PVN nói chuỗi dự án Khí – Điện Lô B, Cá Voi Xanh chậm tiến độ nghiêm trọng

© Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với doanh nghiệp nhà nước
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Đăng ký
Lãnh đạo tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN/Petrovietnam) nói về khai thác dầu khí ở Biển Đông, cạn kiệt nguồn tài nguyên, chuỗi dự án Khí – Điện Lô B, Cá Voi Xanh bị “chậm tiến độ nghiêm trọng”.
Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước sẽ tiến hành giám sát đặc biệt các dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí như Lô B, Cá Voi Xanh, nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cảng biển, kho dự trữ xăng dầu.

Từ tình hình Biển Đông đến các vấn đề pháp lý

Như đã biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam hay người Việt vẫn hay gọi ngắn gọn là PVN) là một tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu của đất nước.
PVN có nhiệm vụ quản lý và triển khai các hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài, giữ vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời đại mới.
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, vừa qua, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đã có những chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính về những khó khăn trong quá trình khai thác dầu khí, kinh doanh sản xuất, đầu tư của PVN thời gian qua cũng như định hướng trong thời gian tới.
Như Sputnik thông tin, ngày 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội".
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện PVN cũng như nhiều tập đoàn Nhà nước của Việt Nam khác đã nêu nhiều ý kiến - thẳng thắn chỉ ra những việc làm được, chưa làm được, các khó khăn, vướng mắc cũng như kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.
Tại Hội nghị này, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Hoàng Quốc Vượng bày tỏ với Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng, trong quá trình hoạt động đầu tư của PVN giai đoạn 2016-2020 “gặp khá nhiều khó khăn” bởi nhiều yếu tố.
“Ngoài các khó khăn khách quan như giá dầu xuống thấp, địa bàn hoạt động trên Biển Đông phức tạp, những khó khăn chủ quan liên quan tới các vấn đề pháp lý đã ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của Tập đoàn, đặc biệt trong công tác đầu tư phát triển”, ông Vượng trăn trở.

Việt Nam đang cạn kiệt dầu khí, PVN khai thác gặp khó khăn

Đề cập cụ thể hơn những “nút thắt”, vướng mắc, khó khăn cản trở sự phát triển và tăng trưởng của PVN, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thừa nhận, giai đoạn 2016 – 2020 “đặc biệt khó khăn”.
Theo ông Vượng, trong năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô của Petrovietnam tuy vượt kế hoạch 13%, đạt khoảng 10,97 triệu tấn, nhưng so với sản lượng khai thác năm 2020 (xấp xỉ 11,47 triệu tấn) đã giảm khoảng 4,5%, trong khi dự kiến trong năm 2022, con số này tiếp tục giảm, chỉ còn khoảng trên 9,22 triệu tấn.
“Nguyên nhân bởi nhiều mỏ dầu khí đã qua giai đoạn khai thác đỉnh cao và đang trong đà suy giảm sản lượng”, lãnh đạo PVN nêu rõ.
Petrovietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2022
Việt Nam xuất mạnh dầu thô và nhập nhiều xăng dầu
Theo ông Vượng, những mỏ mới được phát hiện đều là những mỏ nhỏ, mỏ cận biên, việc đưa vào khai thác rất khó khăn
Mặt khác, từ 2014 đến nay, do yếu tố biến động của giá dầu, tranh chấp thương mại, xung đột quốc tế khiến tính hấp dẫn của hoạt động dầu khí bị suy giảm.
“Nhiều năm qua, Petrovietnam không phát hiện thêm được các mỏ dầu khí lớn, dẫn đến chỉ tiêu gia tăng trữ lượng không đạt kế hoạch. Hiện nay sản lượng khai thác dầu của Petrovietnam năm sau đều thấp hơn so với năm trước trên dưới 10%, tác động tiêu cực tới phát triển bền vững của doanh nghiệp”, Chủ tịch Vượng nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một số dự án trọng điểm của Petrovietnam chưa được như mong muốn.
“Chuỗi dự án Khí – Điện Lô B, Cá Voi Xanh cũng bị chậm nghiêm trọng do đây là các dự án phức tạp về công nghệ lại phải thực hiện đồng bộ từ khâu thượng nguồn (khai thác khí), trung nguồn (đường ống dẫn khí) và hạ nguồn dầu khí (các nhà máy điện) bị điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật dẫn tới quá trình chuẩn bị đầu tư dự án mất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn thẩm định”, PVN lý giải.
Theo Chủ tịch Hoàng Quốc Vượng, khó khăn vướng mắc lớn mà PVN đang gặp phải chính là bởi cơ chế chính sách cho tổ chức doanh nghiệp Nhà nước cồng kềnh, phức tạp - chủ yếu được thiết kế để quản lý chặt chẽ vốn nhà nước mà không theo hướng làm sao để phát triển, gia tăng vốn nhà nước.
Cũng cần tính đến yếu tố rằng, Luật Dầu khí, Luật Quản lý vốn nhà nước và các điều kiện hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều vấn đề đặc thù của hoạt động dầu khí chưa được điều chỉnh, theo kịp với xu hướng thay đổi của hệ thống pháp luật. Cụ thể, các điều khoản hợp đồng dầu khí hiện nay được đánh giá là kém hấp dẫn so với các nước khu vực, không phù hợp với tiềm năng trữ lượng dầu khí hiện tại, không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.
Порт при регазификационном терминале , расположенном в польском городе Свиноуйсьце - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2022
Thị trường khí biến động mạnh, điện khí LNG khó triển khai
“Từ năm 2016 đến nay, Petrovietnam chỉ ký được 3 hợp đồng dầu khí mới, trong khi 5 năm 2011-2015 ký mới được 21 hợp đồng dầu khí”, đại diện PVN nêu rõ.
Luật Quản lý sử dụng vốn của nhà nước vào doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13 ngày 1/7/2015) còn nhiều điểm chưa phù hợp với các đặc thù hoạt động tìm kiếm thăm dò, gây khó khăn cho giải ngân các dự án tìm kiếm thăm dò của Petrovietnam.
“Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư còn phức tạp, chồng chéo, khó thực hiện dẫn đến các dự án đầu tư bị kéo dài, chậm tiến độ và không hiệu quả”, Chủ tịch Vượng thẳng thắn.
Cùng với những vướng mắc điển hình như quy định trình tự, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư còn phức tạp, quá trình thực hiện phải tham chiếu quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các luật chuyên ngành khác làm cho quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài, dễ phát sinh các sai sót.
Cũng theo PVN, rào cản trong giai đoạn đầu tư từ phê duyệt, triển khai cho đến quyết toán dự án kéo dài, cần nhiều cấp phê duyệt do đó chưa tạo tính chủ động cho chủ đầu tư triển khai dự án. Chính phủ cũng chưa có hướng dẫn cụ thể một số nội dung về hồ sơ trình phê duyệt dự án, thu xếp vốn dẫn đến ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dự án.

Giá dầu thế giới tăng cao, PVN hưởng lợi

Theo Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng, những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước, các thế hệ người lao động dầu khí với sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo nên chuỗi giá trị từ tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí kỹ thuật cao.
Toàn cảnh hội thảo về việc cung cấp dầu thô cho NMLD Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Nghi Sơn ‘đứt gánh’, Dung Quất lên ngôi và nỗi lo khác của PVN khi công ty con bị kiện
Thống kê của tập đoàn cho thấy, đến nay quy mô tài sản của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đạt gần 40 tỷ USD, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia hùng hậu gần 60.000 người có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước. Hàng năm, PVN cũng đóng góp cho nguồn thu ngân sách Nhà nước trung bình từ 9 - 12% tổng doanh thu. Lãnh đạo tập đoàn nhấn mạnh, với bài học kinh nghiệm từ việc ứng phó hiệu quả với tác động kép “dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu” của PVN trong năm 2020, và năm 2021, trong 3 tháng đầu năm 2022 PVN đã đạt được các kết quả quan trọng.
Cụ thể, sản lượng khai thác dầu toàn tập đoàn đạt 2,69 triệu tấn, bằng 31% kế hoạch năm, dự kiến cả năm đạt trên 9,22 triệu tấn. Sản lượng khai thác khí đạt 1,97 tỷ m3, bằng 22% kế hoạch năm, phấn đấu cả năm khai thác đạt 9,10 tỷ m3. Sản xuất điện đạt 3,93 tỷ kWh, bằng 20% kế hoạch năm, tập đoàn cũng phấn đấu cả năm sản xuất trên 19,22 tỷ kWh.
Sản xuất đạm đạt 466,8 nghìn tấn, bằng 28% kế hoạch năm; dự kiến cả năm sản xuất trên 1,69 triệu tấn phân đạm. Sản xuất xăng dầu (không bao gồm Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn) đạt 1,6 triệu tấn, bằng 26% kế hoạch năm; dự kiến cả năm sản xuất trên 6,37 triệu tấn xăng dầu.
Về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, PVN cho biết, tổng doanh thu ước đạt 174,8 nghìn tỷ đồng, bằng 31% kế hoạch năm và tăng 32% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, bằng 56% kế hoạch năm và vượt 36% so với cùng kỳ 2021. Nộp ngân sách ước đạt 26,4 nghìn tỷ đồng, vượt 47% kế hoạch 3 tháng, bằng 41% kế hoạch năm và tăng 16% so với cùng kỳ 2021.
Cùng với đó, trong 3 tháng đầu năm 2022, PVN cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Thứ nhất là dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã đốt lửa lần đầu bằng dầu thành công Tổ máy số 1 vào ngày 23/02/2022, dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã hoàn thành chạy thử nghiệm và sẽ vào vận hành thương mại toàn bộ nhà máy trong tháng 3/2022 và dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã ký hợp đồng EPC vào ngày 14/3/2022 vừa qua (như Sputnik đưa tin trước đó).
Để bảo đảm hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, Petrovietnam đã và tiếp tục tập trung thực hiện các nhóm giải pháp về quản trị sản xuất kinh doanh; về tài chính đảm bảo duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư; về đầu tư; về thị trường; về cơ chế chính sách, tập trung. Tập đoàn thời gian qua cũng đã tích cực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để sớm sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động dầu khí như Luật Dầu khí, Nghị định về đầu tư các dự án dầu khí ở nước ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hoà - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Tại sao Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc PVN về ‘độc lập, tự chủ’ lúc này?

“Cởi trói” cơ chế cho PVN

Tại Hội nghị hôm 24/3, Chủ tịch Hoàng Quốc Vượng đã báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính một số kiến nghị giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khối nhà nước cũng như “cởi trói” về mặt cơ chế cho PVN.
Lãnh đạo tập đoàn đặc biệt kiến nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng tạo thuận lợi để phát triển gia tăng vốn nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước được chủ động, linh hoạt theo cơ chế thị trường.
PVN đề xuất tăng cường phân cấp, ủy quyền cho HĐTV của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế được tự quyết và chịu trách nhiệm về các vấn đề sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc vấn đề nào doanh nghiệp hiểu biết và làm tốt hơn thì phân cấp, ủy quyền cho họ.
Lãnh đạo PVN cũng nêu kiến nghị về việc hoàn thiện các hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động ngành Dầu khí, trong đó, ủng hộ trình Quốc hội ban hành Luật Dầu khí sửa đổi trong năm 2022 theo kế hoạch).
Ngoài ra, cần xem xét ban hành cơ chế cho hoạt động thăm dò dầu khí, cơ chế tận khai thác và cơ chế chính sách liên quan đến tiêu thụ khí, đảm bảo đem lại nguồn thu tối đa cho Nhà nước và khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí trong giai đoạn tới.
Đáng chú ý, đối với các dự án trọng điểm về dầu khí, cụ thể là các Chuỗi dự án khí Lô B và Cá Voi Xanh, Chủ tịch Hoàng Quốc Vượng đề nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban để chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc trong kết nối, phối hợp các dự án án lớn trong chuỗi dự án do các nhà đầu tư khác nhau thực hiện - từ khâu thượng nguồn tới hạ nguồn.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Ngoài Nghi Sơn, Dung Quất, Việt Nam sẽ có nhà máy lọc dầu mới ở Vũng Tàu

Việt Nam sẽ giám sát chặt Lô B, Cá Voi Xanh, Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nêu quan điểm, Ủy ban đã chỉ đạo 19 tập đoàn, tổng công ty tập trung thực hiện các dự án lớn, trong đó có Dự án khí Cá Voi Xanh, Dự án khí Lô B, Dự án nhà máy điện lớn, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn…
Đánh giá nguyên nhân các dự án bị chậm tiến độ, ông Anh lưu ý, ngoài những khó khăn, vướng mắc về quy định, trình tự, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, chủ yếu còn do những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư dự án.
“Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong thời gian qua còn nhiều bất cập, nhiều dự án (đặc biệt là các dự án nguồn điện, các dự án phát triển dầu khí, các dự án lớn) chậm tiến độ do nguyên nhân không huy động được các nguồn vốn đầu tư”, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nói.
Theo đó, có dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, định hướng phát triển của doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện được do chưa thu xếp được vốn của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tiến hành đầu tư dự án khi năng lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu dựa vào vốn vay trong nước và nước ngoài làm tăng chi phí tài chính dự án và chịu rủi ro chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
Trong khi đó, quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trong nước còn hạn chế nên không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty và các dự án lớn; việc tiếp cận nguồn tín dụng ngoài nước gặp nhiều khó khăn, có nhiều điều kiện ràng buộc; nhất là việc nhiều tổ chức tín dụng ngoài nước yêu cầu khi vay phải có bảo lãnh của Chính phủ, trong khi chủ trương của Nhà nước hiện nay là các doanh nghiệp tự vay, tự trả, Chính phủ không bảo lãnh.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp, liên kết, hợp tác, tận dụng thế mạnh của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật có liên quan để cùng thực hiện dự án lớn, trọng điểm (như Chuỗi dự án khí - điện Lô B, Cá Voi Xanh).
Các dàn khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Căng thẳng Nga – Ukraina và tình hình Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro
Về giải pháp, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy ban sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; đẩy mạnh công tác thu xếp vốn và giải ngân các dự án đầu tư.
“Đặc biệt là giám sát chặt chẽ các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí như Lô B, Cá Voi Xanh, nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các dự án điện cấp bách, các dự án xây dựng, mở rộng cảng hàng không, dự án cảng biển, kho dự trữ xăng dầu...”, ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.
Phía Việt Nam cũng sẽ đàm phán với các tổ chức tài chính, ngân hàng xem xét cung cấp các gói vay hỗ trợ để phục vụ cho các dự án đầu tư; các hỗ trợ về lãi suất cho vay. Ngoài ra, Ủy ban cũng khẩn trương rà soát giãn/hoãn các dự án chưa hiệu quả, chưa trọng điểm, tập trung vào các dự án có vai trò quan trọng cho nền kinh tế, tác động lớn; tập trung tham mưu xử lý nhanh các dự án chậm tiến độ, giải ngân kém để thu hồi vốn nhà nước, giảm thiểu thiệt hại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала