Đối thủ của Mytel rời Myanmar, Viettel thênh thang đường ra thế giới

© Ảnh : Facebook / Mytel MyanmarMytel
Mytel - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Đăng ký
Đối thủ của Viettel tại Myanmar đã ghi nhận khoản lỗ lũy kế 800 triệu crown trong tài khoản quý đầu tiên của mình. Doanh nghiệp này đã được rao bán với giá 105 triệu USD và sẽ nhận thanh toán trong vòng 5 năm tiếp theo.
Theo Chủ tịch Viettel Global, sau 16 năm vươn ra thế giới, đến nay, đã có 7/10 công ty của Viettel đứng ở top 2 trên thị trường, trong đó có tới 5 thị trường nằm ở vị trí số 1.

Đối thủ của Mytel được sang nhượng với giá rẻ

Dẫn lại thông báo của Telenor, hãng tin Reuters cho biết công ty viễn thông Na Uy này sẽ nhận được các khoản thanh toán cho việc bán lại các hoạt động tại Myanmar trong vòng 5 năm sắp tới.
Hồi tháng 5/2021, Telenor được ghi nhận giá trị 6,5 tỷ crown (khoảng 751 triệu USD). Tuy nhiên, doanh nghiệp tại thị trường Myanmar chỉ được rao bán với giá 105 triệu USD.
Công ty đầu tư Lebanon M1 và công ty địa phương Shwe Byain Phyu là những bên góp mặt vào thương vụ sang nhượng này.
Tháp viễn thông ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp viễn thông của mình như thế nào trước chính biến ở Myanmar?
"Telenor đã nhận được 50 triệu USD khi kết thúc ký kết. Khoản 55 triệu USD còn lại sẽ được nhận thành các phần bằng nhau trong 5 năm tiếp theo", thông báo cho biết.
Trong bối cảnh hiện nay ở Myanmar, khoản thanh toán trả chậm sẽ không được ghi nhận trong tài khoản. Việc sang nhượng Telenor Myanmar đã được thúc đẩy diễn ra nhanh hơn do cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái ở nước này.
Vào tuần trước, Telenor đã được nhà chức trách Myanmar chấp nhận cho phép sang nhượng. Theo đó, doanh nghiệp này phải rời khỏi đất nước nhằm tuân thủ các giá trị và kinh doanh có trách nhiệm, trong khi luật pháp sở tại xung đột với luật pháp Châu Âu.
Đối thủ của Viettel tại Myanmar đã ghi nhận khoản lỗ lũy kế 800 triệu crown trong tài khoản quý đầu tiên của mình, có nguyên nhân từ việc phân loại lại các mục mà công ty này đã hạch toán trước đó.
Như vậy, điều này cũng có nghĩa Telenor sẽ chứng kiến ​​tác động tiêu cực của dòng tiền đối với 1,5 tỷ crown do "không ghi nhận số dư tiền mặt ở Telenor Myanmar và số tiền thu được khi đóng cửa".
Hồi tháng 2, Reuters từng cho biết Shwe Byain Phyu, tổ chức mà vị chủ tịch của nó có lịch sử kinh doanh với quân đội, sẽ sở hữu 80% hoạt động của Telenor Myanmar trong khi M1 sẽ sở hữu phần còn lại. Shwe Byain Phyu phủ nhận mối quan hệ với quân đội Myanmar, cho rằng "được chọn bởi Telenor... vì ít liên quan nhất đến quân đội".
Tại Myanmar, thương hiệu Mytel của Viettel đã trở thành một trong 4 nhà mạng lớn nhất quốc gia Đông Nam Á này. Nhà mạng liên doanh giữa Viettel của Việt Nam, đóng góp 49% vốn đầu tư vào mạng lưới cùng với một tập đoàn các công ty địa phương, hoạt động với tên gọi Telecom Internation Myanmar Co., Ltd.
Mytel dự định đầu tư gần 1,5 tỷ USD để triển khai 7.200 trạm gốc nhằm xây dựng mạng 4G. Khi chính thức ra mắt vào quý 1/2018, công ty đặt mục tiêu tiếp cận 90% dân số đất nước với vùng phủ sóng 4G.
Là thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel , Myanmar cũng là thị trường có quy mô dân số lớn nhất, được đầu tư bài bản. Khi vừa khai trương, Mytel sở hữu hạ tầng cáp quang chiếm đến 50% tổng số cáp quang tại Myanmar (dài 36.000km).
Trạm thu phát sóng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Mytel của Viettel là ‘nạn nhân’ trong chính biến căng thẳng ở Myanmar

Viettel vươn mình ra nước ngoài

Theo Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG) Nguyễn Thị Hải Lý, kết quả nổi bật nhất của Viettel sau 16 năm vươn ra thế giới là đến nay, đã có 7/10 công ty của Viettel đứng ở top 2 trên thị trường, trong đó có tới 5 thị trường nằm ở vị trí số 1.
Bà Lý cho biết, ban đầu, lãnh đạo Viettel đặt ra mục tiêu đứng ở vị trí số 1 hoặc ít nhất trong top 2 sau 3 năm kinh doanh. Khi đó, những người trực tiếp triển khai công việc cũng ít nhiều cảm thấy lo lắng, thậm chí hoài nghi. Bởi khi ra nước ngoài, doanh nghiệp phải cạnh tranh với những công ty lớn, có kinh nghiệm hàng chục năm đi trước.
Tuy nhiên, sau khi nhiều công ty vươn lên vị trí số 1 sau thời gian ngắn, bà Lý càng cảm thấy tự tin vào khả năng của mình chứ không phải may mắn.
Chia sẻ về mục tiêu chiến lược của Viettel trong 4 năm tới khi kỷ niệm 20 năm thành lập, bà Lý cho biết điều đầu tiên là phát triển bền vững, thể hiện ở việc các công ty vươn lên và giữ vững vị thế số 1, số 2 ở tất cả các thị trường. Các công ty cũng nỗ lực duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số. Sau đó là phải hoàn thành các mục tiêu tài chính, tối đa hoá dòng tiền về nước.
Trạm thu phát sóng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Không phải Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ có Ấn Độ mới có thể so với Việt Nam
“Cuối cùng, chúng tôi đặt mục tiêu đưa VTG trở thành sếu đầu đàn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài”, bà Lý nhấn mạnh.
Theo bà, muốn trở nên hùng mạnh, Việt Nam phải chinh phục thế giới. Trên con đường đó, VTG hiện đang là ngọn cờ đầu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự phát triển của Viettel cũng phụ thuộc vào sự phát triển của VTG, phụ thuộc vào việc VTG vươn ra thế giới, bởi trong một thế giới toàn cầu hóa, một doanh nghiệp sẽ không có tương lai nếu không đi ra được thế giới rộng lớn. Do đó, VTG phải là hạt nhân để tạo ra cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.
Để làm được điều đó, VTG đang hết sức nỗ lực, đồng thuận- đổi mới- tiên phong nhằm trở thành cầu nối đưa Việt Nam đến với thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала