- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Người dân Việt Nam sẽ được cấp hộ chiếu vaccine mà không cần thủ tục gì

© Depositphotos.com / SYNELHộ chiếu
Hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
Đăng ký
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hộ chiếu vaccine sẽ được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid. Người dân không cần phải làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vaccine. Tuy vậy, nếu thông tin tiêm chủng cá nhân chưa được cập nhật đúng, đủ trên hệ thống, người dân cần sớm liên hệ, phản ánh để được giải quyết.
Hiện Viện Pasteur Nha Trang đang tuyển tình nguyện viên thử nghiệm giai đoạn III nghiên cứu lâm sàng vaccine phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi sử dụng công nghệ vactor virus cúm. Ngoài Việt Nam, có 4 quốc gia khác cũng đang triển khai giai đoạn III thử nghiệm vaccine dạng xịt mũi là Colombia, Philippines, Nam Phi và Indonesia.
Hộ chiếu Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Đại dịch COVID-19
Sắp tới, công dân Việt Nam có thể 'vi vu' thế giới dễ dàng hơn với loại giấy tờ này

Sớm triển khai cấp hộ chiếu vaccine

Theo Bộ Y tế, từ ngày 2/4, Bệnh viện E đã bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 và có thông tin đầy đủ trên hệ thống.
Trước đó, tính đến cuối tháng 3, đã có 1.000 người tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai và có nhu cầu hộ chiếu vaccine đi công tác, du lịch... được cấp hộ chiếu. Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vaccine.
Qua thí điểm, Bộ Y tế nhận thấy trình tự cấp theo quy định Bộ đã ban hành tháng 12/2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.
Đầu tuần sau, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho 63/63 tỉnh thành và chính thức thực hiện cấp hộ chiếu vaccine rộng rãi ngay sau đó.

Không cần thủ tục, nhưng dữ liệu phải được nhập đầy đủ

Theo Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế (Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế) Nguyễn Bá Hùng, bản chất hộ chiếu vaccine là chứng nhận tiêm vaccine điện tử. Hộ chiếu này sẽ liệt kê đầy đủ 11 thông tin của người tiêm chủng bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; số mũi tiêm đã nhận; ngày tiêm; liều số; vaccine; sản phẩm vaccine; nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; mã số chứng nhận.
Theo đó, người dân đã tiêm vaccine phòng Covid-19 và đã được nhập dữ liệu lên hệ thống thì sẽ được cấp hộ chiếu vaccine với thông tin tương ứng số mũi tiêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Đại dịch COVID-19
Vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất giờ ra sao?
"Hộ chiếu vaccine sẽ được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid. Vì vậy, người dân không cần làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vaccine", ông Hùng nhấn mạnh.
Khi sở hữu hộ chiếu vaccine, mỗi người dân sẽ được cấp 1 mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-Covid hiện nay. Tuy nhiên, mã này sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu nhằm thuận tiện xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài.
Về mặt kĩ thuật, hộ chiếu vaccine có thời hạn 12 tháng. Sau khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động sinh mã QR mới. Đối với trường hợp người dân đã tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng vẫn chưa có thông tin trên hệ thống hoặc số mũi tiêm chưa được cập nhật đủ, ông Hùng đề nghị người dân sớm gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu.
Ngoài ra, người dân cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Đây là việc bắt buộc bởi nếu trên hệ thống không có dữ liệu, người dân sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.
"Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở xử lí phản ánh của người dân để đảm bảo quyền lợi của người dân. Người dân khai báo đầy đủ, chính xác các thông tin để đảm bảo quyền lợi liên quan đến việc cấp chứng nhận giấy cũng như là cấp chứng nhận điện tử”, ông Hùng khuyến cáo.
Theo Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), hiện có khoảng gần 80 triệu mũi tiêm vaccine Covid-19 sai thông tin về căn cước công dân hoặc chưa được nhập lên hệ thống. Vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh rà soát, xác minh và nhập bổ sung các thông tin.
Cán bộ y tế quận Hai Bà Trưng căng mình chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đại dịch COVID-19
Năm 2022: Người dân sẽ thiệt nếu gỡ bỏ hai ứng dụng về sức khỏe này
Ông Hùng cũng cho biết, với trường hợp đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19, được cập nhật đầy đủ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, nhưng tiêm ở 2 cơ sở tiêm chủng khác nhau, thì các cơ sở tiêm chủng sẽ có trách nhiệm ký xác nhận các mũi tiêm do cơ sở thực hiện tiêm.
"Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ thực hiện ký số tập trung gộp các mũi tiêm và người dân sẽ nhận được mã QR mà không phải làm gì thêm. Ngay cả trường hợp mất giấy xác nhận tiêm chủng nhưng trên hệ thống đã được cập nhật thông tin thì không ảnh hưởng gì đến việc cấp hộ chiếu vaccine", ông Hùng khẳng định.

Nên tìm hiểu kỹ trước khi ra nước ngoài

Ông cũng khuyến cáo người dân khi ra nước ngoài có chấp nhận hộ chiếu vaccine này, cần tìm hiểu quy định của quốc gia đó về loại vaccine và số mũi tiêm.
Bộ Ngoại giao cho biết, tính đến ngày 17/3, có 17 quốc gia chấp nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, gồm: Mỹ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Úc, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia và Hàn Quốc.
© Ảnh : Võ Thị Dung - TTXVNNgười dân Quảng Bình được tiêm vaccine mũi bổ sung phòng chống dịch COVID-19.
Người dân Quảng Bình được tiêm vaccine mũi bổ sung phòng chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
Người dân Quảng Bình được tiêm vaccine mũi bổ sung phòng chống dịch COVID-19.
"Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia chấp nhận các loại vaccine và số liều tiêm. Người dân cần tìm hiểu thông tin trước khi nhập cảnh. Việc hộ chiếu vaccine có thể dùng ở những quốc gia nào, cụ thể Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin truyền thông vẫn đang phối hợp đàm phán và sẽ có thông tin chính thức", ông Hùng nói.

Việt Nam thử nghiệm vaccine dạng xịt mũi

Theo bà Trịnh Thị Bích Thủy - Giám đốc Trung tâm Đào tạo-Quản lý khoa học-Hợp tác quốc tế (Viện Pasteur Nha Trang), đơn vị đang tuyển 3.000 tình nguyện viên từ 18 tuổi để thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 dạng xịt mũi sử dụng vector virus cúm.
Các tình nguyện viên được tuyển là người sinh sống ở hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa, sẽ tham gia giai đoạn III nghiên cứu lâm sàng vaccine phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi.
Yêu cầu đặt ra với các tình nguyện viên là phải khỏe mạnh hoặc bệnh nhẹ duy trì ổn định; tiêm liều vaccine phòng Covid-19 cuối cùng cách đây ít nhất 3 tháng; chưa từng mắc Covid-19 và sẵn sàng tuân thủ 4 lần thăm khám của nghiên cứu.
Thử nghiệm lâm sàng vắc-xin nhỏ mũi chống COVID-19 Sputnik - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế Liên bang Nga đăng ký vắc xin nhỏ mũi chống COVID-19 đầu tiên trên thế giới
Chương trình tuyển tình nguyện viên diễn ra từ nay đến hết ngày 30/4/2022. Thời gian tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kéo dài một năm kể từ ngày phun sương xịt mũi vaccine phòng Covid -19 vào cơ thể.
“Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng I và II của vaccine phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi dùng vector virus cúm đã chứng minh tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch tốt. Nghiên cứu đã được xem xét, phê duyệt của cơ quan quản lý các cấp và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học", bà Trịnh Thị Bích Thủy nói.
Hiện có 5 quốc gia đang triển khai thử nghiệm phòng vaccine Covid-19 dạng phun sương xịt mũi giai đoạn III, bao gồm Colombia, Philippines, Nam Phi, Indonesia và Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала