Điều gì khiến Hàn Quốc, Israel muốn làm sâu sắc hơn quan hệ với Việt Nam?

© Depositphotos.comHoàng thành Huế
Hoàng thành Huế - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Với trường phái ngoại giao “cây tre” đặc sắc, Việt Nam đã và đang truyền đi thông điệp mạnh mẽ về một đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Đây có lẽ cũng chính là lý do tại sao các quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Israel ngày càng muốn thắt chặt quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

‘Việt Nam là một quốc gia thân thiện’

Bà Kim Eun-hye, người phát ngôn của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, khẳng định như trên. Đồng thời nhấn mạnh, Việt Nam và Hàn Quốc đã duy trì "mối quan hệ tin cậy" bất chấp đại dịch COVID-19 và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2022 là năm hai nước kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hiện quan hệ song phương Hàn Quốc - Việt Nam đã được nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
© REUTERS / Lee Jin-man / PoolTân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol cầm hoa ở Seoul
Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol cầm hoa ở Seoul - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol cầm hoa ở Seoul
Người phát ngôn của Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng thông báo rằng, trong ngày 23/3, nhà lãnh đạo này sẽ điện đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, thảo luận cách thức làm sâu sắc mối quan hệ song phương.
Ngoài ra, bà Kim Kim Eun-hye cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong quan hệ đối tác của Hàn Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì Việt Nam đóng vai trò điều phối viên.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Việt Nam và Hàn Quốc “đã thân lại càng thân hơn”
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ 6 điện đàm cùng ông Yoon Suk-yeol từ khi ông đắc cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 10/3.
Trước đó, ông Yoon Suk-yeol đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5% từ Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Israel tại Đông Nam Á

Bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19, quan hệ giữa Việt Nam và Israel nói chung và quan hệ kinh tế thương mại nói riêng vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt, kim ngạch thương mại song phương năm 2021 vẫn đạt 1,8 tỷ USD, so với 1,6 tỷ USD của năm 2020 và 1,2 tỷ USD của năm 2019.
Nhằm phát triển hơn nữa và tận dụng triệt để dư địa hợp tác song phương, nngày 22/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với Phòng Thương mại Israel-Châu Á đã tổ chức lễ khai trương Phòng Thương mại Israel-Việt Nam, với sự tham dự của các cán bộ nhân viên Đại sứ quán và các văn phòng đại diện Việt Nam tại Israel cũng như đại diện các bộ ngành và doanh nghiệp nước bạn.
Gilad Cohen, Phó trưởng Bộ Ngoại giao Israel khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2020
Israel có kế hoạch ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ khai trương, bà Einat Halevi Levin, Chủ tịch Phòng Thương mại Israel-Việt Nam cho biết quyết định mở Phòng Thương mại Israel-Việt Nam được đưa ra bởi tiềm năng quan hệ to lớn và tăng trưởng mạnh mẽ giữa Israel và Việt Nam.
“Phòng Thương mại Israel-Việt Nam muốn hỗ trợ tất cả doanh nghiệp Israel và Việt Nam có thể cùng nhau phát triển, với mục tiêu tăng gấp đôi giá trị thương mại song phương với sự ra đời của hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương” - Bà Halevi nhấn mạnh.
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Israel Đỗ Minh Hùng đã thông tin về tình hình, triển vọng thương mại giữa Việt Nam và Israel. Đồng thời cho biết, Phòng Thương mại Israel-Việt Nam đã nhận sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ Israel để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, giữa các doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
UAV thế hệ mới Orbiter-3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2019
Israel chính thức xuất khẩu UAV Việt Nam quan tâm
Đại diện các doanh nghiệp lớn tại Israel như Telit, IDE Technologies, K&S Advanced System, SRH The Bridge, B-EV Motors, BDO Israel Group v.v. đã bày tỏ quan tâm đầu tư vào Việt Nam với một thị trường gần 100 triệu dân, có tiềm năng rất lớn.
Theo Bộ Công Thương, cơ cấu mặt hàng của Israel và Việt Nam có sự bổ sung lẫn nhau, không cạnh tranh trực tiếp. Điều này tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh sang Israel và giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao của Israel, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала