Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mọi con mắt đổ về Ukraina còn Trung Quốc ‘quậy’ ở Biển Đông, gần bờ biển Việt Nam

© AFP 2023 / Philippine CoastguardTàu cá của Trung Quốc.
Tàu cá của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Đăng ký
Theo giới nghiên cứu quốc tế, trong khi mọi sự chú ý đều đổ dồn về tình hình Ukraina, quan hệ Nga – Ukraina, thì ở Biển Đông, Trung Quốc đang “một mình một sân khấu” độc diễn sức mạnh Hải quân PLA.
Cục Hải sự Trung Quốc vừa ra thông báo cho thấy, Quân đội PLA tiếp tục các đợt tập trận liên tục, đáng chú ý nhất theo MSA, đó là cuộc diễn tập bắn đạn thật – ngăn chặn sự phá hoại từ bên ngoài ở Vịnh Bắc Bộ, phần biển nối giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ

Ngày 26/3, thông báo mới của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho thấy Quân đội PLA tiếp tục tập trận ở Biển Đông.
Động thái này gây lo ngại cho dư luận quốc tế, nhất là đối với các nước có chung tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông.
Đáng chú ý nhất theo thông cáo của MSA, một cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ được PLA thực hiện trong thời gian 3 ngày trên Vịnh Bắc Bộ, vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thông báo về cuộc tập trận phô diễn sức mạnh của Hải quân PLA bằng hình thức bắn đạn thật được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc hồi 15:32 ngày 26/3.

“Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra ở vịnh Bắc bộ từ 7 giờ ngày 30/3 đến 18 giờ ngày 1 tháng 4”, - theo Cục Hải sự Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc cũng cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận. Địa phận diễn ra cuộc tập trận chính là khu vực Vịnh Bắc Bộ. Bắc Kinh không nêu cụ thể về quy mô tập trận cũng như các lực lượng tham gia.
Tuy nhiên, kết quả đối chiếu 4 tọa độ được MSA giới hạn khu vực tập trận dẫn trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực diễn ra đợt bắn đạn thật nằm ở phía Trung Quốc và thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Trong khi đó, một thông báo khác cho thấy, cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ 20 giờ ngày 27/3 đến 20 giờ ngày 30/3.
Thông báo cũng được MSA đăng tải hôm 26/3. Kết quả đối chiếu các tọa độ được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận nằm ở vùng biển gần bờ biển phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Cũng như thông báo trước, ở đây, PLA không đề cập đến quy mô tập trận, các đơn vị tham gia, nội dung diễn tập nhưng vẫn có chỉ thị cấm tàu thuyền vào khu vực theo tọa độ đã nêu.
Trước đó, hôm 25/3, Trung Quốc cũng thông báo về một cuộc tập trận bắn đạn thật được tiến hành ở Biển Đông từ 9 giờ đến 12 giờ vào ngày 27/3, theo thông tin do MSA xác nhận.
Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang tăng cường hoạt động ở Biển Đông, liên tục tiến hành tập trận, diễn tập quân sự, trong bối cảnh, mọi con mắt hiện đang dồn về tình hình chiến sự Nga – Ukraina và có phần bỏ quên các tranh chấp ở Biển Đông.
Tính từ đầu năm đến nay, chưa đầy 3 tháng, Trung Quốc đã tiến hành cũng như thông báo xác nhận đến 17 cuộc tập trận các hình thức, quy mô, nội dung khác nhau ở Biển Đông.
Trong đó, khu vực Vịnh Bắc Bộ chiếm ưu thế lớn khi thống kê cho thấy có đến 5 cuộc tập trận được Hải quân PLA thực hiện ở khu vực vùng biển tiếp giáp Việt Nam này.
Trong đó, đáng chú ý là có hai đợt diễn tập quân sự từ ngày 4-15/3 và từ ngày 19/3 đến ngày 9/4 đều sát với Việt Nam.
Cụ thể, kết quả đối chiếu 5 tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo của phía Trung Quốc lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận rơi vào quanh vùng biển thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc, dóng thẳng tọa độ sang bờ biển thành phố Huế của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin ngày 9 tháng 11 năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng "gieo rắc bất hòa" ở Biển Đông

Trung Quốc ‘độc diễn ở Biển Đông khi mọi chú ý dồn về Nga-Ukraina

Theo nhà nghiên cứu Richard Javad Heydarian bình luận trên AsiaTimes, trong khi mọi con mắt của thế giới đều đổ dồn vào Ukraina, thì Trung Quốc đang phô diễn “cơ bắp” và sức mạnh ở Biển Đông.

“Một mặt, Bắc Kinh cảnh báo những quốc gia láng giềng trong khu vực cần giữ thái độ tỉnh táo, chống lại 'sự can thiệp từ bên ngoài' vào các tranh chấp trong khi công bố hàng loạt cuộc tập trận quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền”, - Heydarian cho thấy ‘sự 2 mặt’ của Bắc Kinh.

Theo AsiaTimes, trong bối cảnh Nga và Ukraina đang căng thẳng, Trung Quốc đã bắt đầu “phô diễn cơ bắp” để khoe khang sức mạnh với các nước láng giềng trong khu vực.
Điển hình nhất, cuối tuần qua, Bắc Kinh thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7,1% lên 229 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc rót thêm tiền cho Quân đội PLA đưa chi tiêu quốc phòng chính thức của Trung Quốc lên 229 tỷ USD, một con số khổng lồ vượt xa tất cả các ngân sách quốc phòng của ‘các đối thủ’ trong khu vực cộng lại và chỉ xếp sau Hoa Kỳ trên bảng xếp hạng thế giới.

“Chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc có thể cao hơn đáng kể, thậm chí có thể chạm đến mốc 600 tỷ USD trong những năm gần đây”, - theo Richard Heydarian.

Cùng với đó, Bắc Kinh cũng giữ lập trường quyết đoán hơn liên quan đến tranh chấp tại những vùng biển lân cận, thông qua việc Ngoại trưởng Vương Nghị cảnh báo khối quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tỉnh táo chống lại “sự can thiệp từ bên ngoài” khi tiến hành đàm phán kéo dài Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thế nhưng, ngay cả khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tỏ ra vô cùng lạc quan về hướng đàm phán COC, thì trên biển, Bắc Kinh lại đồng loạt công bố các cuộc tập trận quân sự kéo dài gần hai tuần (từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 3) ở Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách cố đô Huế của Việt Nam 60 hải lý (110 km).
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường mọi hoạt động thăm dò biển sâu bất hợp pháp ở Biển Đông và thâm nhập “quá mức” vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia láng giềng trong nỗ lực tuyên bố chủ quyền và sở hữu bằng được nguồn tài nguyên quý giá nhất là về trữ lượng dầu khí ở khu vực này.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Biển Đông
Học giả Anh tìm ra cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tại sao điều này sẽ không hoạt động?

Biển Đông: Việt Nam liên tục phản đối Trung Quốc

Tại một hội nghị mới đây của Quân chủng Hải quân Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân cho biết, năm 2021, Quân chủng triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp.
Trong đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động chống phá, Đảng, Nhà nước và Quân đội.

“Biển Đông tiếp tục là khu vực tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn trước sự tranh giành lợi ích và ảnh hưởng của các nước lớn, tác động đến tình hình an ninh chủ quyền biển đảo của ta”, - Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện lưu ý.

Như Sputnik đã thông tin, trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam bằng nhiều biện pháp ngoại giao, đã liên tục phản đối các đợt tập trận của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh có một số hành vi đơn phương.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chính quyền Hà Nội nhấn mạnh, mọi hoạt động liên quan đến 2 quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào hòa bình và an ninh ở Biển Đông.
Điển hình, như hôm 7/3, trả lời câu hỏi về hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội cũng đề nghị Bắc Kinh “không có hành động làm phức tạp” tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông.

“Một phần khu vực thông báo hàng hải của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc liên quan đến hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông nói trên, thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982”, - bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, Việt Nam luôn theo sát các diễn biến tại khu vực Biển Đông và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Ismail Sabri bin Yaakob thăm chính thức Việt Na - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Không chỉ kinh tế, Việt Nam và Malaysia nên bắt tay nhau ở Biển Đông?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала