Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD năm 2040, VND mạnh lên

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Đăng ký
Theo chuyên gia, Việt Nam hút đến 25% tổng tiền đầu tư toàn cầu và trong những năm sắp tới, đồng tiền Việt Nam sẽ dần mạnh lên.
Cùng với đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD vào năm 2040 và đạt GDP 1.700 tỷ USD năm 2050. Khi ấy, quy mô nền kinh tế của Việt Nam sẽ tương đương với Hàn Quốc, một trong 10 nền kinh tế hàng đầu hiện nay.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần khắc phục một số vấn đề tồn đọng, có thể kể đến như: khu vực doanh nghiệp trong nước chưa phát triển mạnh, còn lệ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài về thương mại và đầu tư, cũng như nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Việt Nam hút đến 25% tổng tiền đầu tư toàn cầu

Tác giả Charlie Robertson, người viết lời giới thiệu cho cuốn “Time Travelling Economist”, đã đưa ra lý giải cho việc Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình và chuyển mình hướng tới mức thịnh vượng của các thị trường phát triển.
Theo thống kê của MSCI Frontier index, Việt Nam thu hút đến 25% tổng tiền đầu tư toàn cầu, dù chỉ là một trong 22 đất nước góp mặt trong chỉ số này.
Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Ông Robertson cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là bởi Việt Nam thực sự đề cao giáo dục. Đất nước này đã đạt tỷ lệ hơn 80% người trưởng thành biết chữ từ những năm 80 của thế kỷ XX, tức là trước cả Trung Quốc (thập niên 90) và Ấn Độ (khoảng năm 2010).
Tỷ lệ người biết chữ đạt 70-80% là cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá và Việt Nam đã tiếp cận mục tiêu này nhiều thập kỷ trước khi trở thành thị trường đang nổi. Tại Nigeria hay Pakistan, tỷ lệ này hiện chỉ ở mức 60%, nếu so sánh.
Chính sách ưu tiên giáo dục của Việt Nam tập trung mạnh vào giáo dục phổ thông và cả đại học. Khoảng gần 10 năm trước, Việt Nam đã có 125.000 sinh viên học tại các trường đại học ở nước ngoài, đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước có tỷ lệ sinh viên cao nhất tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Rất nhiều sinh viên đã mang theo các kỹ năng học được trở về xây dựng quê hương sau khi tốt nghiệp.
Một điểm mạnh khác của Việt Nam là các công xưởng sản xuất có trình độ phát triển so với các nước cùng nhóm. Năm 2018, mức tiêu thụ điện trên đầu người ở Việt Nam cao hơn Mexico hoặc Ai Cập, và hơn gấp đôi Ấn Độ hay Indonesia.
Để thực hiện công nghiệp hóa, các quốc gia cần lượng điện tiêu thụ trên đầu người vào khoảng 300-500 KWh, và Việt Nam đã vượt qua mức này từ năm 2005.

Tiền Việt Nam sẽ mạnh lên

Ông Robertson cũng cho rằng, yếu tố thứ ba giúp Việt Nam thành công là tận dụng được các lợi ích từ dân số. Khi tỷ lệ sinh thấp hơn 3 trẻ/phụ nữ, các cặp vợ chồng không còn phải chi toàn bộ tiền có được cho việc nuôi con mà bắt đầu tiết kiệm để đầu tư cho thế hệ mai sau.
Tiết kiệm ngân hàng bắt đầu tăng mạnh và qua đó, lượng tiền ngân hàng cho vay đầu tư kinh doanh cũng tăng theo. Với tỷ lệ sinh là 2 trẻ/phụ nữ, lượng tiền gửi ngân hàng vượt 100% GDP và lãi suất thấp. Trong khi đó, ở các nước có tỷ lệ sinh cao, quy mô lĩnh vực ngân hàng thường nhỏ (khoảng 20% GDP) và chi phí cho vay cao lên đến 2 chữ số.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022
Ngoài ra, tỷ lệ người trưởng thành cao, chi phí vay rẻ đã tạo thuận lợi cho lĩnh vực tư nhân đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó tạo ra nhiều việc làm.
Các lợi ích dân số đã được Việt Nam tận dụng tốt và những lợi ích này sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới. Trong khi đó, các nước như Hàn Quốc sẽ bắt đầu già đi rất nhanh vào năm 2030.
Giá trị xuất khẩu dựa trên đầu người của Việt Nam hiện đang vượt qua Trung Quốc. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ ba thế giới về thặng dư thương mại với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, vượt qua cả Đức và Nhật Bản,
Mức lương tối thiểu của Việt Nam hiện chỉ bằng 1/2 của Trung Quốc nhưng sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cải thiện nhu cầu nội địa.
Đặc biệt, theo tác giả Robertson, trong những năm sắp tới, đồng tiền Việt Nam sẽ dần mạnh lên. Cùng với đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD vào năm 2040, và đạt GDP 1.700 tỷ USD vào năm 2050. Khi đó, quy mô nền kinh tế của Việt Nam sẽ tương đương với Hàn Quốc, một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay.

VND mạnh lên dù Fed tăng lãi suất

Như Sputnik đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ thái độ khá điềm tĩnh trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, qua đó nâng biên độ lãi suất của Fed lên mức 0,25-0,5%.
Fed cũng đã báo hiệu thêm 6 lần tăng lãi suất nữa từ đây đến cuối năm 2022 trong bối cảnh lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm.
Tòa nhà Fitch Ratings ở New York. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Dự báo của Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ lặp lại kỳ tích từng khiến thế giới bất ngờ?
Nhóm chuyên gia kinh tế của Công ty chứng khoán ABS đánh giá, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 sẽ không bị nhiều tác động lớn đối với việc Fed tăng lãi suất (ước tính lãi suất tại Việt Nam có thể sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2022 tối đa 0,5%).
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ xu hướng tiếp tục mở rộng nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19”, ABS khẳng định.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những kết quả trên chỉ đạt được với những điều kiện như Fed sẽ chỉ tăng lãi suất với tổng mức tăng cao nhất là 2%, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn duy trì trong mức 4%, chính sách tiền tệ của Việt Nam tiếp tục được mở rộng để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của đất nước.
Các chuyên gia của ABCS cũng cho rằng tác động lớn nhất từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài.
“Trong ngắn hạn, dòng vốn vào các thị trường mới nổi sẽ đảo chiều và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, dòng vốn chạy ra khỏi thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ thị trường tài chính”, ABS lưu ý.
Các nhận định cũng đánh giá, nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tốt và chừng nào lạm phát còn được duy trì ở mức dưới 4%, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Bất chấp việc Fed tăng lãi suất, ABS kỳ vọng tiền đồng trong hệ thống ngân hàng và thị trường chợ đen sẽ tiếp tục giữ giá trong năm 2022 khi mà thị trường xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam được dự đoán sẽ vẫn duy trì tăng trưởng mạnh.
Ngoài ra, vốn FDI giải ngân dần hồi phục và FDI đăng ký vào Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng sau khi mở cửa nền kinh tế hoạt động trở lại, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp và nguồn dự trữ ngoại hối đang ở con số cao kỷ lục, hiện đạt khoảng 120 tỷ USD.

Tiền gửi dân cư tăng kỷ lục

Theo số liệu mới từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân đã dồn dập quay lại hệ thống ngân hàng.
Cập nhập số liệu về tiền gửi khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng trong tháng đầu năm 2022, cụ thể là tính đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2021.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Đáng chú ý, theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi của cư dân đang ở mức 5,4 triệu tỷ đồng, tăng 103.000 tỷ đồng, tương đương tăng 1,95%.
“Đây cũng là tháng người dân gửi ròng tiền vào ngân hàng nhiều nhất trong 10 tháng trở lại đây”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Thực tế hồi năm ngoái, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và nền kinh tế bị trì trệ, thị trường ghi nhận mức tiền gửi của dân thấp kỷ lục. Chuyên gia cũng lưu ý về việc các kênh đầu tư khác như bất động sản phục hồi, chứng khoán tăng trưởng mạnh, trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn cũng hút 1 phần dòng tiền thường được dân đem gửi ngân hàng.
Dòng tiền nhàn lỗi từ người dân dần trở lại khi hoạt động sinh lời tại các kênh đầu tư khác bắt đầu chững lại. Trong khi, nhiều ngân hàng đã liên tục tăng biểu lãi suất huy động từ cuối năm ngoái đến nay, có kỳ hạn tăng đến gần 1%/năm, giúp kênh gửi tiền qua hệ thống nhà băng trở nên hấp dẫn hơn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định trên VnEconomy đánh giá xu hướng biến động thị trường cho hay, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, có mức sinh lời tốt do mức lãi suất tiền gửi vẫn đang thực dương khá lớn so với lạm phát.
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Tuy nhiên, việc các ngân hàng đang tung hàng loạt chương trình ưu đãi để tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) như miễn phí giao dịch, miễn phí quản lý tài khoản... nên dòng tiền nhàn rỗi của cư dân chắc chắn sẽ đổ về.
Trong khi đó, quan điểm từ các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì cho rằng, nhiều khả năng mặt bằng lãi suất đã thiết lập xong đáy và có thể tăng khoảng 0,25-0,5% trong năm nay.
“Tốc độ tăng trưởng tiền gửi cư dân được dự báo tiếp tục cải thiện”, BVSC khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала