Wall Street: Việt Nam vào top lựa chọn hàng đầu, nơi trú ẩn an toàn khỏi xung đột

© AFP 2023 / Angela WeissWall Street
Wall Street - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Đăng ký
JPMorgan Asset Management, Goldman Sachs và giới chuyên gia từ Phố Wall (Wall Street) đánh giá Việt Nam là một trong ba lựa chọn đầu tư hàng đầu Đông Nam Á cùng với Indonesia và Singapore.
Theo các nhà phân tích, toàn bộ khu vực Đông Nam Á tương đối cách biệt với những căng thẳng địa chính trị ở những nơi khác như châu Âu, nơi căng thẳng Nga - Ukraina đã khiến các nhà đầu tư lo ngại cho triển vọng kinh tế của khu vực.
Nhiều ngân hàng cho rằng, căng thẳng địa chính trị trên khắp thế giới đang gia tăng, nhưng các thị trường tại Đông Nam Á có thể mang lại sự an toàn tương đối cho các nhà đầu tư. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhờ ổn định chính trị và chính sách đầu tư ngày càng được cải thiện.

Việt Nam là một trong ba lựa chọn hàng đầu, Indonesia sở hữu nhiều ưu thế

Bước vào quý tiếp theo của năm 2022, CNBC đã tham khảo các nhà phân tích từ Goldman Sachs và JPMorgan Asset Management về việc, thị trường nào ở Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của họ.
Timothy Moe, một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Goldman Sachs cho biết, chứng khoán Đông Nam Á đã hoạt động kém hiệu quả và “hầu như bị các nhà đầu tư toàn cầu phớt lờ trong một thập kỷ”. Tuy nhiên, hiện tại đã khác.
Đối với cả các ngân hàng ở Phố Wall, Indonesia là một lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Hé lộ nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ hàng nghìn tỷ vào cổ phiếu Việt Nam
Theo ông Moe, tại Indonesia, Goldman Sachs nhận thấy sự tích cực về mặt cấu trúc đối với các ngân hàng vì phần lớn dân số vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hoặc có tiếp cận nhưng không thường xuyên sử dụng dịch vụ.
“Chúng tôi đang đề cập đến các ngân hàng hàng đầu thuộc khu vực tư nhân và cả những ngân hàng quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước) vì họ đã chủ động thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số nhằm đẩy mạnh thâm nhập tài chính”, ông Desmond Loh, Giám đốc các danh mục đầu tư tại JPMorgan Asset Management chia sẻ.
Giá cả hàng hóa tăng cao cũng có lợi cho doanh thu xuất khẩu ở Indonesia cũng như cán cân thương mại của nước này.
Nó còn có lợi cho đồng rupiah của Indonesia cũng như làm tăng triển vọng tăng trưởng ngắn hạn ở quốc gia này.
Giá hàng hóa toàn cầu đã tăng cao kể từ khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra vào cuối tháng Hai. Nga là nước sản xuất dầu lớn trong khi Ukraina là một nhà cung cấp chính các mặt hàng khác như lúa mì và ngô.
Tại châu Á, giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế cho đến nay đã tăng hơn 30% trong năm 2022.

So sánh lợi thế thu hút giữa Việt Nam và Singapore

Các chuyên gia của JPMorgan Asset Management, Goldman Sachs cũng như phố Wall đánh giá rất cao triển vọng của Việt Nam.
“Việt Nam là một “ngôi sao đang lên trong vài năm qua”, Giám đốc danh mục đầu tư tại JPMorgan Asset Management khẳng định.
Ông Loh cũng nhấn mạnh, Việt Nam là đang thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ về khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Vì sao kinh tế Việt Nam không lo lạm phát như thế giới?
Ông Log nói thêm, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế trên toàn cầu có tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực trong suốt đại dịch.
“Để tận dụng đà tăng trưởng, chúng tôi khuyến nghị đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng và tiêu dùng”, chuyên gia nói, nhưng không nêu tên các cổ phiếu cụ thể.
Trong khi đó, Singapore là quốc gia Đông Nam Á khác mà Goldman Sachs đưa vào danh sách thị trường Đông Nam Á đáng đầu tư.
Timothy Moe cho biết, ngoài Việt Nam, có 3 lý do chính khiến các nhà đầu tư thích Indonesia cũng như Singapore.
Thứ nhất, khả năng cải thiện đà tăng trưởng và phát triển kinh tế từ khu vực có tiến trình phục hồi tương đối muộn màng sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19.
Thứ hai, khu vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ số chứng khoán chủ chốt và được hưởng lợi từ việc Chính phủ thắt chặt các chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.
Thứ ba, sự hình thành và phát triển ổn định của các công ty kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ - kỹ thuật số đang được đưa vào mục tiêu phát triển của Indonesia và Singapore. Việt Nam cũng hướng đến xu thế này.
Dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Dầu khí, kinh tế Việt Nam trong căng thẳng Nga - Ukraina
Các chuyên gia lưu ý, Indonesia’s Jakarta Composite đã tăng hơn 7% trong năm nay, trong khi VN Index của Việt Nam mới chỉ tăng khoảng 1% trong cùng kỳ. Chỉ số Straits Times của Singapore cũng tăng hơn 9%. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thể hiện sức bứt phá mạnh mẽ của mình, giới chuyên gia của Phố Wall lưu ý.
Dù vậy, chỉ số tăng trưởng chứng khoán Việt Nam đã là khá ấn tượng trong khi hầu hết chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương MSCI (không kể Nhật Bản) đã giảm 6%.
Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 đã giảm 4,6% tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, trong khi chỉ số Stoxx 600 của thị trường châu Âu đã giảm khoảng 6%.
Trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư đang phải vật lộn với một loạt lo ngại, từ giá hàng hóa tăng đột biến do xung đột Nga - Ukraina đến môi trường lãi suất tăng khi các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tìm cách chống lạm phát tăng cao kỷ lục.

Nơi trú ẩn an toàn khỏi những căng thẳng địa chính trị

Theo Loh, Đông Nam Á “cách biệt tương đối” với căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Âu, vì Nga và Ukraina chỉ chiếm chưa đến 1% xuất khẩu của khu vực.
“Sự leo thang rủi ro địa chính trị khiến giá cả hàng hóa giảm dần trong ngắn hạn, từ đó thậm chí còn củng cố sức mạnh của các thị trường xuất khẩu hàng hóa của ASEAN”, ông Loh cho biết.
Vài tuần qua, các nhà đầu tư toàn cầu đã theo dõi sát sao những động thái của FED. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tác động đối với thị trường Đông Nam Á sẽ tương đối nhỏ so với trước đây.
Vào tháng 3, Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 và Chủ tịch Fed Jerome Powell sau đó cam kết sẽ có hành động cứng rắn nhằm đối phó với vấn đề lạm phát tăng cao.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Tình hình ở Ukraina hay ‘cái búng tay’ của Fed không đe doạ Việt Nam
Viễn cảnh FED tăng lãi suất nhiều hơn nữa đã làm dấy lên lo ngại về dòng vốn chảy ra ngoài và đồng tiền mất giá ở các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, một hiện tượng từng xảy ra vào năm 2013.
Dù vậy, theo ông Loh, kịch bản này sẽ không lặp lại bởi nhìn chung, bảng cân đối kế toán của các quốc gia ở Đông Nam Á “lành mạnh hơn nhiều so với một thập kỷ trước”.
Hầu hết các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, vẫn chưa thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều đó một phần là do tình hình lạm phát trong khu vực tương đối ít nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế phát triển ở phương Tây.
Theo Moe, các nền kinh tế Đông Nam Á ngày nay cũng có khả năng phục hồi tốt hơn so với các chu kỳ trước đây, khi các cân đối bên ngoài đang ở trong tình trạng tốt hơn cũng như việc tiền tệ được định giá hấp dẫn.

Tiền Việt Nam không mất lợi thế so với đô la Mỹ

Về Việt Nam, như Sputnik đề cập trước đó, dù đang chịu áp lực khi giá cả liên tục tăng cao, ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraina, hay FED tăng lãi suất, nhưng giới chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chưa cần vội vã trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát.
Đối với thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn luôn nhất quán trong mục tiêu giữ giá trị tiền đồng ổn định và điều chỉnh linh hoạt so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, thay vì chỉ tập trung vào một đồng tiền nào.
Bộ Tài chính Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Thao túng tiền tệ: Mỹ nói ‘hài lòng’ nhưng Việt Nam vẫn nên cẩn trọng
Đồng thời, việc giữ giá trị đồng nội tệ ổn định cũng là cách để giữ mặt bằng lãi suất ổn định, cũng như hạn chế áp lực nhập khẩu lạm phát.
Cũng cần nhắc lại rằng Việt Nam và Mỹ đã ký kết thỏa thuận tiền tệ vào tháng 7 năm ngoái, theo đó Việt Nam nhiều khả năng sẽ không để đồng nội tệ bị mất giá mạnh so với đô la Mỹ, khi mà trước đây phía Mỹ cho rằng tiền đồng đang bị định giá thấp hơn giá trị thực.
Rõ ràng dù đồng đô la Mỹ đã tăng mạnh trên thị trường quốc tế thời gian qua, nhưng với lạm phát của Mỹ đang cao hơn nhiều so với Việt Nam, do đó, việc giữ tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng ở mức phù hợp là điều cần thiết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала