Vũ khí do nhà máy Z111 của Quân đội Việt Nam sản xuất ‘chất’ hơn cả ‘hàng ngoại nhập’

© Ảnh : Bộ Quốc phòng Việt NamNhà máy Z111
Nhà máy Z111 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Đăng ký
Nhà máy Z111 đóng ở Thanh Hóa, là nơi chuyên sản xuất vũ khí cỡ nhỏ, đặc biệt, đây là đơn vị duy nhất chuyên làm nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí bộ binh nòng có rãnh xoắn đến 12,7mm cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Thượng tá Hoàng Quốc Vinh, vũ khí trang thiết bị của nhà máy Z111 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương hoặc vượt trội so với các vũ khí cùng loại của nước ngoài.

Sản xuất nhiều vũ khí hiện đại

Tính đến nay, nhà máy Z111 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng – đó là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống (19/3/1957 – 19/3/2022), Thượng tá Hoàng Quốc Vinh, Giám đốc Nhà máy Z111 đã có những chia sẻ đáng chú ý về các thành tựu quan trọng của đơn vị cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2022
Quân đội Việt Nam siết chặt tình hình tội phạm quân sự
Theo đó, trao đổi với QĐND, thông tin về những thành tựu của nhà máy Z111, Thượng tá Vinh cho biết, sự khác biệt lớn nhất của Z111 so với các nhà máy của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thể hiện ở chỗ, Z111 là đơn vị duy nhất trong quân đội làm nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí bộ binh nòng có rãnh xoắn đến 12,7mm để trang bị cho lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Thượng tá Hoàng Quốc Vinh nhấn mạnh, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù cơ sở vật chất thiếu thốn, đơn vị nhiều lần phải sơ tán để tránh máy bay địch đánh phá, song nhà máy vẫn cung cấp hàng nghìn khẩu súng K50 cải biên, tiểu liên AK, CKC, súng cối 60mm, 81mm, súng chống tăng B40, CT62... cho bộ đội trên các chiến trường.
“Trong những năm gần đây, nhà máy đã tích cực, chủ động sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn tuyệt đối”, Thượng tá Vinh nhấn mạnh.
Theo Giám đốc nhà máy Z111, đơn vị đặc biệt đã tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ sản xuất súng bộ binh thế hệ mới, từ đó chế tạo thành công nhiều loại vũ khí, trang bị mới, hiện đại, như súng ngắn, súng tiểu liên, súng đại liên, súng máy phòng không và một số loại pháo cao xạ.

Ưu điểm vũ khí từ Nhà máy Z111

Bàn về ưu điểm các loại vũ khí trang thiết bị kỹ thuật cùng chủng loại nhập từ nước ngoài đang có trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam, thượng tá Vinh nêu rõ những ưu điểm, tính năng khác biệt của sản phẩm nhà máy Z111.
Cụ thể, theo vị lãnh đạo, trước yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Nhà máy Z111 xác định phải sản xuất được các loại vũ khí trang thiết bị có tính năng kỹ chiến thuật tương đương hoặc vượt trội so với các vũ khí cùng loại của nước ngoài.
BTR-152 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Bất ngờ với năng lực hoán cải xe bọc thép BTR-152 của Quân đội Việt Nam
Ông Vinh dẫn chứng ví dụ từ súng tiểu liên STV 215 và STV 380 do nhà máy nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công năm 2018.
“Súng có thể tác chiến ở môi trường khắc nghiệt (nước, cát, nhiệt độ âm); có độ bền cao hơn so với súng cùng chủng loại của một số nước”, Giám đốc Nhà máy Z111 cho biết.
Theo đó, súng do Việt Nam sản xuất có thể sử dụng tùy biến nhiều trang bị đi kèm, qua đó làm tăng khả năng tác chiến cho bộ đội trên chiến trường, đồng thời giúp vũ khí bắt kịp xu thế hiện nay của các loại súng trường tấn công hiện đại.

Hướng đến xuất khẩu vũ khí

Theo Giám đốc Z111, việc tự chủ trong sản xuất vũ khí trang thiết bị kỹ thuật có ý nghĩa to lớn.
Thượng tá Hoàng Quốc Vinh phân tích, về ý nghĩa chính trị, đây là minh chứng sinh động cho khả năng làm chủ nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí mới của quân đội Việt Nam, đồng thời củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ đối với vũ khí trang thiết bị do chính nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam sản xuất.
Hội nghị quốc tế lần thứ nhất nhằm chuẩn bị kế hoạch tổ chức Hội thao Quân sự Quốc tế 2022 (Army Games 2022) - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
ARMY GAMES-2022
Đại diện Quân đội Việt Nam sẽ tham dự 15 nội dung thi Army Games 2022
Trong khi đó, về mặt quốc phòng, theo Thượng tá Vinh, Việt Nam sẽ không chỉ chủ động một phần trong tự bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang mà còn tạo thuận lợi trong khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp.
“Về kinh tế, chúng ta đã sản xuất thành công các thế hệ súng bộ binh có thông số kỹ thuật đạt các tiêu chuẩn so với những sản phẩm cùng loại, song giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm nhập ngoại, đồng thời mở ra cơ hội trong hợp tác, xuất khẩu vũ khí trang thiết bị”, Thượng tá Vinh bày tỏ.
Về khoa học công nghệ, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện năng lực làm chủ công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, có cơ hội từng bước đầu tư các trang bị công nghệ hiện đại.

“Doanh nghiệp nghìn tỷ” của Quốc phòng Việt Nam

Thông tin về chủ trương kết hợp quốc phòng với kinh tế, Giám đốc Nhà máy Z111 cho biết, những năm qua, đơn vị đã tận dụng tối đa công suất dôi dư, trình độ công nghệ, khai thác tốt tính lưỡng dụng của các trang thiết bị có sẵn, sản xuất được nhiều mặt hàng phục vụ nền kinh tế trong nước và xuất khẩu, tập trung vào nhiều lĩnh vực.
Trong đó có phụ tùng cơ khí cung cấp cho các ngành dầu khí, xi măng, giấy, công nghiệp thực phẩm, lắp ráp và sửa chữa ô tô...; sản phẩm nhựa gia dụng và công nghiệp; xây dựng công trình; xuất khẩu chi tiết vũ khí...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Nghĩa tình quân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Thủ tướng: 'Lực lượng quân đội Việt Nam là sức mạnh hiếm nơi nào trên thế giới có được'
Theo Thượng tá Quốc Vinh, trong giai đoạn 2015-2020, tỷ trọng doanh thu kinh tế trong tổng doanh thu bình quân của nhà máy đạt 36,3%/năm.
Định hướng kế hoạch kinh doanh sản xuất, hoạt động sắp tới, Thượng tá Hoàng Quốc Vinh cho biết, cùng với tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, nhà máy xác định tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, xây dựng tổ chức biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, phù hợp với quy mô phát triển.
Đơn vị cũng quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, nhà máy sẽ chủ động nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng các thành tựu từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất, chất lượng, độ tin cậy của các sản phẩm quốc phòng, đồng thời phát triển thêm nhiều loại vũ khí, trang bị mới.
Thượng tá Hoàng Quốc Vinh nhấn mạnh, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhà máy sẽ tích cực tổ chức các hoạt động như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các đối tác chiến lược, có khả năng hợp tác lâu dài, đầu tư nghiên cứu, cải tiến sản phẩm theo hướng đa năng, hiện đại.
“Phấn đấu đến năm 2025, nhà máy sẽ nằm trong top “doanh nghiệp nghìn tỷ”, với doanh thu đạt trên 1.200 tỷ đồng, thu nhập bình quân hơn 16,3 triệu đồng/người/tháng”, Giám đốc Nhà máy Z111 cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала