Trung Quốc tuyên bố về «nỗi thất vọng» của Hoa Kỳ vì từ bỏ dầu Nga

© REUTERS / Jonathan AlcornTiền gửi dầu
Tiền gửi dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ "đã rơi vào cảnh tuyệt vọng" sau khi áp đặt lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga và buộc phải cầu cứu các nước xuất khẩu dầu mỏ, báo Trung Quốc Global Times nhận xét.

Hoa Kỳ tuyệt vọng

Bài viết lưu ý rằng trong nỗ lực kiềm chế tăng giá năng lượng, Nhà Trắng đã cố gắng tổ chức những cuộc gặp video với sự tham gia của Tổng thống Joe Biden và các lãnh đạo của Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhưng vô hiệu quả.

"Các nước OPEC không muốn bị Hoa Kỳ trói tay trói chân hay vi phạm hạn ngạch khai thác và thọc dao vào sau lưng Nga giữa cơn khủng hoảng đang nóng lên. Trong cảnh tuyệt vọng Hoa Kỳ đã phải cầu tới sự giúp đỡ từ Iran, bóng gió rằng họ có thể bắt đầu nhập khẩu dầu sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân", - tác giả viết.

Quan sát viên cho rằng cố gắng của Washington trong việc đàm phán với Nicolas Maduro nhằm nới lỏng trừng phạt để các công ty Mỹ có thể lại đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela và giúp tăng sản lượng ở nước này chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và bộc lộ tình trạng non yểu chưa trưởng thành.
Tổng thống Nga Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà Trắng yêu cầu TikTokers đổ lỗi cho Putin vì giá nhiên liệu tăng

"Thật là mỉa mai khi Biden với tư cách là một chính trị gia kỳ cựu đã thể hiện sự ngây thơ và thiếu cẩn trọng trong các sự kiện như rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và trong cuộc xung đột Nga-Ukraina", - Global Times nhận xét.

Tác giả bài báo cũng gọi hành động của Washington là vô trách nhiệm đối với các đồng minh và đối tác.
"Những nỗ lực hiện tại của Liên minh xuyên Đại Tây Dương chống Nga sẽ không chỉ gây tổn hại cho châu Âu, mà còn bị các nước khác phản kháng. Có vẻ như Biden đã cố tập hợp châu Âu bằng cách lên án Nga, nhưng trên thực tế các nước châu Âu đang bị trói tay trói chân trong cảnh vô vọng", - nhà báo Trung Quốc đánh giá.
Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Biden tuyên bố cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Còn Phó Thủ tướng Nga Alexandr Novak lưu ý rằng việc từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc đối với thị trường thế giới và đẩy giá tăng vọt lên tới 300 USD/thùng hoặc cao hơn nữa.
Thành phố Volnovakha, thuộc quyền kiểm soát của DNR - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Quốc phòng Nga: Phương Tây bưng bít cuộc tấn công của Ukraina vào Donetsk

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina

Ngày 21 tháng 2, đáp lại đề nghị từ các nước Cộng hòa Donbass và sau lời kêu gọi của các đại biểu Duma Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của LNR và DNR. Sáng sớm ngày 24 tháng 2, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Theo lời ông Putin, cũng cần tiến hành phi hạt nhân hóa Ukraina, đưa ra trước công lý tất cả những tên tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm về «những tội ác đẫm máu chống dân thường» ở Donbass.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, không có gì đe dọa dân thường. Với sự hỗ trợ của quân đội Nga, các đơn vị dân quân DNR và LNR đang phát triển cuộc tấn công, có tổn thất ở tất cả các bên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала