“Thời điểm căng thẳng nhất”, EVN lo thiếu điện, Việt Nam ‘khát’ than

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNThi công tại Trạm biến áp 500kV Vân Phong
Thi công tại Trạm biến áp 500kV Vân Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
Việt Nam cần nhập khẩu đến 25 triệu tấn than năm 2022 để cung ứng cho ngành điện và sản xuất phân bón. Bộ Công Thương đang ráo riết làm việc với Úc và Nam Phi để nhập than về “nhanh nhất có thể”.
Tại cuộc gặp với Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Australia Tania Constable, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, Việt Nam mong muốn Úc chuyển giao công nghệ khai thác và chế biến than, khoáng sản bền vững.

EVN: Điện than chiếm đến 45% toàn hệ thống

Báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, điện than hiện đang chiếm 45% sản lượng điện toàn hệ thống, nhưng nguồn nhiệt điện than huy động được đang thấp hơn kế hoạch đến 1,365 tỷ kWh.
EVN vẫn đau đau đầu cùng với Bộ Công Thương và các đối tác cung ứng than tìm cách giải quyết tình trạng thiếu than.
Ngày 6/4, thông tin từ EVN cho biết, phụ tải tháng 3/2022 tiếp tục tăng và cao hơn trung bình khoảng 4,2 triệu kWh/ngày so với phương án dự kiến.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Việt Nam tính nhập than từ Úc cứu EVN khỏi nguy cơ thiếu điện
Theo đó, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 3/2022 đạt 23,45 tỷ kWh, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 3 tháng đạt 63,03 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ.
Số liệu công bố hôm nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho thấy, trong tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống, thủy điện đạt 16,48 tỷ kWh, chiếm 26,1%.
Nhiệt điện than đạt 28,37 tỷ kWh, chiếm đến 45%. Do đó, việc nhiệt điện than đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn hệ thống nhưng nguồn cung hạn chế khiến tình trạng “khát” than của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Trong toàn hệ thống, tua bin khí đạt 7,56 tỷ kWh, chỉ chiếm 12%. Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 10,01 tỷ kWh, chiếm 15,9% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Trong đó, điện mặt trời đạt 6,86 tỷ kWh, điện gió đạt 2,95 tỷ kWh. Lượng điện Việt Nam nhập khẩu khá khiêm tốn – đạt 451 triệu kWh, chỉ chiếm 0,7%.
Tính chung quý 1/2022, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 26,66 tỷ kWh, chiếm 42,29% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.
Sản lượng điện truyền tải tháng 3/2022 đạt 18,34 tỷ kWh. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện truyền tải đạt 48,83 tỷ kWh, tăng 4,6% so cùng kỳ năm trước.
Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 3/2022 ước đạt 18,84 tỷ kWh, tăng 9,4% so với tháng 3/2021. Luỹ kế 3 tháng năm 2022 đạt 54,78 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

“Thời điểm căng thẳng nhất”: Thiếu than cho sản xuất điện

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực cũng cho biết, trong quý 1/2022, EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện với lượng than được cung cấp thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng.
Do đó, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.
“Các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch là 1,365 tỷ kWh. EVN đã chủ động làm việc với các đối tác cung ứng than trong nước nhằm tìm cách tháo gỡ các vướng mắc phát sinh và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo”, tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh.
Về công tác đầu tư xây dựng, báo cáo của tập đoàn cũng nhấn mạnh, trong quý 1/2022, EVN đã đôn đốc các đơn vị xử lý vướng mắc, thi công bám sát kế hoạch các dự án nguồn và lưới điện, đặc biệt là các dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái, dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và các công trình lưới điện cấp bách phục vụ cấp điện mùa khô năm 2022.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Việt Nam thiếu than sản xuất điện
Đồng thời EVN cũng đã khởi công 20 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 21 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500kV (bao gồm 2 công trình 500kV, 2 công trình 220kV và 17 công trình 110kV).
Với nhận định quý 2 hàng năm là thời gian cao điểm của mùa khô và là “thời điểm căng thẳng nhất” trong năm về đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống, EVN đề ra mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện, đáp ứng nhu cầu điện trong các tháng mùa khô quý 2/2022.
Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự kiến, trong 4/2022, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 779 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 42.124 MW (tương ứng tăng trưởng khoảng 5,3% so với cùng kỳ 2021).
Do đó, mục tiêu vận hành hệ thống điện tháng 4/2022 EVN đề ra là tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt người dân, đặc biệt là đảm bảo điện phục vụ kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, dịp lễ 30/4 - 01/5 và chuẩn bị đảm bảo cung cấp điện cho SEA Games 31.
“EVN sẽ huy động tối đa nguồn nhiệt điện khí, đảm bảo giữ nước các hồ thủy điện cho đến hết mùa khô. Khai thác các nguồn điện bám sát kế hoạch năm và đảm bảo cấp nước hạ du cho các địa phương”, lãnh đạo tập đoàn Điện lực khẳng định.
Đồng thời EVN cũng yêu cầu các Tổng Công ty Phát điện đảm bảo khả dụng các tổ máy cao nhất có thể trong các tháng mùa khô. Vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500kV Bắc - Nam.
Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, trong tháng 4/2022, EVN dự kiến sẽ triển khai thủ tục thu xếp vốn vay cho các dự án nguồn điện và lưới điện như Nhiệt điện Quảng Trạch I, đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương, trạm 500kV Lào Cai.

Việt Nam cần nhập 18-25 triệu tấn than năm 2022

Thông tin này được người đứng đầu Bộ Công Thương Việt Nam nêu ra trong cuộc làm việc với Hội đồng Khoáng sản và các doanh nghiệp xuất khẩu than của Úc.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sáng 5/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc trực tuyến với bà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Australia và các doanh nghiệp xuất khẩu than, khoáng sản hàng đầu của Úc để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu than từ Australia phục vụ nhu cầu trong nước.
Hội đồng Khoáng sản Australia là tổ chức đại diện cho ngành khai thác, chế biến và thương mại khoáng sản Úc, trong đó có mặt hàng than.
Thành phố Hồ Chí Minh: Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
John Kerry: Bỏ điện than, Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới về năng lượng sạch
Hội đồng này có 77 hội viên đầy đủ và 34 hội viên liên kết là những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành khoáng sản của quốc gia châu Đại Dương. Cần nhấn mạnh rằng, các hội viên của Hội đồng Khoáng sản Australia chiếm 75% tổng sản lượng khai thác và 80% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành khoáng sản của Úc.
Theo Bộ Công Thương, cuộc gặp là kết quả buổi làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với bà Robyn Mudie, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam diễn ra chiều ngày 1 tháng 4 năm 2022, như Sputnik đã thông tin.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao năng lực xuất khẩu và khai thác, chế biến than và khoáng sản hiện đang đứng hàng đầu thế giới của Úc.
Liên quan đến lĩnh vực than, theo phát biểu của Bộ trưởng Diên cho thấy, Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu than rất lớn – vào khoảng 18-25 triệu tấn than phục vụ cho hoạt động sản xuất điện và phân bón trong năm 2022.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu than của Úc, đặc biệt là các hội viên của Hội đồng Khoáng sản Australia tăng lượng cung ứng cho doanh nghiệp Việt Nam “ngay từ tháng 4 năm 2022”.
“Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng than xuất khẩu ra thế giới của Úc”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý.
Do vậy, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam tin tưởng các doanh nghiệp Úc hoàn toàn đủ, “thậm chí thừa năng lực” cung cấp các sản phẩm than có chất lượng phù hợp với công nghệ sản xuất điện của doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam đề nghị Úc chuyển giao công nghệ khai thác than, khoáng sản

Đáng chú ý, tại buổi làm việc trực tuyến ngày 5/4 giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với bà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Australia và các doanh nghiệp xuất khẩu than, khoáng sản hàng đầu của Úc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị phía Australia xem xét chuyển giao công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến than, khoáng sản cho Việt Nam.
© Ảnh : MOIT / Vụ Thị trường châu Á - châu PhiBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
“Việt Nam mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài về thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác và chế biến than, khoáng sản bền vững với Úc”, Bộ trưởng Diên nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Chính phủ hai nước cũng đã nhất trí thiết lập các cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về thương mại, năng lượng và khoáng sản trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Alok Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Từ điện than hóa thạch tới năng lượng sạch: “Việt Nam đã thay đổi”
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Hội đồng Khoáng sản Australia, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, các Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho hoạt động kết nối và xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực than, khoáng sản của hai nước.
Trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và phía các doanh nghiệp Việt Nam, đại diện cho Hội đồng Khoáng sản và các doanh nghiệp xuất khẩu than, khoáng sản Úc, bà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Australia cho biết, quốc gia này có đầy đủ năng lực cung cấp than và khoáng sản cho nhu cầu của Việt Nam.
Bà Constable đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị Bộ Công Thương và các doanh nghiệp nhập khẩu than nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt tại Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chung của chuỗi cung ứng vận tải toàn cầu.
© Ảnh : MOIT / Vụ Thị trường châu Á - châu PhiBà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Úc
Bà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Bà Tania Constable, Tổng giám đốc Hội đồng Khoáng sản Úc
Đáp lại mong muốn giải quyết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam, bà Constable khẳng định Hội đồng Khoáng sản Australia sẽ phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong việc tăng cường cung ứng than cho Việt Nam cũng như trong lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác than, khoáng sản bền vững giữa hai nước.

Nỗ lực của Bộ trưởng và ngành Công Thương

Ông David Gottlieb - Tham tán Kinh tế Australia tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Úc và Việt Nam không có sự đối lập mà mang tính bổ trợ lẫn nhau.
Đồng thời, Việt Nam và Australia luôn ở vị thế hai nước đối tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
© Ảnh : MOIT / Vụ Thị trường châu Á - châu PhiTham tán Kinh tế Đại sứ quán Úc tại Việt Nam David Gottlieb
Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Úc tại Việt Nam David Gottlieb - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Úc tại Việt Nam David Gottlieb
“Hoạt động kết nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp hai nước như buổi làm việc hôm nay là một hoạt động rất có ý nghĩa giúp tăng cường, thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia nhằm triển khai có hiệu quả Chiến lược Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam và Úc đã được Thủ tướng hai nước thông qua vào năm 2021”, ông Gottlieb bày tỏ.
Cùng với đó, tại cuộc làm việc quan trọng này, đại diện Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương và Hội đồng Khoáng sản Australia cũng đã trao đổi cụ thể về nhu cầu và các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu than, khoáng sản của hai nước.
Các doanh nghiệp xuất khẩu than hàng đầu của Australia như BHP, Glencore, Yancoal, Whitehaven Coal, Jellinbah Group… và 4 doanh nghiệp nhập khẩu than hàng đầu của Việt Nam là Vinacomin, PVN, EVN và Tổng công ty Đông Bắc đã trực tiếp trao đổi cụ thể về năng lực sản xuất, xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu và khả năng hợp tác thời gian tới của mỗi công ty trong thời gian tới, nỗ lực để sớm đưa than về Việt Nam.
Trang trại điện gió ngoài khơi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2021
Việt Nam tính toán như thế nào để bớt điện than, thêm điện gió ngoài khơi?
Trước tình trạng khan hiếm than cho sản xuất điện cũng như phân bón, như Sputnik đề cập, hôm 2/4 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông Mpetjane Kgaogelo Lekgoro, Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam để nhanh chóng ký kết các thỏa thuận, MOU nhanh chóng nhập khẩu than từ Nam Phi về Việt Nam “càng nhanh càng tốt”.
Tại cuộc làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị Đại sứ Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, qua đó tiến đến ký kết hợp đồng, đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4, tháng 5 tới.
Các loại than do Nam Phi sản xuất là than có chất lượng tốt, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và các ngành sản xuất của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала