Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Điện Biên: Cá thể hổ nặng 220kg bị chích điện đến chết

© Ảnh : TTXVN phátCác đối tượng và tang vật bị thu giữ.
Các đối tượng và tang vật bị thu giữ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Một lần nữa hồi chuông báo động cho tình trạng bảo tồn hổ, loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp tục nổi lên tại Việt Nam.
Ngày 17/3 tại tỉnh Điện Biên, lực lượng công an tỉnh đã bắt giữ 3 đối tượng có hành vi tàng trữ, giết mổ cá thể hổ để nấu cao.

Bắt giữ hình sự ngay 3 đối tượng

Theo thông tin của Công an tỉnh Điện Biên, vào lúc 21 giờ ngày 17/3, lực lượng Công an huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tạm giữ hình sự 3 đối tượng về hành vi tàng trữ, giết mổ hổ để nấu cao.
Các đối tượng trên bao gồm: Lường Văn Anh (sinh năm 1977, trú tại bản Yên Cang 2, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên); Ngô Sỹ Thành (sinh năm 1976, trú tại xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) và Ngô Sỹ Tiến (sinh năm 1967, trú tại số 71B, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Tang vật dùng để nấu cao hổ được Cơ quan Công an phát hiện tại nhà ông Ngô Văn Quân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Giết hổ lấy cao tại nhà, một chủ tịch xã bị tạm giữ hình sự
Được biết, khi lực lượng chức năng vây bắt tại hiện trường thì ba đối tượng trên đang dùng kích điện và dao để giết cá thể hổ tại nhà riêng của Lường Văn Anh.
Lực lượng chức năng đã phát hiện một cá thể hổ nặng khoảng 220kg đã chết và tang vật gồm: 3 con dao, 1 bộ kích điện, 1 xe ô tô và nhiều vật chứng có liên quan.
Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hổ là động vật thuộc nhóm IB, danh mục bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm.
Сon hổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
‘Ngôi nhà mới’ cho 15 chú hổ trong các vụ buôn lậu, nuôi giữ trái phép

Nỗ lực thúc đẩy bảo tồn loài hổ tại Việt Nam

Như Sputnik đã đưa tin nhiều lần, Việt Nam đã và đang cố gắng bảo tồn loài hổ. Trên thực tế, tại Việt Nam cao hổ được xem như thần dược, hay các nanh móng hổ được ưa thích, sử dụng như các đồ phong thủy, da hổ được làm các vật phong thủy trang trí trong gia đình. Rõ ràng lợi nhuận từ việc buôn bán hổ trái phép là rất lớn. Trước thực trạng này, cần nâng cao nguy cơ, rủi ro từ hoạt động buôn bán hay nuôi nhốt hổ trái phép.
Theo nhận định của giới chuyên gia bảo tồn, hiện nay số lượng hổ trong tự nhiên tại Việt Nam ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể trong khi hoạt động nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại do các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện lại đang phát triển rất mạnh với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tăng dần qua các năm.
Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam nỗ lực bảo vệ nguồn gen thuần chủng hổ Đông Dương
Ngay cả khi hoạt động nuôi hổ để bảo tồn được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cần thiết để góp phần phục hồi quần thể hổ tự nhiên tại Việt Nam, thì trên thực tế cũng nảy sinh rất nhiều mặt trái tiêu cực, ảnh hưởng đến nỗ lực bảo tồn.
Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi, theo yêu cầu bảo tồn.
Là một trong những tổ chức đi đầu trong công tác bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã đề xuất Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Hổ ở Việt Nam: Thả hay nhốt?
Theo đó, trước mắt Việt Nam cần ban hành một chính sách chuyên biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ, trong đó có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào bất kỳ hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép nào.
Về lâu dài, Việt Nam cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán đông hoang dã trái phép.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала