‘Bánh mì’ của ngành công nghiệp tăng chóng mặt, doanh nghiệp ‘chới với’

CC0 / Pixabay / Thép
Thép  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thép được coi là “bánh mì” của ngành công nghiệp. Nhưng trong nửa tháng trở lại đây, giá thép liên tục leo thang. Ngày 15/3 vừa qua, mỗi tấn thép lại tăng thêm trung bình 600.000 đồng so với vài ngày trước.

Giá thép ‘đội’ nhanh chưa từng có

Ghi nhận vào ngày 15/3 cho thấy, hàng loạt các công ty thép thông báo tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán. Theo đó, Công ty cổ phần Sản xuất thép Việt Đức, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, Công ty TNHH Thép Đặc biệt Shengli Việt Nam v.v. thông báo điều chỉnh giá bán trên phạm vi toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây tăng 600.000 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
Các “ông lớn” trong ngành thép khác như Hòa Phát, Vinausteel, Kyoei, Pomina... cũng điều chỉnh giá bán tăng mức 600.000 đồng/tấn. Nguyên nhân được các bên đưa ra là giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Từ đầu năm đến nay, thống kê đối với giá thép cây, giá thép cây đã 6 lần tăng giá. Trong đó, lần tăng cao nhất là ngày 15/3, thêm 600 nghìn đồng/tấn (chưa bao gồm VAT). Các lần tăng giá trước đó đều từ 200.000-300.000 đồng/tấn.
Ống thép. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Nga-Ukraina và Trung Quốc: điều gì khiến giá thép Việt Nam tăng cao sát đỉnh lịch sử?
Theo báo cáo cập nhật ngành thép quý I, nhóm nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo xung đột giữa Ukraina và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép.
Hiện tại, Nga là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường châu Âu. Thép của Nga chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraina và Belarus thì tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) Bắc Âu đã tăng 35% từ 1.054 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 1.419 USD/tấn hiện nay.
thép - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
‘Ông trùm’ ngành thép lọt top 1.000 tỷ phú thế giới, số người siêu giàu Việt Nam dự báo tăng mạnh

Doanh nghiệp ‘méo mặt’, nhà phân phối băn khoăn

Phản ứng của các nhà phân phối khi nhận được thông báo tăng giá của đơn vị sản xuất đều không vui. Vì giá sau tăng khiến nhà phân phối phải bỏ một số lượng tiền nhiều hơn để nhập cùng một số lượng hàng hóa.
Vốn bỏ ra nhiều hơn trong khi lãi không tăng càng làm cho các nhà phân phối suy nghĩ. Mặt khác, các nhà phân phối lo ngại việc tăng giá nhiều sản phẩm hàng hóa có thể khiến sức mua giảm mạnh.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá xăng, dầu từ đầu năm tới nay đã tăng rất mạnh, tạo áp lực rất lớn với nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng, dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.
Hoạt động sản xuất phôi thép tại Công ty TNHH Khoảng sản Luyện kim Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới thay thế Trung Quốc?
Nếu xét trong hoạt động sản xuất và dịch vụ, chi phí xăng, dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng, dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.
Trước đó, vào chiều 14/3, Phó thủ tướng Lê Minh Khái họp với một số bộ, ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu (xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu, sắt thép, phân bón, nông sản, dịch vụ vật tư y tế...).
Theo đó, ông nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm là phải kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, LPG; thép xây dựng, xi măng; dịch vụ vận tải; thức ăn chăn nuôi, thịt lợn, gạo; vật tư trang thiết bị y tế v.v theo đúng quy định của pháp luật về giá.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала