Dư địa phát triển còn nhiều, dòng vốn Mỹ tiếp tục đổ vào Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamQuốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Đăng ký
Các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, y tế, logistics được kỳ vọng sẽ là mảnh đất vàng thu hút dòng chảy đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.
Theo đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ, việc Chính phủ không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp nước này tiếp tục rót vốn vào Việt Nam.

Hợp tác thương mại Việt – Mỹ không ngừng phát triển

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua, nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp nước này đã lên tiếng khẳng định, Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng thị trường Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách thương mại quốc tế Marisa Lago cho biết, trong năm vừa qua, hai nước đã có bước phục hồi và tăng trưởng kinh tế tích cực. Mỹ đã trở thành đối tác thương mại thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Hợp tác về chính sách bảo hiểm xã hội với Hoa Kỳ: Việt Nam được gì?
Theo bà Lago, có hơn 100 chuyên gia Mỹ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong việc đầu tư, thúc đẩy thương mại hai chiều phát triển hơn nữa.

“Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để đưa các đoàn doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Mỹ sang Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng giới thiệu các tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong mảng năng lượng”, bà Marisa Lago khẳng định.

Đến hiện tại, Hoa Kỳ có gần 1.150 dự án đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 10,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trên tổng số 141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.
Bất chấp những khó khăn mà đại dịch Covid-19 mang lại trong năm qua, nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Apple, Amazon, Google, Intel… vẫn thông báo các khoản đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó, Intel đã đầu tư bổ sung 475 triệu USD.
Một trong 3 tập đoàn năng lượng lớn nhất của Mỹ là First Solar cũng đầu tư trên 1 tỷ USD vào dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công ty Hayward Quartz Technology INC có trụ sở đặt tại Thung lũng Silicon đã đầu tư 110 triệu USD vào khu công nghệ cao Đà Nẵng...
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Theo kết quả khảo sát về đầu tư kinh doanh năm 2021 của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), có gần 80% thành viên của tổ chức này đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam.
“Xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới. Việc Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư là tiền đề để doanh nghiệp Mỹ mang vốn tới Việt Nam”, Giám đốc Điều hành AmCham Adam Sitkoff cho biết.
Trước đó, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Công thương với một số tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam chiều 8/3/2022, đại diện Công ty TNHH Ford Việt Nam đã cho biết về dự định tăng công suất sản xuất và tuyển thêm lao động trong năm 2022.
Doanh nghiệp này cũng đang làm thủ tục xin cấp phép mở trang thương mại điện tử với mục đích hỗ trợ tối đa người tiêu dùng.

Kinh tế số, năng lượng tái tạo thu hút đầu tư

Đại diện các doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai nước nhìn nhận, vẫn còn dư địa lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư Việt - Mỹ phát triển. Hoa Kỳ nhận thấy Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, đồng thời dự báo vai trò này sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Bị Mỹ cấm vận, đối tác Nga muốn rút khỏi dự án nhiệt điện ở Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt - Mỹ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chính sách của Việt Nam đặt ưu tiên lớn trong việc thu hút các dự án công nghệ cao, chuyển đổi số, nhất là các dự án đầu tư năng lượng sạch.
“Việt Nam mong muốn xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có điều kiện phát triển và là thế mạnh của Mỹ, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm logistics; nâng cao năng lực hệ thống y tế…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại hội nghị.
Theo đại diện Tập đoàn ExxonMobil, công ty đang triển khai một số dự án điện - khí tại Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng đang hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam thông qua việc phát triển và ứng dụng các công nghệ, giải pháp khoa học tiên tiến.
Theo bà Marie Damour, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, doanh nghiệp hai nước đang duy trì đà phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư đa dạng, trải dài trong các lĩnh vực như y tế, năng lượng, giáo dục...
Bà Marie Damour cho biết, Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu đầy tham vọng tại Hội nghị COP26. Dù điều này không dễ dàng, nhưng đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp hai bên phát triển lâu dài, với các dự án khả thi về năng lượng tái tạo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao nhận hối lộ: “Sẽ không có vùng cấm và ngoại lệ”

Còn nhiều dư địa để phát triển

Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công thì cho rằng, có rất nhiều lĩnh vực tiềm năng mà doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác tốt, định hình quan hệ tương lai.
"Các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có nhiều hợp tác điển hình thành công trong lĩnh vực điện khí (LNG), năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần phát triển thương mại hai chiều hài hòa và thực hiện mục tiêu an ninh năng lượng", Chủ tịch VCCI chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo ông, các doanh nghiệp Hoa Kỳ còn có thể hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm sẵn có với doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế số.
Ông Công cho biết, xuất khẩu toàn cầu của các dịch vụ công nghệ thông tin ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như 2 năm vừa qua. Năm 2020, giá trị xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu đạt 711 tỷ USD, gần gấp đôi so với 364 tỷ USD xuất khẩu năm 2011.
Thêm vào đó, các hiệp định thương mại như CPTPP cũng đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với kinh tế số, đồng thời mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Tuy vậy, điều đó cũng tạo ra những thách thức đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Hàn Quốc muốn gia nhập CPTPP nhưng nếu như Tokyo ngăn cản…
Để giải quyết những thách thức mới đặt ra, Chủ tịch VCCI cho rằng, doanh nghiệp hai nước cần có sự tin tưởng lẫn nhau, chủ động, sáng tạo và hợp tác cùng vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng công nghệ số, từ đó hướng tới phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Đặc biệt, hai bên còn rất nhiều dư địa trong việc hợp tác, đầu tư trong nhiều lĩnh vực, bao gôm kinh tế số, năng lượng sạch và bền vững, chế tạo – chế biến, hàng không, y tế, dược phẩm...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала