Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc, tình hình Ukraina và nỗi lo của Bộ Nông nghiệp Việt Nam

© Sputnik / Sergey Venyavskiy / Chuyển đến kho ảnh Ngũ cốc
 Ngũ cốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Đăng ký
Tình hình xung đột Nga – Ukraina, lệnh cấm xuất ngũ cốc, lúa mì… kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng do giảm nguồn cung nguyên liệu.
Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi đang tăng mạnh do ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraina, Bộ Nông nghiệp mong doanh nghiệp không vội tăng giá vì lo người chăn nuôi sẽ khổ và lỗ.

Tình hình Ukraina và nỗi lo của Bộ Nông nghiệp Việt Nam

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi ngày 18/3, các lo ngại về xu hướng tăng giá tiếp tục được đề cập.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xung đột Nga – Ukraina làm giảm nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, qua đó, đẩy giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, ít nhất là đến hết năm nay.
Ngũ cốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Bộ Nông nghiệp Nga nói về tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hóa nông sản với Việt Nam
Ông Chinh cho hay, giai đoạn năm 2015-2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần.
“Thế nhưng bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đặc biệt, xung đột Nga và Ukraina gần đây đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh”, Cục Phó Cục Chăn nuôi thừa nhận.
Vị lãnh đạo thẳng thắn, nếu đem so với cùng kỳ (tức hồi tháng 3/2021), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đã tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc.
Ông Chinh lưu ý mức tăng cao nhất là giá lúa mì đã lên tới 9.850 đồng/kg, tăng tới 49,5%; khô dầu đậu tương là 16.500 đồng/kg, tăng 33,4%; ngô hạt giá là 10.200 đồng/kg, tăng 29,3%; bã ngô giá 10.300 đồng/kg tăng 23,1%.
Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, cũng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp thị trường Việt Nam hiện đang ở mức cao.
Nếu so với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng là 12.500 đồng/kg (tăng 18,4%), thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đồng/kg (tăng 24,5%) và thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100 đồng/kg (tăng 29,8%).

Vì sao giá thức ăn chăn nuôi tăng cao?

Ông Tống Xuân Chinh cho biết, nguyên nhân khiến các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraina.
Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất và Ukraina là nước xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ tư trên thế giới. Do đó, điều này đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mì trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Cảng hàng hóa ở Manila, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Giải cứu 36 container điều xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp đưa ra giải pháp gì?
Bộ Nông nghiệp cho biết, Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraina nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) để làm thức ăn chăn nuôi.
Ông Xuân Chinh cho biết, trong bối cảnh này, dự kiến giá nguyên liệu vẫn tăng đến hết năm 2022.
Đại diện Bộ Nông nghiệp cũng cho hay, giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8/2022 đến nay đã tăng, giá ngô tăng lên 11.000 đồng/kg và giá khô gầu đậu tương tăng lên 17.000 đồng/kg.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định giá thức ăn chăn nuôi tăng tương đối cao trong hai năm gần đây.
Nếu trước đó, giá ngô chỉ khoảng 4.700 đồng/kg thì đến nay đã tăng lên trên dưới 10.000 đồng/kg, đỗ tương trước đây chỉ hơn 8.000 đồng/kg đến giờ đã tăng lên 16.300 đồng/kg… kéo theo đó giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã tăng từ 25-40%.
“Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Ông Tống Xuân Chinh lưu ý thêm, thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi hiện nay không chỉ là ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên người làm đứt gãy chuỗi cung ứng mà còn là dịch tả lợn châu Phi cũng như chi phí đầu vào sản xuất.

Tăng tự chủ nguồn cung nội địa

Cho đến thời điểm này, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới, trong khi năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn hạn chế.
Xét tỷ lệ, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65 - 70% giá thành chăn nuôi lợn. Trong hơn 2 năm qua, giá nguyên liệu trên thế giới tăng từ 20 - 40% tùy loại sản phẩm; một số loại nguyên liệu tăng đột biến như: ngô khô dầu, lúa mì, thực tế này đòi hỏi phải có sự chủ động về nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất thời gian tới.
Cây keo chết chưa rõ nguyên nhân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2020
Bộ Nông nghiệp bác thẳng tay ba dự án làm mất rừng tự nhiên
Ông Chinh nhấn mạnh, Việt Nam mới chỉ chủ động được 35%, chính vì thế phải tái cơ cấu trong hệ thống cây trồng để có cánh đồng đủ lớn áp dụng công nghệ cơ giới hóa và đưa giống ngô, đậu tương năng suất cao để phục vụ cho phát triển thức ăn chăn nuôi.
“Nếu không sẽ phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu sẽ rất khó để chủ động. Mục tiêu phải phấn đấu chủ động được khoảng 50%”, Cục phó cục Chăn nuôi nói.
Nói thêm về năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước, ông Chinh chỉ ra rằng, diện tích trồng ngô làm nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đến nay chỉ đạt 942.00ha và thậm chí đang có xu hướng giảm đi.
Cục phó cục Chăn nuôi lấy ví dụ như ở Sơn La, trước kia đây là địa phương có diện tích trồng ngô đứng đầu miền Bắc nhưng hiện nay do có ưu thế về xuất khẩu hoa quả ra nước ngoài nên Sơn La đã chuyển dịch rất nhanh từ diện tích trồng ngô sang trồng hoa quả khiến diện tích trồng ngô đã giảm đi.
“Không chỉ diện tích trồng ít mà năng suất ngô cũng còn rất thấp”, vị lãnh đạo thẳng thắn.
Cụ thể, hiện nay sản phẩm ngô của Việt Nam rất khó cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu như của Mỹ và Brasil, Irasel. Họ đều có năng suất trồng ngô cao gấp 2-4 lần so với Việt Nam.
Do đó, theo đại diện Bộ Nông nghiệp, cần phải hình thành vùng nguyên liệu để tập trung công nghệ cao, tăng năng suất thì mới có thể giảm bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu.
Việc tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn theo hình thức hợp tác xã, trong đó doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua ngô, sắn của nông dân với giá ổn định.
Đồng thời phát triển sản xuất protein từ côn trùng như ruồi lính đen để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng…cũng được tính đến và khuyến khích.
Bộ Nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh triển khai giải pháp tìm thức ăn thay thế để gỡ khó cho người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Chưa vội tăng giá thức ăn chăn nuôi

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp sản xuất không tăng giá thức ăn chăn nuôi vào thời điểm này để đỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
Thứ trưởng lưu ý, trước mỗi khó khăn, thách thức thì hệ sinh thái nhà nước, doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân cần gắn bó, chia sẻ với nhau để tạo sức mạnh chung.
“Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp không vội tăng giá để chia sẻ cùng người chăn nuôi”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, giá thức ăn chiếm tới 65-70% giá thành trong chăn nuôi. Trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc ứng dụng công nghệ xây dựng khẩu thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Nga trở thành cường quốc xuất khẩu ngũ cốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2020
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Pháp đề nghị thay chế độ cách ly bằng cách ra đồng làm việc
Thứ trưởng Tiến cũng thông tin, đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi.
“Chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại”, ông Tiến nói.
Theo đại diện Bộ NN&PTNT, các địa phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thì cần tính đến việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm để giảm áp lực về logistics. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Bên cạnh việc cần tận dụng nguyên liệu địa phương, cũng cần chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
“Bộ đang bàn với Tập đoàn De Heus để phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để thành lập các hợp tác xã sản xuất sắn, ngô để giảm áp lực phải nhập khẩu”, Thứ trưởng Tiến cho biết.
Tại hội nghị, đại diện Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp) cũng cho hay, việc sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cám dừa, cám gạo trong mô hình chăn nuôi lợn tại Tiền Giang, Lào Cai đã giúp giảm giá thành sản phẩm khoảng 3.000-5.000 đồng/kg.
Đồng thời, mô hình chăn nuôi lợn bản địa áp dụng các công thức phối trộn thức ăn từ nguyên liệu tự có tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế cũng đã giúp giảm chi phí thức ăn từ 10-15%/nái/năm so với việc mua thức ăn hỗn hợp.
Thịt - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2017
Bộ Nông nghiệp Việt Nam sẵn sàng cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt từ Nga
Qua nhiều năm, Viện Chăn nuôi cùng với các đơn vị đã đánh giá giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu của địa phương và đưa ra công thức thức ăn, phân tích giá trị thức ăn hỗn hợp với đầy đủ các tiêu chí protein, năng lượng, canxi, phốt pho, vitamin, axit amin…
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu được ứng dụng trên nhiều đối tượng như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm. Cụ thể, các côn thức nguyên liệu trong nước được nghiệm thu góp phần làm giảm giá thức ăn chăn nuôi từ 300-1.000 đồng/kg.
“Với mức giảm 1.000 đồng/kg, khi mua thức ăn 10.000 đồng/kg sẽ giảm được 10% và tương ứng giá thành chăn nuôi sẽ giảm được 5-7%”, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.
Do đó, Bộ Nông nghiệp đã yêu cầu Cục Chăn nuôi, các địa phương cần nhân rộng hơn nữa các công thức xây dựng khẩu phần ăn từ nguyên liệu trong nước để gỡ khó cho người chăn nuôi vượt qua giai đoạn này
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала