Trái với World Bank, ADB có nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam

© Ảnh : Trần Quốc Việt-TTXVNADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022
ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định kinh tế Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022. Điều này khác hoàn toàn so với dự báo của World Bank vừa đưa ra mới đây. Trong kịch bản khả quan, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sụt giảm xuống mức 5,3%, xấu hơn là 4,4%.

Nguyên nhân nào khiến ADB lạc quan?

Sáng 6/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2022), trong đó ADB nhận định kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn định.
Tại đây, Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đã nêu lên những nguyên nhân khiến ADB lạc quan về mức độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.
“Tỷ lệ tiêm chủng cao đã cho phép Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt. Sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những nút thắt trong môi trường kinh doanh”, ông Jeffries nhận định.
© Ảnh : Trần Quốc Việt-TTXVNGiám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries trả lời báo chí tại lễ công bố.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries trả lời báo chí tại lễ công bố. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries trả lời báo chí tại lễ công bố.
Cụ thể, các chuyên gia ADB dự báo kinh tế Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng.
Phân tích sâu hơn về các chính sách kinh tế mà Chính phủ Việt Nam áp dụng nhằm khôi phục nền kinh tế nước nhà, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng ADB, cho biết:
“Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế (ERDP) trong năm 2022 và 2023 gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh”.
Công nhân nhà máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục giảm

ERDP ‘kỳ diệu’ như thế nào?

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế ADB, các giải pháp tiền tệ của ERDP sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm lãi suất cho vay 0,5%-1,0% trong năm nay và năm sau; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này.
Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP nhờ sự phục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng.
© Ảnh : Trần Quốc Việt-TTXVNADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022
ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022
Đáng chú ý, các chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam được triển khai từ tháng 3/2022 nhằm tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19 sẽ giúp thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Con số tăng 5,5%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm nay là hoàn toàn có thể. Giải ngân tăng sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.
Bên cạnh đó, chương trình ERDP sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RECP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Tình tiết mới xung quanh vụ án liên quan đến Tân Hoàng Minh và FLC

Rủi ro lớn nhất đến từ trái phiếu doanh nghiệp

Sau hai vụ khởi tố, bắt tạm giam lãnh đạo cấp cao của hai tập đoàn lớn tại Việt Nam gây náo loạn thị trường trái phiếu, các chuyên gia kinh tế ADB nhận định rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng quá nhanh so với sự đáp ứng các nền tảng cả từ phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành.

“Rất nhiều doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi thông tin về doanh nghiệp, tài sản bảo đảm chưa vững chắc. Ngược lại, không phải nhà đầu tư nào cũng có thông tin, kinh nghiệm, gần như đầu tư mang tính bầy đàn,” ông Nguyễn Minh Cường nói.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD năm 2040, VND mạnh lên
Điều này tiềm ẩn nguy cơ khiến cho nợ xấu gia tăng dù thị trường tài chính vẫn tương đối ổn định.
Ngoài ra, ông Cường cũng lưu ý thêm triển vọng phục hồi của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn như số ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong tháng 3/2022, một số thách thức về mặt chính sách khi triển khai ERDP. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ lãi suất có thể gặp rủi ro do các khoản vay được trợ cấp bị sử dụng sai mục đích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала