Báo cáo của Freedom House xúc phạm người Việt Nam

© Ảnh : TTXVN phátCác học sinh sử dụng máy tính mới
Các học sinh sử dụng máy tính mới - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Đăng ký
Tổ chức Freedom House luôn xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do internet, “bóp nghẹt” quyền công dân, quyền bày tỏ ý kiến trên không gian mạng là đang xúc phạm chính người dùng internet tại Việt Nam.
Theo Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, báo cáo của Freedom House xuyên tạc tình hình tự do internet ở Việt Nam, hoàn toàn không đúng sự thật và vô giá trị.

Báo cáo xuyên tạc của Freedom House xúc phạm người Việt Nam

Số liệu báo cáo của Freedom House đánh giá mức độ tự do của Việt Nam ở mốc 19/100 điểm (cập nhật ngày 9/3/2022).
Việt Nam ở mức 3/40 về các quyền tự do chính trị và 16/60 điểm cho các quyền tự do dân sự, là quốc gia có điểm số áp chót khu vực Đông Nam Á.
Tự do Internet - Việt Nam theo Freedom House chỉ ở mức 22/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia, Philippines, Thái Lan hay Myanmar.
 Freedom House logo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2021
Freedom House tiếp tục “dọn đường” cho hoạt động chống phá Việt Nam trên không gian mạng
Thực tế, nhiều năm nay, Freedom House luôn xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước “không có quyền tự do”, “không có tự do internet”, “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”.
Tổ chức này còn vu cáo rằng, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập nhiều công cụ để kiểm soát Internet, trong đó có Luật An ninh mạng năm 2018.
Tuy nhiên, với những báo cáo vô cùng thiếu khách quan, sai sự thật, “khoác áo nhân quyền, tự do dân chủ”, Freedom House đang xúc phạm chính người dân Việt Nam, người dùng internet tại đất nước vốn yêu chuộng hoà bình và đặc biệt thân thiện, mến khách này.
Không chỉ xúc phạm người Việt Nam, Freedom House còn gây ra những nhận thức lệch lạc về vấn đề tự do internet, tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến và bảo đảm nhân quyền tại Việt Nam, bôi xấu hình ảnh, hạ thấp uy tín, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là điều không thể chấp nhận được.
© Ảnh : Freedom House/ScreenshotNhiều năm nay, Freedom House luôn xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước “không có quyền tự do”, “không có tự do internet”, “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”
Nhiều năm nay, Freedom House luôn xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước “không có quyền tự do”, “không có tự do internet”, “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí” - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Nhiều năm nay, Freedom House luôn xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước “không có quyền tự do”, “không có tự do internet”, “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”
Theo Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Trung tâm An ninh Phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội trao đổi với VOV, báo cáo đánh giá của Freedom House là những quan điểm hoàn toàn không đúng sự thật ở Việt Nam.
Chuyên gia dẫn chứng, suốt từ năm 2020, khi cả nước tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19, trên các trang báo điện tử, đặc biệt là mạng xã hội có rất nhiều ý kiến, sáng kiến, những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân gửi tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Trung tướng Yêm nhấn mạnh, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng rất cầu thị, tiếp thu ý kiến của nhân dân để kịp thời điều chỉnh sao cho chính sách phòng, chống dịch Covid-19 càng ngày càng hoàn thiện hơn.
“Ai cũng có thể thấy việc tự do trình bày ý kiến, tự do sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam. Nếu như ai đó nói rằng, “Việt Nam ngăn cản” hoặc “bóp nghẹt quyền công dân” là hoàn toàn không đúng thực tiễn”, Giám đốc Trung tâm An ninh Phi truyền thống nêu rõ.

Việt Nam có tốc độ phát triển và sử dụng internet cao nhất thế giới

Theo Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và sử dụng internet cao nhất trên thế giới.
Sau 20 năm xuất hiện Internet tại Việt Nam (từ năm 1997), tại Việt Nam đã có tới hơn 60 triệu người sử dụng Internet, trong đó riêng mạng xã hội Facebook có gần 50 triệu người sử dụng, đồng thời Nhà nước Việt Nam cũng tạo điều kiện để hình thành một số mạng xã hội của riêng mình hoặc liên kết giữa Việt Nam và các nước.
Các mạng xã hội như mạng Zalo, Viber, Zingme…là những điển hình. Theo GS.TS Yêm, điều đó cho thấy, mạng xã hội rất phổ biến ở Việt Nam.
Quán internet - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Việt Nam: Báo cáo của Freedom House là vô giá trị
Ông Yêm nhấn mạnh, tự do báo chí, tự do trình bày các quan điểm và sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam phù hợp với sự phát triển của thế giới, khu vực cũng như sự phát triển của đất nước trong thời gian vừa qua.
Như Sputnik đề cập, trong khi Freedom House sự bịa đặt với vu cáo được đưa ra một cách vô căn cứ và cố tình phớt lờ thực tế phát triển mạnh mẽ internet và mạng xã hội ở Việt Nam cùng những thành tựu đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận về các quyền con người mà Việt Nam thì tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ, những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đã được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Điển hình như năm 2021, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã coi Việt Nam như một điểm sáng về phát triển con người, thể hiện qua việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, về công bằng và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam được nhắc đến không chỉ với thành công kiểm soát dịch ở những làn sóng đầu tiên mà còn ở tinh thần chủ trương luôn đặt sức khỏe của người dân làm trung tâm, tính mạng của nhân dân là trên hết.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Việt Nam không có tù nhân lương tâm và Hà Nội xứng đáng ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ
Thành tựu của Việt Nam về internet rất đáng ngưỡng mộ. Theo thống kê từ giữa năm 2021, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là hơn 51%. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới.
Đáng chú ý, tại Việt Nam, hàng chục triệu người dân đang sử dụng Internet để phục vụ cho việc học tập, làm việc, giải trí.
Tất nhiên, người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua mạng internet, dễ thấy nhất là trên các mạng xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã và đang sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân, phổ biến tuyên truyền pháp luật, giao lưu nhân dân.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), năm 2020, Việt Nam đã lọt vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới.
Đồng thời, từ năm 1990 đến 2019, HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới.
Theo UNDP, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đã về đích sớm trong việc thực hiện nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Mạng ảo, pháp luật thật

Không gian mạng, dù là không gian ảo, nhưng có tác động hiện hữu rất lớn đến đời sống thực. Theo GS. Yêm, mỗi người trước tiên là trong cuộc sống xã hội phải ứng xử sao cho phù hợp. Vậy thì việc sử dụng mạng xã hội cũng vậy.
“Khi bày tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến trên mạng xã hội thì chúng ta cũng phải có trách nhiệm, trách nhiệm đối với đất nước, trách nhiệm với cộng đồng và trách nhiệm đối với bản thân mình”, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm nói.
Do đó, theo chuyên gia, mọi lời nói, phát ngôn cũng như bày tỏ nguyện vọng trên mạng xã hội cũng cần có sự ứng xử phù hợp. Nhà nước tạo điều kiện và không cấm công dân có quyền trình bày. Tuy nhiên, khi trình bày, họ cũng phải tuân thủ những nguyên tắc.
© Ảnh : Tạp chí Cảnh sát nhân dânTrung tướng Nguyễn Xuân Yêm
Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm
Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Phi truyền thống, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, đối với quốc gia phải tuân thủ pháp luật, đối với cộng đồng phải tuân thủ quy chế, đối với gia đình và bản thân mình phải có văn hóa ứng xử cho phù hợp.
“Phải làm sao những điều mà mình nói ra, mình phát biểu ra phải tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh và con người sống thân thiện với nhau nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước”, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm lưu ý.
Đánh giá về các hành vi sử dụng mạng xã hội để kích động, phản đối chính quyền cũng như việc siết chặt các quy định của pháp luật về sử dụng internet, MXH, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng, khi nghiên cứu về an ninh quốc gia thì có chủ quyền quốc gia. Trước đây, Việt Nam thường nhấn mạnh chủ quyền quốc gia liên quan đến thể chế chính trị, đến vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Ngày nay, theo tướng Yêm, Đảng, Nhà nước, chính quyền “quan tâm rất nhiều” đến không gian mạng.
Mỗi một quốc gia, trong đó có Việt Nam đều có chủ quyền được xác lập trên không gian mạng của mình. Luật An ninh mạng, Luật an toàn thông tin của đều xác định rất rõ, bất cứ một hành vi nào sử dụng mạng xã hội để vi phạm chủ quyền không gian mạng quốc gia của Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo các quy định, từ xử lý hình sự cho đến xử phạt hành chính.
“Cho nên, chúng tôi muốn nhắc lại rằng, công dân hoàn toàn có quyền nêu ý kiến, nguyện vọng của mình trên mạng xã hội. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng, những ý kiến đó không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích của công dân, trong đó có lợi ích của chính bản thân mình”, chuyên gia nhấn mạnh.
Theo quan điểm của Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Phi truyền thống, ĐH Quốc gia Hà Nội, để ngăn chặn các ý đồ làm nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng, trước hết, phải kiểm soát được việc sử dụng mạng xã hội.
Tiếp đó, theo Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, phải tăng cường thông tin chính thống kịp thời để những thông tin giả mạo không còn “đất sống”.
Kế đó, bản thân mỗi người cũng phải kiểm định xem những thông tin mình nhận được đúng - sai ra sao để tự mình sáng lọc, miễn nhiễm với những thông tin sai trái.
“Trước tiên cho bản thân mình và sau đó là ngăn ngừa những thông tin xấu đối với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của mình”, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm lưu ý.

Freedom House không có quyền xuyên tạc Việt Nam

Đối với những tổ chức “khoác áo nhân quyền”, điển hình như Feedom House cách Việt Nam nửa bán cầu, rõ ràng, họ không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét thiếu khách quan, thiên lệch về tình hình tự do internet, nhân quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong các tuyên bố chính thức đã từng khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên tổ chức Freedom House đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt Nam.
Thực tế, những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.
© Ảnh : TTXVN/phátNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
“Do đó, báo cáo của Freedom House là vô giá trị”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Theo Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Phi truyền thống, Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, đặc biệt là cá nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính rất quan tâm đến việc tạo điều kiện cho nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng tối đa việc chuyển đổi số, sử dụng mạng internet và mạng xã hội phục vụ cho công việc, học tập.
Do vậy, ở Việt Nam, kể cả những khu vực vùng sâu, vùng xa cũng được tạo điều kiện hết mức để có thể tiếp cận Internet. GS. Yêm dẫn chứng chương trình Sóng và máy tính cho em, đánh giá đây là một chương trình rất nhân đạo, giảm giá cước cho các thuê bao, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với Internet và mạng xã hội.
“Chúng tôi cho rằng, thực tế đó minh chứng rằng, Đảng và Nhà nước chúng ta đã tạo điều kiện tối đa cho người dân trong việc sử dụng internet và mạng xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала