Đại tá Biên phòng Kiên Giang Nguyễn Thế Anh “bảo kê” vợ bé và anh rể buôn lậu

Nguyễn Thế Anh
Nguyễn Thế Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Đăng ký
Trong quá trình công tác, Ngô Văn Thụy phát hiện các tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu về xã Mỹ Hòa nên tổ chức bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi các đối tượng nhiều lần xin gặp và đưa hối lộ hàng trăm triệu đồng, Thụy đã “ngó lơ” cho đường dây buôn lậu xăng với quy mô lên đến hàng triệu lít.
Liên quan đường dây này, nguyên chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang Nguyễn Thế Anh cũng đã có hành vi tiếp tay cho người thân của mình tham gia đường dây buôn lậu xăng quy mô lớn. Ông Thế Anh đã bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.

Đội trưởng chống buôn lậu “ăn tiền” bảo kê

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, bị can Ngô Văn Thụy là đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.
Thụy được giao nhiệm vụ tham gia phòng chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận trở vào phía Nam.
Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, Thụy phát hiện việc các tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu về xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) nên đã đến Cần Thơ để tổ chức bắt giữ.
Trung tướng Đỗ Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Vụ Học viện Quân y và Việt Á: Hai tướng Đỗ Quyết, Nguyễn Viết Lượng liên quan gì?
Ngày 25/1/2021, trong quá trình triển khai thì một cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan điện thoại cho Thụy giới thiệu có người tên Nguyễn Hữu Tứ xin gặp. Khi đó, Thụy biết việc tổ chức bắt giữ đã bị lộ nên lệnh cho toàn đội quay về TP.HCM.
Sau đó, Tứ cùng đàn em là Trần Ngọc Thanh mang theo phong bì 10.000 USD đến nhà hàng TP Cần Thơ để gặp Thụy và đưa tiền. Tứ đề nghị Thụy “tạo điều kiện” cho các tàu Nhật Minh chở xăng về Mỹ Hòa bán cho mình. Tuy nhiên, Thụy từ chối “giúp”.
Mấy ngày sau, Tứ và Thanh tiếp tục bỏ thêm một thẻ ATM có 100 triệu trong tài khoản vào phong bì cùng với 10.000 USD tìm đến nhà Thụy ở TP.HCM để đề nghị không bắt tàu Nhật Minh.
Trước khi ra về, Tứ nói mật khẩu thẻ ATM rồi để phong bì tiền và thẻ ATM vào hộc tủ phòng khách nhà Thụy. Tuy nhiên, Thụy vẫn không đồng ý “bỏ qua” cho tàu Nhật Minh.
Thấy vậy, đích thân Phan Thanh Hữu xin gặp Thụy tại nhà riêng và được đồng ý. Đến nhà, Hữu lấy cọc tiền 500 triệu đồng từ cốp xe vào để ở ghế phòng khách, nói “gửi quà để chú ra Bắc” rồi xin phép ra về. Kể từ đó, Thụy làm ngơ cho đường dây buôn lậu hàng triệu lít xăng của Hữu.
Làm việc với cơ quan công an, Ngô Văn Thụy thừa nhận đã nhận của Tứ một phong bì đựng 10.000 USD và một thẻ ATM mang tên Nguyễn Hữu Tứ, trong tài khoản thẻ có số dư 100 triệu đồng. Ngoài ra, Thụy cũng thừa nhận đã nhận của Phan Thanh Hữu số tiền 500 triệu đồng. Thụy đã tiêu xài cá nhân toàn bộ số tiền 10.000 USD và 500 triệu đồng này.
Tuy nhiên, Thụy không thừa nhận việc nhận tiền để không bắt giữ các tàu Nhật Minh của Hữu khi vận chuyển xăng nhập lậu về xã Mỹ Hòa để bán cho Tứ như lời khai của Tứ và Hữu.
Cơ quan điều tra đã thực hiện đối chất giữa Hữu, Tứ với Ngô Văn Thụy. Kết quả, Thụy chỉ thừa nhận Hữu, Tứ đến nhà riêng đặt vấn đề biếu quà chứ không thỏa thuận đồng ý cho tiếp tục buôn xăng nhập lậu.
Công an tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp để đề nghị truy tố đối với bị can Ngô Văn Thụy về tội nhận hối lộ.

Vợ bé, anh rể chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang đều buôn lậu

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định bị can Phạm Thị Hương có liên quan đến đường dây buôn lậu. Hương là vợ bé của Nguyễn Thế Anh, nguyên chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang, đã bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.
Do từng công tác tại Ban chỉ đạo 389 Quốc gia có chức năng kiểm tra, bắt giữ các hành vi buôn lậu - hàng giả nên Thế Anh đã yêu cầu Phan Thanh Hữu phải bán xăng lậu cho Hương.
Sau khi được “sếp” Thế Anh yêu cầu, Hữu liền nói Tứ liên lạc để bán xăng lậu cho Hương. Hương sau đó dùng xe bồn đến kho Nam Phong nhận xăng lậu với số lượng hơn 5,7 triệu lít.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Long nói về tham nhũng ngành y, Kiên Giang thanh tra vụ mua kit test Việt Á
Tuy nhiên, Hương chỉ bán hơn 1,7 triệu lít xăng, số còn lại gần 4 triệu lít xăng lậu Hương đặt hàng giúp cho Lê Tất Thắng (nhân viên bán hàng của Công ty Xăng dầu Quân đội Mipec) để Thắng bán lại rồi hưởng lợi số tiền 100 đồng/lít thông qua việc đặt hàng hộ cho Thắng.
Theo điều tra, từ ngày 1/3/2020 đến 28/9/2020, Hương đã chuyển khoản và giao tiền mặt tổng số tiền hơn 46 tỉ đồng cho Tứ và người của Tứ. Việc thanh toán tiền mua xăng lậu thì Hương chuyển khoản thanh toán hoặc trả tiền mặt.
Ngoài Hương, anh rể của Thế Anh là Lê Hùng Phong cũng tham gia đường dây buôn lậu xăng do Hữu và Tứ cầm đầu. Sau khi nhận được yêu cầu từ Thế Anh, Hữu cũng nói Tứ bán xăng lậu cho Phong.
Giữa năm 2020, các đối tượng gặp nhau tại nhà hàng ở quận 1 (TP.HCM) để thỏa thuận về việc mua bán xăng nhập lậu ở kho Nam Phong. Phong sau đó đã cho xe đến nhận 600.000 lít xăng lậu tại kho Nam Phong.

Loạt sĩ quan Biên phòng Kiên Giang bị kỷ luật vụ Đại tá Nguyễn Thế Anh

Như Sputnik thông tin, tại kỳ họp thứ 12 từ ngày 2 - 4/3 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Chờ “mẻ cá lớn” vụ Việt Á từ Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc của Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt và chỉ huy các đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và lực lượng Bộ đội Biên phòng”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
1.
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với Đại tá Hồ Tú Điền, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
2.
Cách chức Phó Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với Đại tá Phạm Văn Sáng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.
3.
Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại tá Nguyễn Văn Phương, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đại tá Phạm Chánh Kính, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
4.
Khiển trách Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đại tá Bùi Minh Trí, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.
UBKT Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang kiểm điểm nghiêm túc và chỉ đạo, xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm nêu nghiêm trọng này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала