Vấn đề là Việt Nam “nằm ngay sát Trung Quốc”

© Ảnh : Hoàng Hùng- TTXVNKhu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2022
Đăng ký
Chuyên gia đánh giá, cản trở lớn nhất ảnh hưởng đến cơ hội cạnh tranh đầu tư hợp tác nước ngoài (FDI) của Việt Nam chính là việc “nằm ngay sát” một nền kinh tế lớn có sức hấp dẫn với giới đầu tư quốc tế như Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là “bến đỗ” lâu dài, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, đã qua cái thời mà Việt Nam “FDI nào cũng nhận”, thay vào đó là sàng lọc, lựa chọn kỹ lưỡng để chọn nhà đầu tư và dự án sạch, chất lượng cao.

“Việt Nam sẽ là điểm đến được lựa chọn”

Như Sputnik thông tin, năm 2021, FDI vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Cụ thể, năm ngoái, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.
Từ đầu năm đến giữa tháng 3/2022, theo số liệu của Cục Đầu tư với nước ngoài, Việt Nam đã thu hút gần 5 tỷ USD vốn FDI. Dù đây mới chỉ bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng đã cho thấy tín hiệu tích cực của nền kinh tế đang phục hồi hậu Covid-19.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Theo FocusEconomics, đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ phân tích và dự báo kinh tế hàng đầu cho 130 quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ, cũng như dự báo giá cả cho 34 mặt hàng chính yếu trên toàn cầu, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và kéo dài sang năm 2023.
Có nhiều lý do để Việt Nam tiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút FDI thế giới. Theo đó, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông phát triển tại Việt Nam giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng. Việc di chuyển giữa các địa phương trở nên thuận tiện hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu năm 2022, Chính phủ đã chính thức thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lớn nhất từ trước tới nay, trị giá gần 350 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 100 nghìn tỷ đồng được đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.
Giới chuyên gia đánh giá, điều này đóng vai trò như một động lực “lan tỏa”, mang lại nhiều cơ hội phát triển sang các khu vực vệ tinh. Từ đó, các doanh nghiệp FDI có thể mở rộng quy mô đầu tư, thay vì chỉ tập trung tại các trung tâm lớn như Hà Nội và TP.HCM.
© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comToàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2022
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn
Bên cạnh đó, đặc điểm dân cư cũng là một khía cạnh đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn ngoại quốc. Cụ thể, quốc gia Đông Nam Á này sở hữu lực lượng lao động trẻ và dồi dào cùng chi phí nhân công cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa, tốc độ đô thị hóa cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mở ra tiềm năng phát triển nhiều dự án khu đô thị mới.
Các thể chế tài chính quốc tế cũng có chung nhận định rằng, bên cạnh những yếu tố vĩ mô thuận lợi, sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước đóng vai trò tiên quyết giúp củng cố niềm tin của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam.
Đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động. Những giải pháp này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; cơ cấu lại nợ; giãn, hoãn, miễn giải tiền thuế, hỗ trợ và cùng đồng hành vượt qua khó khăn với doanh nghiệp, bất kể lớn nhỏ.
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Theo nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phan Hữu Thắng trao đổi với cổng thông tin Chính phủ, môi trường đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới vẫn là "bến đỗ" lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài, có triển vọng tốt với các dự án mới và Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến được lựa chọn.
Ông Thắng đánh giá, FDI năm nay có triển vọng tốt với các dự án mới. Chính phủ đã và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về FDI và nâng cao chất lượng quản lý FDI theo hướng xây dựng chính phủ số sẽ đảm bảo cho việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra đối với đầu tư nước ngoài trong năm 2022 cũng như giai đoạn đến năm 2025, 2030 mà Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã nêu.
“Việt Nam sẽ là điểm đến được lựa chọn của các dự án FDI mới mà Việt Nam mong muốn”, ông Phan Hữu Thắng khẳng định.

Minh chứng “sống” về sự tin tưởng của nhà đầu tư

Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định, nhận định và dự báo của ông đều dựa vào thực tế thời gian qua. Theo đó, FDI trong năm 2021 tuy thấp hơn mức đã đạt được trước đại dịch (năm 2019 đạt 38,95 tỷ USD), nhưng đã vượt 9,2% so với năm 2020 với 31,15 tỷ USD.
Dòng vốn FDI này cũng đã góp phần giúp kinh tế Việt Nam vượt qua một năm đầy khó khăn từ những hệ lụy nghiêm trọng do dịch COVID-19 gây ra, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng đạt 2,58%, tuy là mức thấp nhất, nhưng là một mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia khác trong bối cảnh cùng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Bên cạnh đó, kết quả thu hút FDI 2 tháng đầu của năm nay cũng khá ấn tượng khi mức vốn thực hiện đạt 2,69 tỷ USD, tăng 7,2% so cùng kỳ năm 2021.
“Đây là con số ;4’biết nói’, thể hiện quyết tâm của các nhà đầu nước ngoài tăng cường đầu tư tại Việt Nam”, ông Thắng nhấn mạnh.
Chuyên gia khẳng định, số lượng dự án đầu tư mới tăng 45% cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào kết quả thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 của Chính phủ. Do vậy, xuất khẩu của khu vực FDI tăng trở lại trong tháng 2, xuất siêu trên 3,9 tỷ USD kể cả dầu thô.
Cũng theo ông Phan Hữu Thắng, điểm đáng lưu ý là một số dự án quy mô lớn đang đầu tư vào những lĩnh vực đã tăng vốn, mở rộng sản xuất, thêm "những minh chứng sống" về sự tin tưởng cao vào môi trường đầu tư Việt Nam.
“Sự an lành và phát triển của những con chim lớn hiện có sẽ lôi kéo nhiều đàn chim khác đến”, ông Thắng tin tưởng.
Chuyên gia phân tích, những con "đại bàng" và mang dáng dấp "đại bàng con" đã tăng vốn mở rộng sản xuất trong 2 tháng qua. Có thể dẫn chứng rõ ràng như Dự án công ty TNHH Samsung Electronic Mechanics (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn thêm 920 triệu USD tại tỉnh Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore) điều chỉnh tăng vốn thêm gần 941 tiệu USD. Ngoài ra, còn có dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các ấn phẩm âm thanh đa phương tiện (Hong Kong) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 306 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh…
Dây chuyền sản xuất camera của Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
Đánh giá về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cũng đánh giá, các nhà đầu tư vẫn nhìn nhận Việt Nam là điểm sáng với nhiều tiềm năng, cơ hội, trước mắt là về các dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc đầu tư tăng thêm.
Cùng với đó, một số nhà đầu tư lớn đã tìm hiểu, thăm dò về thị trường Việt Nam từ trước và vẫn ra quyết định đầu tư dù trong bối cảnh dịch bệnh.
“Đơn cử như Tập đoàn LEGO khởi công nhà máy mới rộng 44 ha tại tỉnh Bình Dương với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD. Đây là dự án FDI có số vốn lớn nhất từ Đan Mạch tại Việt Nam”, ông Minh nhắc lại.
Mặt khác, theo chuyên gia, cũng có nhiều công ty quy mô trung bình và nhỏ, hoặc những công ty muốn dịch chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam có nhu cầu sang thực địa tận nơi để đi đến quyết định đầu tư. Các doanh nghiệp châu Âu đều kỳ vọng vào việc đơn giản thủ tục đón khách từ các đường bay quốc tế từ ngày 15/3.

“Ý đồ chính trị” trong những luồng FDI không sạch

Là chuyên gia từng nghiên cứu sâu và đau đấu với vấn đề “luồng FDI không sạch”, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư với nước ngoài nêu nhiều quan điểm về thực trạng này.
Theo ông Thắng, đối với định nghĩa về những dự án FDI không sạch, phải nhận rõ để loại bỏ ngay từ đầu.
“Đó là khi đứng đằng sau các dự án này có ý đồ chính trị, dự án có khả năng gây môi nhiễm môi trường, dự án công nghệ lạc hậu, dự án đưa nhiều lao động phổ thông người nước ngoài vào làm việc”, chuyên gia lưu ý.
Ngoài ra, cũng cần cảnh giác với những dự án siêu nhỏ (như dưới 5 triệu USD/dự án) xin đầu tư tại các thành phố, đô thị lớn, hoặc các dự án xin đăng ký đầu tư vào các vùng đất nhạy cảm về an ninh, quốc phòng đối với Việt Nam.
Ông Phan Hữu Thắng khuyến nghị, để tận dụng nguồn vốn FDI thực chất hơn và giải quyết bài toán về "luồng FDI không sạch", rõ ràng, các nhà quản lý cần ngồi lại, cùng tìm ra các giải pháp chung áp dụng trong toàn quốc đối với mọi cấp quản lý để sớm loại bỏ được các tồn tại trong thu hút, quản lý FDI hiện nay. Cùng từ cơ sở ấy hướng đến giảm thiểu đến mức tối đa các tác động tiêu cực từ các thách thức đã được nêu trên đối với FDI tại Việt Nam.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
Theo ông Phan Hữu Thắng, trước mắt, cần có các giải pháp thích hợp để thực hiện được chủ chương đa phương hóa, dạng hóa đối tác đầu tư, như có thể xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội bằng nguồn vốn FDI theo ngành, vùng kinh tế, với chương trình xúc tiến đầu tư có địa chỉ rõ ràng để cộng đồng doanh nghiệp Việt, chính quyền các cấp ở Trung ương và các địa phương theo đó thực hiện.
“Nhìn chung, bước vào giai đoạn mới, xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam là tích cực, đời sống kinh tế-xã hội dần phục hồi”, chuyên gia nhận định.
Theo nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài, để đẩy mạnh thu hút FDI hiệu quả, cần tổ chức thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023 của Chính phủ đang triển khai với mục tiêu đưa nền kinh tế sớm quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bền vững.
“Cùng với chương trình này là việc nghiêm túc tổ chức thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị”, chuyên gia khuyến nghị.

Việt Nam “nằm ngay sát Trung Quốc”

Đánh giá về thách thức cạnh tranh FDI của Việt Nam, trước nay, giới chuyên gia cũng đã chỉ ra một vấn đề rất đáng chú ý – đó chính là việc phải “đua” giành – thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với “đối thủ” quá lớn, quá “đáng gờm” - đó là Trung Quốc.
Nhận định về cơ hội và thách thức trong hút FDI vào Việt Nam, ông Phan Hữu Thắng cho hay, thế giới luôn biến động và khó dự báo. Dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, cạnh tranh có thể sẽ vẫn tiếp diễn, do vậy mỗi quốc gia đều có những cách thích ứng của mình để tồn tại và phát triển, nhất là những quốc gia có quy mô nền kinh tế còn nhỏ, còn bị phụ thuộc vào bên ngoài, vào dòng vốn đầu tư toàn cầu khi dòng vốn này cũng đang biến động.
“Tuy ở trên tôi đã đề cập đến các chiều thuận về khả năng tăng trưởng của FDI trong tương lại gần, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không phải làm gì vẫn sẽ nhận được những kết quả theo dự báo mong muốn đó”, ông Thắng lưu ý.
Vị chuyên gia tái khẳng định, đổi mới-sáng tạo-phát triển là phương châm điều hành nền kinh tế, trong đó thu hút nguồn vốn FDI luôn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chú trọng tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng các nhà quản lý cần nhận ra các thách thức đối với Việt Nam trong từng giai đoạn để có các giải pháp khắc phục.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Chuyên gia phân tích, về thách thức nội tại, từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam có những điểm yếu cần tính đến.
Trong đó, dù sức mua tăng trưởng, nhưng vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực (cụ thể là nhỏ hơn 4 lần so với Indonesia). Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu quy hoạch đồng bộ và dài hạn trong thu hút FDI. Hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến đầu tư không ổn định, nhất quán nên thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Cùng với đó, thủ tục hành chính về đầu tư còn phức tạp do cơ chế quản lý và hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư còn chồng chéo. Cũng cần tính đến vấn đề nguồn cung đầu vào tại chỗ còn yếu và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển
“Về thách thức từ bên ngoài, tôi nghĩ cản trở lớn nhất có ảnh hưởng đến cơ hội của Việt Nam trong hợp tác đầu tư nước ngoài là nằm ngay sát một nền kinh tế lớn, có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, như Trung Quốc”, ông Phan Hữu Thắng chỉ rõ.
Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng nhấn mạnh, ưu thế của Việt Nam so với các nước cùng trong ASEAN không thật sự rõ ràng khi Việt Nam dù có một số điểm mạnh, nhưng có điểm yếu là môi trường pháp lý chưa thật sự hoàn thiện - điều các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại nhất.
“Nếu tiếp tục tập trung thu hút FDI về lượng, Việt Nam sẽ dễ bị ảnh hưởng và tổn thương hơn do sự thay đổi trong cấu trúc thương mại, cung ứng trên thế giới do độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao”, chuyên gia chỉ rõ vấn đề.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
‘Không phải chuyện đùa’: FDI sẽ rời Việt Nam nếu chậm mở cửa kinh tế
Vừa qua, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Công ty Meta (Mỹ) nhận định, trong vòng 25 đến 30 năm trở lại đây, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, trong đó thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong mở cửa nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành là nền kinh tế mới, rất nhiều tiềm năng thu hút FDI chất lượng cao. Thời gian tới, theo ông Frankel, kinh tế số sẽ trở thành xương sống của nền kinh tế Việt Nam.
“Do vậy, tôi hy vọng Chính phủ sẽ duy trì nền kinh tế mở, môi trường internet hiện đại, bảo đảm dòng chảy dữ liệu và khuyến khích các nhà đầu tư”, ông Rafael Frankel của Meta nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала