- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Một hành động vô nhân đạo, cả về lý cả về tình

© Sputnik / Valeriy Melnikov / Chuyển đến kho ảnhThành phố Gorlovka, vùng Donetsk
Thành phố Gorlovka, vùng Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Đăng ký
Đối chiếu với các quy định trong Công ước Genève và các văn bản liên quan, có thể thấy tốp binh lính Ukraina trong clip được công bố đã vi phạm thô bạo và nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Công ước Genève thứ III năm 1949 về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh.
Một đoạn clip có nội dung được cho là cảnh các binh sĩ Ukraina bắt được một số thành viên của đơn vị trinh sát quân đội Nga ở Olkhovka, gần Kharkov, sau đó nổ súng bắn vào đầu gối một số tù binh Nga đã bị trói, để chảy máu cho tới chết. Đoạn phim này được chiếu trên một số cơ quan truyền thông quốc tế thực sự đã gây “sốc” cho người dân nhiều nước, cả những cựu chiến binh Việt Nam.

Hai câu chuyện của hai người lính tham gia hai cuộc chiến

Dưới đây, Sputnik xin giới thiệu câu chuyện của hai cựu chiến binh Việt Nam về việc đối xử với tù binh trong những cuộc chiến mà họ đã tham gia.
Ông Lê Văn Lực, cựu chiến binh tham gia chiến tranh tại Campuchia:
Tháng 11 năm 1979, đơn vị tôi (tiểu đoàn 304, đoàn 7702, mặt trận 779, Campuchia) tập kích phum Ca - Chay, huyện Mimot, tỉnh Kongpongcham bắt sống 32 tù binh Polpot, trong đó có cán bộ cấp tiểu đoàn, đại đội. Dẫn giải về đến tiểu đoàn bộ thì cởi trói, cho uống nước, hút thuốc. Tiểu đoàn trưởng 304 (anh Bùi Đức Thu) hỏi tù binh:
- "Các anh có bị đánh đập, ngược đãi không?"
- "Không!"
- "Có ai bị tịch thu tư trang, vàng bạc, đồng hồ không?"
- "Không!"
- "Vậy thì bây giờ chúng ta ăn sáng rồi chúng tôi sẽ bàn giao các anh cho chính quyền Campuchia. Các anh có ý kiến gì không?"
- "Cảm ơn bộ đội Việt Nam. Chúng tôi biết ơn bộ đội Hồ Chí Minh".
Sau 7 ngày học chính trị, toàn bộ 32 tù binh kia nhập ngũ vào bộ đội K, là thành phần cốt cán của tiểu đoàn địa phương tỉnh Kongpong Cham được thành lập đầu năm 1980. Nhiều người trong số đó chiến đấu dũng cảm, sau này về Việt Nam đào tạo sỹ quan chỉ huy trung cao cùng với tôi ở trường Sỹ quan Lục quân 2 (các bạn CPC học ở tiểu đoàn 9).
Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina ở Belarus - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đàm phán Nga-Ukraina: Có thể thỏa thuận được điều chi?
Ở các trạm phẫu tiền phương hoặc bệnh viện dã chiến, các y bác sỹ tiếp nhận & xử lý thương binh theo cấp độ thương tật. Ưu tiên nặng trước, nhẹ sau. Không phân biệt là ta hay địch. Ai vi phạm chính sách tù hàng binh là bị truy tố ra toà án quân sự ngay. Hình phạt rất nghiêm khắc nên sức răn đe mạnh mẽ. Với lại, bộ đội được giáo dục chu đáo nên rất hiếm xảy ra vi phạm. Tôi có 10 năm trên đất Campuchia, công tác ở nhiều mặt trận nhưng chưa thấy vụ ngược đãi tù hàng binh nào.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, cựu chiến binh Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979:
Từng tham gia cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979, những tù binh Trung Quốc mà chúng tôi bắt được đều được phía Việt Nam đối xử nhân đạo. Mặc dù Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược đất nước chúng tôi nhưng tù binh Trung Quốc bị thương đã được cứu chữa; kẻ đói khát được cho uống, cho ăn; kẻ không còn tấm áo manh quần được cấp phát trang phục.v.v…

Tấm gương phản diện Ukraina

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik về cảm xúc khi xem đoạn video nói trên, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói:
Không thể tưởng tượng được Trước đó, chúng tôi cho rằng cuộc chiến này dẫu sao cũng là cuộc chiến của những người từng là anh em trong cùng một dân tộc. Bởi như thực tế lịch sử Nga, Bạch Nga (Belarus) và Tiểu Nga (Ukraina) đều có nguồn gốc từ Rus Kiev. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ đối xử với nhau sẽ còn văn minh hơn cả những điều mà Công ước Genève 1949 về đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh quy định. Vậy mà…
Ông Nguyễn Chí Vịnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Nguyễn Chí Vịnh không thể nói khác?
Hành động bắn vào tù binh, dù là bắn để gây thương tích, nhưng sau đó lại không cứu chữa và để mặc họ mất máu đến chết là một hành động kinh tởm, hành động man rợ của những kẻ không còn tính người. Ai cũng biết cái chết ngay tức khắc dù sao cũng còn là một cái chết nhẹ nhàng. Nhưng cái chết từ từ trong đau đớn tột cùng trước khi lìa đời là cái chết kinh khủng nhất, đáng sợ nhất. Vậy mà lính Ukraina đã làm điều đó đối với tù binh Nga.
Năm 2001, tôi từng xem những thước phim về việc bọn khủng bố Bắc Kavkaz treo ngược một binh sĩ Nga lên cành cây, đặt một cái xô phía dưới để hứng máu rồi dùng dao găm cắt cổ anh này. Sau đó, bọn chúng chia nhau uống xô máu ấy. Những ai chưa trải qua trận mạc mà xem những cảnh đó hẳn phải nôn thốc nôn tháo. Và hôm nay cũng vậy, binh lính Ukraina mà không ít trong số đó là những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã hành xử tương tự như những tên khủng bố ở Bắc Kavkaz năm 2001.
Nhiều người cứ hay so sánh cuộc chiến Ukraina hiện nay với Việt Nam để mong tìm những điểm tương đồng. Tôi xin nói thẳng rằng không những không hề có bất kỳ một điểm tương đồng nào giữa hai nước ở thời điểm này mà tất cả còn lại chỉ là sự tương phản hoàn toàn giữa truyền thống tôn đạo nghĩa, trọng nhân văn của dân tộc chúng tôi, của những người cựu chiến binh Việt Nam chúng tôi với những binh lính Ukraina hiện nay, đặc biệt là binh lính các lữ đoàn Azov và Aida. Họ không còn là chiến binh nữa mà đã trở thành những kẻ sát nhân chuyên nghiệp, bắn giết không gớm tay.

Công ước Genève và các văn bản liên quan nói gì?

Một người lính khi đã bị thương, bị chết, bị bắt làm tù binh thì họ được coi là “bị loại khỏi vòng chiến đấu”. Chính điều này được ghi trong Công ước Genève thứ ba năm 1949 về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh trong chiến tranh mà Ukraina là 1 trong 204 bên ký kết với tư cách là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, đồng thời là một trong các thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc. Tính đến giữa năm 2009, hầu hết các quốc gia trên thế giới, chính xác là 192 nước đã ký kết các Công ước Genève. Như vậy, các Công ước này đã thuộc số các Công ước có số nước phê chuẩn đông nhất và được công nhận mang tính chất quốc tế. Đối với hai Nghị định thư bổ sung, tính đến đầu năm 1998, thì có 150 nước tham gia Nghị định thư I và 142 nước tham gia Nghị định thư II.
Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nghề quen thuộc của Nhà Trắng
Tình trạng “bị loại khỏi vòng chiến đấu” được phụ lục của Công ước xác định rằng người đó mất khả năng tham chiến do bị chết, bị thương ở mức độ mất năng lực chiến đấu, bị bắt làm tù binh, tự nguyện hạ vũ khí đầu hàng đối phương.v.v… Luật Nhân đạo Quốc tế gồm 9 công ước, 8 nghị định thư và 4 tài liệu có liên quan, được Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tổng hợp đã đưa ra các quy tắc ứng xử, tóm tắt như sau:
a) Những người nằm ngoài trận chiến và những người bị loại khỏi vòng chiến phải được tôn trọng về sinh mạng, được đảm bảo toàn vẹn về thân thể và tinh thần. Trong mọi trường hợp, các đối tượng trên phải được bảo hộ và đối xử nhân đạo không có bất kỳ sự phân biệt nào.
b) Nghiêm cấm việc giết hoặc làm bị thương đối phương khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
c) Người bị thương hoặc bị ốm phải được thu gom lại và chăm sóc bởi bên đối phương đang cầm giữ họ. Các nhân viên y tế, các trạm và phương tiện vận chuyển và trang thiết bị y tế phải được tôn trọng và bảo vệ. Biểu tượng Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng là dấu hiệu bảo hộ những người và vật dụng nói trên nên phải được tôn trọng.
d) Tù binh và dân thường bị phía đối phương bắt giữ phải được tôn trọng về sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do và tư tưởng cá nhân, chính trị, tín ngưỡng và tập tục tôn giáo. Cấm sử dụng các hành động bạo lực hoặc trả đũa đối với họ. Họ được bảo đảm quyền liên lạc với gia đình và tiếp nhận sự cứu trợ.
Người lính Nga trên xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga đành phải "ra đòn trước" chống lại một bản sao của Khmer Đỏ
e) Mỗi người đều có quyền hưởng các bảo đảm luật pháp chủ yếu. Không ai phải chịu trách nhiệm về những việc mà họ không vi phạm. Không được tra tấn về thể chất và tinh thần, dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo hoặc làm mất nhân phẩm đối với họ.
g) Các bên tham chiến và thành viên các lực lượng vũ trang phải tuân thủ việc hạn chế sử dụng các biện pháp và phương tiện chiến tranh gây ra những tác hại không cần thiết hoặc quá đau đớn.
h) Các bên tham chiến phải luôn luôn phân biệt rõ dân thường và tài sản của họ. Đại bộ phận nhân dân cũng như mỗi con người đều không thể bị coi là mục tiêu để tấn công. Chỉ được tấn công vào các mục tiêu quân sự.

Không chỉ trái với quy ước quốc tế mà còn hoàn toàn trái với đạo lý của con người

Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, đối chiếu với các quy định nói trên, có thể thấy tốp binh lính Ukraina trong clip được công bố đã vi phạm thô bạo và nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Công ước Genève thứ III năm 1949 về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh.
Lực lượng vũ trang Ukraina trên chiến tuyến ở ngoại ô thành phố Novoluganske tỉnh Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Không phải khi nào bên nổ súng trước là bên gây chiến

“Tôi hy vọng phía Ukraina cũng như cá nhân ông Oleksiy Arestovych, Cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraina, sẽ có một cuộc điều tra để làm rõ. Tuy nhiên, tôi cũng hết sức thất vọng khi chưa mở một cuộc điều tra, chưa hề có trong tay một bằng chứng thuyết phục nào mà ông Valeriy Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraina lại tuyên bố rằng: “Để bôi nhọ quân đội Ukraina, kẻ thù đã phát tán một số hình ảnh được cho là quân đội Ukraina đối xử vô nhân đạo đối với tù binh chiến tranh Nga”. Ông ta còn nói rằng: “Hy vọng mọi người sẽ chỉ tin tưởng nguồn chính thức khi đối mặt với những thông tin và tâm lý chiến trong tình hình hiện nay”, - . Đại tá Nguyễn Minh Tâm phát biểu.

Cũng theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, xét cả về lý và về tình, mọi hành động đối xử vô nhân đạo với tù binh như gây thương tích hoặc gây thêm thương tích cho họ không chỉ trái với quy ước quốc tế mà còn hoàn toàn trái với đạo lý của con người. Và cuối cùng, nếu được xác định là sự thật thì những hành động đó của những tốp lính Ukraina chỉ càng vạch rõ rằng quân đội đó là một quân đội không chỉ vô tổ chức, vô kỷ luật, vô chính phủ mà còn là một đội quân phát xít, lưu manh, sẵn sàng gây tội ác không chỉ với tù binh mà còn với bất kỳ ai không nghe theo họ. Những thông tin đã được xác thực về việc quân của lữ đoàn Azov bất tuân thượng lệnh, chặn hành lang nhân đạo, không cho dân sơ tán khỏi Mariupol càng cho thấy rõ bản chất của quân đội ấy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала