AUKUS muốn tăng cường chống Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

© Ảnh : Public DomainTàu ngầm HMAS ONSLOW (SS-60)
Tàu ngầm HMAS ONSLOW (SS-60) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đăng ký
Úc sẽ trở thành "ngôi nhà thứ hai" cho các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh. Sau họ, hàng không mẫu hạm của Mỹ và Anh cũng có thể xuất hiện tại các cảng của Úc. Khối AUKUS kích động việc tăng cường đối đầu với Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Úc chuẩn bị cảng để tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân của Anh và Mỹ

Thủ tướng Scott Morrison thông báo điều này vào thứ Ba. Thủ tướng cho biết những chiếc tàu này ban đầu sẽ được bố trí ở Tây Úc. Tuy nhiên, ông nói thêm "cuối cùng tôi cũng muốn nhìn thấy chúng ở bờ biển phía đông", hãng tin AFP trích dẫn lời Scott Morrison.
Đầu tuần trước, trong bài phát biểu ảo tại Viện Lowy, Thủ tướng Úc đã công bố quyết định xây dựng một căn cứ mới ở phía đông để hỗ trợ việc đóng và triển khai các tàu ngầm hạt nhân tương lai của Úc, theo thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ liên minh quân sự AUKUS với Mỹ và Anh. Ba địa điểm cho căn cứ mới đang được xem xét - Brisbane, Newcastle và Port Kembla. Đây sẽ là cơ sở hạ tầng bổ sung cho việc bố trí hạm đội tàu ngầm bên cạnh các cơ sở hiện có ở phía Tây (Fleet Base West facilities), Thủ tướng cho biết. Các căn cứ này nằm trên đảo Garden Island, là nơi đóng quân cho các tàu ngầm hiện tại và tương lai vì tầm quan trọng chiến lược của nó ở Ấn Độ Dương, Morrison cho biết.
© Sputnik / Vitaliy PodvitskiyĐối đầu nhân tạo
Đối đầu nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đối đầu nhân tạo

Tăng cường khả năng chiến đấu

Các đồng minh của Úc sử dụng khối AUKUS để tăng cường khả năng tác chiến của hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương khi cuộc đối đầu với Trung Quốc leo thang. Điều này được Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, thuyền trưởng dự bị bậc nhất Konstantin Sivkov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Việc ghé cảng sẽ tạo cơ hội cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân nghỉ ngơi, bổ sung nguồn cung cấp và đạn dược, cũng như sửa chữa thiết bị nếu cần thiết. Việc tàu chiến đi từ Vương quốc Anh và Bờ Tây Hoa Kỳ đến khu vực trong điều kiện tự hải hành là một chuyện. Khi tàu chiến đặt căn cứ tại Úc lại là chuyện khác. Điều này giúp tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của hạm đội Mỹ và Anh. Không chỉ là về tàu ngầm. Nhiều khả năng, hàng không mẫu hạm Mỹ và Anh cũng sẽ xuất hiện ở Úc tiếp sau . Không phải tất cả các nước trong khu vực đều sẵn sàng trang bị tàu chiến hạt nhân. Nói chung, trong một thời gian dài, Úc cấm các tàu hạt nhân ghé vào căn cứ của mình. Sau khi gia nhập AUKUS, họ bắt đầu làm các nước láng giềng của mình quen dần với sự hiện diện các tàu chiến nước ngoài tại bến cảng của mình. Ví dụ, một tàu sân bay Mỹ, sau 5-7 ngày xung đột với kẻ thù tiềm tàng, cần phải bổ sung đạn dược cho các máy bay trên tàu sân bay. Việc sửa chữa, bổ sung nguyên nhiên liệu cho máy bay, thường cũng được thực hiện trong cảng".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: AUKUS có thể phá vỡ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân

Úc mong đợi nhiều vào công việc bảo trì cho các tàu quân sự

Và không chỉ tàu chiến, tàu ngầm của Úc, mà còn tàu của các nước đối tác vào Úc. Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton tuyên bố điều này vào đầu tuần trước trong cuộc phỏng vấn với tập đoàn ABC của Úc. Ông chú ý đến viễn cảnh các chuyến thăm quan trọng của các tàu Hải quân Hoa Kỳ, và không chỉ tàu ngầm. Theo dự báo của Bộ trưởng, số chuyến thăm của các tàu Nhật Bản, Anh và Ấn Độ cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Việc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh tiến vào các cảng của Úc sẽ gây bất ổn hơn nữa cho tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Shen Shishun, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nói.
Trước đó, quyết định trang bị tàu ngầm hạt nhân cho hạm đội của Úc theo AUKUS đã vấp phải sự ngờ vực và nghi ngại trong khu vực. Giờ đây, có thông tin cho rằng Úc đang thực sự trở thành "ngôi nhà thứ hai" cho các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh. Trong bối cảnh đối đầu ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề Đài Loan, trên thực tế, AUKUS càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, vì Trung Quốc sẽ không thể không đối phó với các mối đe dọa mới đối với an ninh của họ, bất kể chúng đến từ đâu.
Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
NATO Thái Bình Dương: Trung Quốc cảm thấy mối đe dọa nào từ việc Mỹ mở rộng liên minh quân sự
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала