Việt Nam mỗi năm chi bao nhiêu để khắc phục hậu quả bom mìn?

© Ảnh : TTXVN phátBộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức trục vớt thành công quả bom dài 1,6m dưới sông Hồng, gần cầu Long Biên, Hà Nội, ngày 22/6/2020. Ảnh (tư liệu).
Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức trục vớt thành công quả bom dài 1,6m dưới sông Hồng, gần cầu Long Biên, Hà Nội, ngày 22/6/2020. Ảnh (tư liệu). - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Là quốc gia có bom mìn sót lại sau chiến tranh với số lượng lớn với diện tích ô nhiễm hơn 17,7% trên toàn lãnh thổ, Việt Nam đã và đang nhân đôi nỗ lực nhằm thúc đẩy khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn cho người dân, đồng thời giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.
Việt Nam dành ra hơn 23 nghìn tỷ đồng ngân sách hàng năm để hỗ trợ các nạn nhân bom mìn. Trong thời gian vừa qua, có hơn 1 triệu người thiệt mạng và thương tật do bom mìn còn sót lại.

Những con số biết nói

Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội (LĐ-TB&XH) cho biết, hiện nay diện tích ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh của Việt Nam vẫn còn 5,6 triệu ha đất đai, tương đương hơn 17,7% diện tích lãnh thổ. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành, tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Nạn nhân bom mìn chủ yếu cũng nằm ở các khu vực trên, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung do số lượng bom mìn còn sót lại còn nhiều.
Trong 10 năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504), đã khảo sát, rà phá được gần 500.000ha đất; công bố Bản đồ ô nhiễm bom mìn toàn quốc; hỗ trợ hơn 5.000 nạn nhân và các đối tượng liên quan; tổ chức giáo dục nguy cơ cho hơn 3 triệu người dân và học sinh.
© Ảnh : Tư liệu TTXVNThủ tướng Phạm Mình Chính trao đổi với đại diện các tổ chức quốc tế về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam (17/2/2022).
Thủ tướng Phạm Mình Chính trao đổi với đại diện các tổ chức quốc tế về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam (17/2/2022). - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Thủ tướng Phạm Mình Chính trao đổi với đại diện các tổ chức quốc tế về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam (17/2/2022).
Ngày 4/4 hàng năm là Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4) được Liên hợp quốc tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của con người về một thế giới không còn mối đe dọa về bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Mong muốn trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn, Việt Nam đã và đang nhân đôi nỗ lực ở trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy khắc phục hậu quả bom mìn, giúp các nạn nhân bom mìn hòa nhập với xã hội tốt hơn.
Chính vì vậy, hàng năm ngân sách nhà nước chi trợ giúp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí cho nạn nhân bom mìn khoảng 23.675 tỷ đồng/năm. Thống kê cho thấy, đến nay, có khoảng 3,4 triệu nạn nhân bom mìn đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng.
Trước đó, giai đoạn 2010-2020, toàn quốc đã triển khai khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ được 485.000 ha (trung bình đạt gần 50.000 ha/năm, tăng 35% so với giai đoạn trước) với ngân sách 12.614 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trong nước 10.417 tỷ đồng, ngân sách viện trợ không hoàn lại trực tiếp của nước ngoài là 2.197 tỷ đồng (tương đương 95,5 triệu USD).
Đặc công Việt Nam gỡ mìn chống tăng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Việt Nam cần 3.450 tỷ đồng từ nước ngoài để khắc phục hậu quả bom mìn?

Tiếp tục nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

Được biết vào ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình 504 với các mục tiêu, giải pháp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, Bộ Quốc phòng với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam đã tham mưu với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở triển khai công tác khắc phục hậu quả chiến tranh một cách đồng bộ, phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 10/2014, Việt Nam đã phê duyệt Công ước người khuyết tật và ban hành các khuôn khổ pháp lý về người khuyết tật, trong đó có trợ giúp nạn nhân bom mìn, góp phần đảm bảo cho nạn nhân bom mìn có quyền bình đẳng tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa v.v.
Xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới phía bắc của CHXHCN Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. Tỉnh Lang Son. Dân tản cư từ các tỉnh phía bắc Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ
Bên cạnh đó, các dự án ODA không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, gồm chính phủ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia, Na Uy... và của các tổ chức quốc tế cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương trên cả nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Đáng chú ý, Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về công tác khắc phục hậu quả bom mìn toàn cầu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 năm 2021 đã đánh giá cao kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam trong thời gian qua.
Cuộc chiến rà phá bom mìn còn nhiều cam go.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2019
Việt Nam cần hơn 100 năm để làm sạch bom mìn
Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, có giải pháp khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại để công tác khắc phục hậu quả bom mìn đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ trong rà phá bom mìn, nghiên cứu, vận dụng và thực hiện phương thức quản lý bom mìn một cách chủ động, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала