Sông Hồng không còn lũ có là điềm báo trước sự suy vong?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaSông Hồng
Sông Hồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Đăng ký
TS. Đào Trọng Tứ, trưởng ban điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) cho biết, theo thống kê, 15 năm trở lại đây lũ trên sông Hồng không về tới đồng bằng sông Hồng.
Chuyên gia không nhận định, sông Hồng ‘sẽ chết’, nhưng rõ ràng, các hình thái của tự nhiên đã bị thay đổi. Việc sông Hồng không còn lũ là điều đáng mừng hay đây là điềm báo trước sự suy vong?

Sông Hồng không còn lũ

Sông Hồng dài 1.149 km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra Biển Đông.
Đoạn trên đất Việt Nam của sông Hồng dài 510 km. Được mệnh danh là một trong những dòng sông quan trọng nhất của Việt Nam, sông Hồng vừa đóng vai trò trong đảm bảo an ninh nguồn nước, tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa là nguồn nước sinh hoạt quan trọng của các tỉnh thành miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Thống kê cho thấy, trong 15 năm gần đây, lũ trên sông Hồng không về tới đồng bằng sông Hồng.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Bộ TN&MT cảnh báo nguy cơ thiếu nước trên lưu vực sông Hồng
Đây là thông tin do TS. Đào Trọng Tứ, trưởng ban điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu), cho VTCNews biết.
TS. Tứ phân tích các hệ lụy từ việc sông Hồng không còn . Chuyên gia nhấn mạnh, sinh thái tự nhiên khác biệt hoàn toàn với sinh thái nhân tạo. Nếu không có lũ, đồng bằng sẽ nghèo nàn phù sa, sự màu mỡ của đồng bằng hạ nguồn, rồi khả năng làm sạch tự nhiên của dòng sông cũng kém đi.
Tất nhiên, theo ông Tứ, mọi hiện tượng đều có hai mặt, việc có lũ cũng sẽ uy hiếp hệ thống đê điều, gây thiệt hại cho các vùng dân cư.
“Tôi không nhận định rằng “dòng sông sẽ chết” nhưng những hình thành của tự nhiên đã bị thay đổi”, ông Tứ nói.

Nước mặn xâm nhập sâu

Theo GS.TS Phạm Hồng Giang - Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phân tích, có hai hệ quả lớn, đối lập nhau, khi sông Hồng không còn lũ.
Về mặt tích cực, điều này giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, đặc biệt là khu vực dân cư có dòng sông đi qua.
“Bởi vì, luôn có nhiều đoạn đê vẫn còn yếu, chưa đủ khả năng chống đỡ với lũ lớn, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao”, chuyên gia nêu rõ.
Ở mặt tiêu cực, khi các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, hồ điều tiết giữ nước thì cũng giữ lại luôn cả phù sa. Khi không có lũ trên sông Hồng, tình trạng ô nhiễm trở nên cực kỳ nghiêm trọng vào mùa kiệt.
Bên cạnh đó, đáy sông bị bào mòn, tất cả các hoạt động ở hạ du như giao thông thuỷ, sản xuất, nuôi trồng… đều bị tác động.
Theo TS. Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, mực nước sông đã hạ xuống trên dưới 2m so với trước đây.
sông Hồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đây là thời điểm ‘chín muồi’ để quy hoạch lại 2 bờ sông Hồng
Kết quả là, các con sông như sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bắc Hưng Hải… không còn nhận được nước sông Hồng như trước.
Điều này đã gây tê liệt đối với hầu hết hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho 500.000ha. Nó cũng làm tăng ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
Mỗi năm, các hồ chứa thượng nguồn sông Đà phải xả 5 – 6 tỷ khối nước, tác động xấu đến quá trình sản xuất điện.
“Mực nước hạ thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mặn, nước mặn sẽ vào sâu hơn”, ông Thắng đánh giá.

‘Có lẽ dòng sông đang và sẽ chết dần’: Nguyên nhân sông Hồng không còn lũ

Trong khi đó, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nhắc lại, đợt lũ lớn nhất trên sông Hồng đổ về đồng bằng đã xảy ra từ năm 1996.
“Đây cũng là đợt lũ lớn cuối cùng từ đó đến nay”, chuyên gia lưu ý.
Theo ông, một trong những nguyên nhân khiến cho sông Hồng không còn lũ là do Việt Nam trải qua rất nhiều thời kỳ có El Nino (hạn hán), lượng mưa thấp.
Ngoài ra, tại thượng nguồn sông Hồng, Trung Quốc đang tận dụng tối đa nguồn nước với chiến dịch chuyển nước từ Nam ra Bắc.
“Chúng ta không có thông tin cụ thể về việc họ (Trung Quốc) sử dụng nguồn nước như thế nào. Chỉ biết rằng nước chảy về Việt Nam rất ít, sông Hồng ngày càng cạn”, ông nói.
Một nguyên nhân khác là các đập thuỷ điện của Việt Nam trên sông Đà (Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La) trữ nước để sản xuất điện.
Tất cả những lý do trên đã dẫn đến tình trạng sông Hồng hiện nay không còn lũ lớn vào mùa mưa, cạn nước vào mùa kiệt.
Sông Tô Lịch, đoạn chảy qua quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2021
Đề xuất lấy nước sông Hồng “hồi sinh” sông Tô Lịch
Chuyên gia nhấn mạnh, việc sông Hồng không cạn nước, không còn lũ đã gây ra nhiều hệ lụy.
Đầu tiên là khiến cho nguồn nước ngầm suy kiệt dần. Tiếp đến là vấn nạn ô nhiễm môi trường gia tăng. Đáng ngại nhất là nước biển sẽ tràn vào gây nên tình trạng nhiễm mặn ngày càng cao.
“Nhiều năm trước tôi đã đi khảo sát tại khu vực Thái Bình, từ huyện Tiền Hải đổ về thành phố Thái Bình cây đổ màu vàng thể hiện tình trạng phèn đã lên cao. Nhiều hộ dân buộc phải bán đất vì không phù sa, đất nhiễm phèn thì không thể trồng trọt được nữa”, ông Hồng chia sẻ.
Theo ông, sông Hồng nay đã không còn cong mềm mại như trước nữa, nhiều đoạn sông đã trở nên gấp khúc. Điều này cho thấy dòng sông đang đứng lại khoét xung quanh bờ để lấy đủ đất, sỏi.
© AFP 2023 / Hoang Dinh NamSông Hồng
Sông Hồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Sông Hồng
“Có lẽ dòng sông đang và sẽ chết dần”, GS.TS Vũ Trọng Hồng dự báo.

Việt Nam lo về an ninh nguồn nước

Theo ông Hồ Cao Khải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, hiện nay, việc điều tiết nước sông Hồng phụ thuộc vào Trung Quốc bởi những năm gần đây ở đầu nguồn, họ đã gia tăng tốc độ xây dựng các công trình thuỷ điện lớn và các hồ tích nước.
“Nói cách khác, đây được xem là “vũ khí nước”, quyền điều tiết. Khi mình không cần thì họ xả, ngược lại lúc mình cần thì họ lại không xả”, ông Khải nêu rõ.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai, địa phương này cũng đã có các chương trình hợp tác với phía Trung Quốc về đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, khó nắm quyền kiểm soát.
“Nhưng khi nào mình cần thì phải có công hàm đề nghị, phía Trung Quốc mới xem xét”, ông Khải nói và cho biết, việc khảo sát các đập thuỷ điện đầu nguồn sông Hồng của Trung Quốc chủ yếu qua hệ thống bản đồ”.
Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên - Môi trường, với diễn biến phức tạp của nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu và khai thác, sử dụng nước của các quốc gia tại thượng nguồn sông Hồng, lượng nước mùa khô sẽ ngày càng suy giảm.
Nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2019
Chuyên gia: Bơm nước từ sông Hồng 'giải cứu' sông Tô Lịch là một sai lầm
Trong bối cảnh nhu cầu nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng (do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sản xuất công nghiệp, phát triển thủy điện nhanh chóng), vấn đề tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Có gần 50% diện tích lưu vực sông Hồng - Thái Bình nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Việc gia tăng khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở phần thượng nguồn lưu vực sông đã ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ nguồn nước lưu vực 2 con sông này. Ở vùng hạ du, tình trạng thiếu nước trong mùa khô ngày càng diễn ra thường xuyên.
Những năm trở lại đây, mực nước tại một số vị trí quan trắc ở hạ du có lúc xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử.
Cạnh tranh trong sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt là giữa phát điện và sản xuất nông nghiệp trong mùa khô ngày càng mạnh.
Đáng chú ý, theo Cục Quản lý tài nguyên nước, nước mặn đã vào nội địa sâu hơn trên các cửa sông Vạc (Ninh Bình), cửa sông Ninh Cơ (Nam Định).
Nước mặn đã lên quá cống Dõng, cửa sông Sò (Nam Định), cửa lấy nước vào hệ thống Nam Thái Bình trên sông Hồng, sông Hóa và các cửa lấy nước của Hải Phòng.
Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp do lưu lượng nước về hạ du giảm, mực nước sông Hồng xuống thấp và nước biển dâng cao kết hợp triều cường.
Theo số liệu đo đạc, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có độ mặn vượt quá nồng độ cho phép vào mùa kiệt, làm giảm năng suất cây trồng.
Các phân lưu hạ lưu sông Thái Bình là nơi bị xâm nhập mặn sâu nhất, từ 6 - 27 km, với độ mặn 1%0 và 4%0 (nước ngọt có độ mặn dưới 0,05%0, nước lợ 0,05-3%0, nước mặn trên 5%0).
chồng giết vợ, ném xác xuống sông Hồng phi tang - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2019
Nghi án chồng giết vợ, ném xác xuống sông Hồng phi tang
Độ sâu xâm nhập mặn lớn nhất với độ mặn 1%0 trên sông Thái Bình là 12 - 40 km (tùy thuộc vào từng phân lưu), trên sông Ninh Cơ là 32 km, trên sông Trà Lý là 20 km, trên sông Đáy là 20 km và trên sông Hồng là 14 km.
“Cuộc chạy đua an ninh năng lượng đang đe dọa đến an ninh nguồn nước Việt Nam”, Cục Quản lý tài nguyên nước cho hay.
Hồ chứa ở các tiểu lưu vực thượng lưu có quy mô lớn, đủ sức tác động mạnh đến dòng chảy xuống đồng bằng. Hiện nay, vẫn chưa có thỏa thuận chính thức nào được ký kết về việc vận hành các hồ này, đặc biệt vào mùa khô.
Do đó, theo các chuyên gia, cần quản lý thận trọng các hồ chứa thượng nguồn nhằm đảm bảo an ninh nước cho vùng đồng bằng, không hy sinh cho việc tập trung quá nhiều vào an ninh năng lượng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала