VJC) tăng rất mạnh do hàng không nội địa của Việt Nam đã tăng tần suất và kỳ vọng hàng không quốc tế hồi phục khi mở cửa từ 15/3 này.
Với việc tài sản vượt mốc 3 tỷ USD, nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam đã chính thức bước vào top 1000 người giàu nhất hành tinh.
Các tỷ phú USD khác của Việt Nam cũng nằm trong bảng xếp hạng của Forbes như Hồ Hùng Anh (2,6 tỷ USD), Chủ tịch Techcombank, ông Nguyễn Đăng Quang (2,1 tỷ USD), Chủ tịch Masan Group, ông Trần Bá Dương và gia đình (sở hữu Tập đoàn Thaco, 1,6 tỷ USD) đều có tài sản khá ổn định.
Như vậy, có thể thấy, ngoại trừ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, các tỷ phú khác của Việt Nam thời gian gần đây tài sản đều tăng nhờ giá cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ.
Đáng chú ý nhất là cuộc bứt phá của “vua thép” Trần Đình Long khi cổ phiếu Hòa Phát (HPG) tăng mạnh, hưởng lợi từ giá thép tăng cao trên thị trường thế giới hiện nay.
Chỉ trong tuần qua, giá trị tài sản ròng của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ông Trần Đình Long đã tăng hơn 200 triệu USD, nâng tổng tài sản của vị doanh nhân này lên mức 3,4 tỷ USD và cũng là lần đầu tiên, vị doanh nhân này lọt top 1000 người giàu nhất thế giới và xét khối tài sản thì vua thép Trần Đình Long đang giàu thứ 2 Việt Nam, vượt qua vị trí á quân của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Hơn 1 tháng qua, cổ phiếu HPG hồi phục mạnh từ mức 40.000 đồng/cổ phiếu lên mức 50.000 đồng/cổ phiếu như hiện tại.
Đồng thời, Hòa Phát cũng bứt phá từ khi bước chân vào lĩnh vực thép xây dựng, năm 2000. Thị phần thép xây dựng Hòa Phát tại Việt Nam tăng gần 6% trong vòng 1 năm, lên 36,3%. Trong khi, thép xuất khẩu của HPG chiếm 50% toàn ngành.
Giới quan sát đánh giá, Hòa Phát có thể tiếp tục tăng sản lượng thép và xuất khẩu trong vài năm tới, khi doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long đầu tư thêm dự án Hòa Phát Dung Quất 2 (vốn đầu tư 85 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối 2024).
Ông Lê Viết Lam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Sun Group lập hãng hàng không Sun Air, dùng chuyên cơ như Elon Musk, Jeff Bezos sử dụng
Thêm vào đó, như Sputnik đã dẫn đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, Việt Nam có thể trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới với cơ hội tăng trưởng rất lớn, trong bối cảnh Trung Quốc giảm sản lượng với nhiều chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép nước này. Như vậy, với lượng thép dự trữ còn khá lớn, túi tiền của tỷ phú Trần Đình Long sẽ còn tăng hơn nữa.
Theo cập nhật realtime của Forbes hồi 17h30 ngày 7/3, người giàu nhất Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang có 6,1 tỷ USD, ở vị trí thứ 418 người giàu nhất hành tinh.
Đứng thứ hai là tỷ phú Trần Đình Long với trên 3,5 tỷ USD tài sản, ở hạng 853, tăng 91 triệu USD.
Đứng vị trí thứ ba là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện đang có 3 tỷ USD và đứng thứ 1010. Ông Hồ Hùng Anh đang có 2,5 tỷ USD – xếp hạng 1211, trong khi đó, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang có 2,1 tỷ USD, đứng hạng 1456 theo bảng xếp hạng realtime của Forbes vào thời điểm tổng hợp bài viết này.

Chứng khoán Việt Nam hôm nay: Dầu khí, hóa chất, thép thăng hoa

Chốt phiên giao dịch đầu tuần hôm nay 7/3, VN-Index giảm 6,28 điểm (-0,42%) xuống 1.499,05 điểm; HNX-Index tăng 2,27 điểm (0,5%) lên 452,86 điểm; HNX-Index tăng 2,27 điểm (0,5%) lên 452,86 điểm; UpCOM-Index giảm 0,07 điểm (-0,06%) xuống 113,22 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 35.946 tỷ đồng - tăng 8,4% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 8,3% và đạt 29.7894 tỷ đồng.
Giá khí đốt tăng đã giúp các cổ phiếu ngành này đồng loạt tăng mạnh từ rất sớm. Cùng với đó, các cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng, hóa chất phân bón cũng đua sắc xanh và tím.
Đáng chú ý, rổ VN30 nhóm dầu khí tăng tốt có cổ phiếu GAS tăng 5,9% lên mức 125.000 đồng/CP, PLX tăng 3,4% lên 63.200 đồng/CP. Mã PVD nằm ngoài rổ VN30 đã tăng trần 7% lên 37.550 đồng/CP, khớp lệnh hơn 8,94 triệu đơn vị.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Bất ổn chính trị thế giới ‘bào’ tài sản của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Nhóm cổ phiếu thép với mã lớn HPG tăng hơn 4% lên mức 51.800 đồng/CP và khớp lệnh cao nhất thị trường với 27,3 triệu đơn vị; HSG tăng 4,9% lên 42.800 đồng/CP, NKG tăng 5,23% lên 51.300 đồng/CP, SMC tăng 4,4% lên 43.500 đồng/CP, các mã POM, TLH tăng hơn 3%.
Cũng trong sáng nay nhóm cổ phiếu phân bón có DCM, DPM, BFC, VAF đều đua nhau tăng lên giá trần, khớp lệnh tích cực. Trong đó, DPM khớp 4,74 triệu đơn vị, DCM khớp 5,34 triệu đơn vị. Cả 4 mã trên đều dư mua trần.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản (BĐS) vẫn phân hóa mạnh, gây áp lực lên thị trường. Trong đó, nhóm ngân hàng giảm mạnh là TPB giảm 3,7%; các ACB, HDB, BID, CTG, MBB, SHB, MSB, OCB, LPB giảm trên dưới 2%.
Nhóm BĐS lớn trong rổ VN30 là VIC, VHM, NVL, KDH, PDR đều đứng sắc đỏ. Ngoài ra, một số mã quen thuộc trong nhóm nhỏ và vừa cũng dừng chân trong sắc đỏ như DIG, KBC, DXG, HDG, BCM, CKG, KHG… giảm từ 1-4%.
Trên HOSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 1.473 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND sau hôm nay là hai cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại bán ròng với giá trị 340 tỷ đồng; NLG (156 tỷ đồng), VHM (140 tỷ đồng), NVL (103 tỷ đồng), VRE (95 tỷ đồng). Tại chiều mua, STB được mua ròng 48 tỷ đồng, DGC (46 tỷ đồng), STB (25 tỷ đồng), VPB (24 tỷ đồng)
Trên HNX, khối ngoại ngày 7/3 bán ròng gần 276 triệu đồng. ICD hôm nay được mua ròng 15 tỷ đồng; PLC và PSD đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu khoảng 2 tỷ đồng. Ngược lại, SCI bị bán ròng mạnh nhất với khoảng 5 tỷ đồng; PVS bị bán ròng khoảng 4 tỷ đồng; danh sách bán ròng trên 1 tỷ đồng còn có TNG, TC6, THT.
Trong khi đó, trên sàn UpCOM, khối ngoại mua ròng hơn 10 tỷ đồng. Cổ phiếu QTP được mua ròng 12 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên 1 tỷ đồng còn có QNS, BSR, VEA, GHC với giá trị mua ròng tại mỗi cổ phiếu đều khoảng 2 tỷ đồng. HPP và ACV bị bán lần lượt là 5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này cũng bán ròng khoảng 2 tỷ đồng tại VTP.
Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo

Đặng Lê Nguyên Vũ mở bán nhà chữa lành ở Thành phố Cà phê

Một trong những thông tin gây chú ý trên thị trường hôm nay đó là việc ông chủ cà phê Trung Nguyên – đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ – chính thức mở bán nhà chữa lành ở Đắk Lắk.
Theo các thông tin được Trung Nguyên công bố, hơn 50% giao dịch thành công trong Lễ mở bán dự án Thành phố Cà phê đến từ các khách hàng từ các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều đại gia mê bất động sản và xu hướng đô thị xanh – lối sống chậm – thiền đều rất quan tâm đến dự án của “Qua” Vũ.
Thành phố Cà phê là dự án do Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đầu tư xây dựng có quy mô 45,45 ha. Dự án này có mật độ xây dựng 27%, được khởi công đầu năm 2017. Được định hướng dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, trong hơn 3 năm, nơi đây đã hoàn thiện nhiều tiện ích trong hạ tầng văn hóa như: Bảo tàng Thế giới Cà phê (11/20218), vườn Zen (1/2021), tổ hợp tiện ích Gym – Yoga – Bắn cung (4/2021).
Với dự án “nhà chữa lành” ở thủ phủ cà phê – Thành phố Cà phê này, Trung Nguyên đặt ra tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của hơn 2,5 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.
Thành phố Cà phê chính thức được giới thiệu và mở bán vào đầu năm 2021, dự án đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, với mức giá được cho là từ 10 tỷ đồng/căn.
Điểm nhấn dự án này chính là xu hướng “Zen”. Theo CafeF, dù là nhà phát triển bất động sản mới, doanh nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang đi theo xu thế thị trường bất động sản sức khỏe, bảo vệ và làm giàu Thân - Tâm - Trí toàn diện, với mục tiêu trở thành đô thị chữa lành - thành phố bản sắc đầu tiên tại Việt Nam.
Được biết, trong khuôn khổ chương trình Vhome Expo và chương trình tọa đàm Kiến trúc chữa lành – Xu hướng mới trong phát triển đô thị vừa qua, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho biết, thước đo của quy hoạch đô thị hiện đại, bền vững là lấy con người làm trung tâm.
“Đảm bảo chất lượng đời sống của cư dân trong khu đô thị và chất lượng môi trường, tự nhiên xung quanh”, ông Chính nhận định.
Trước đó Trung Nguyên cho biết, dự kiến trong năm 2021-2022, sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án và tiếp tục đầu tư xây dựng các tiện ích: khu tập cưỡi ngựa Ả Rập, golf, tổ hợp tiện ích giáo dục (trường mầm non và trường tiểu học) hiện đại, tích hợp.
Những tờ tiền đôla - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Tài sản 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp bội trong đại dịch COVID-19
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала