Hương Trần Kiều Dung, ‘cánh tay phải quyền lực’ của ông Quyết FLC vừa bị bắt là ai?

© Ảnh : FLC GroupHương Trần Kiều Dung
Hương Trần Kiều Dung - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Đăng ký
Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS đã bị bắt. Ai cũng biết, bà Hương Trần Kiều Dung chính là nữ tướng nổi bật nhất dưới quyền Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.
Liên quan đến vụ ông Trịnh Văn Quyết, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS cũng bị bắt giam cùng với bà Hương Trần Kiều Dung.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết: “Hai bóng hồng’ quyền lực bị bắt

Hai ‘bóng hồng’ Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh, những người đàn bà quyền lực giúp sức cho Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán đều đã bị bắt.
Ngày 8/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết C01 vừa bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cụ thể, bà Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Từ đấu giá đất Thủ Thiêm, ‘cú nổ lớn’ FLC và Tân Hoàng Minh đến chỉ đạo của Thủ tướng
“Ngày 7/4/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 03 tháng đối với Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh cùng với vai trò đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện hành vi phạm tội thao túng thị trường chứng khoán”, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.
Ngày 8/4, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các quyết định, lệnh tố tụng đối với Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh theo quy định của pháp luật.
Như Sputnik đã thông tin, hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” cũng là tội danh nhà chức trách Việt Nam cáo buộc với Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ.
Đặc biệt, C01 xác định những người này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.

Người đàn bà quyền lực ở FLC Hương Trần Kiều Dung là ai?

Trước khi bị bắt, bà Hương Trần Kiều Dung là “bóng hồng” nổi tiếng, người phụ nữ quyền lực, cánh tay phải đắc lực của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.
Bà Hương Trần Kiều Dung, sinh 1978, là Tiến sĩ Luật Quy hoạch Xây dựng tại Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp.
Hương Trần Kiều Dung cũng là luật sư chính của Công ty Luật TNHH SMiC (tiền thân của Tập đoàn FLC), sau đó được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cấp cao tại FLC như Trưởng ban Pháp chế và Phát triển dự án, Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc.
Theo hồ sơ doanh nghiệp, bà Hương Trần Kiều Dung giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 đến năm 2017, sau khi nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại tập đoàn cũng như tại các công ty thành viên họ FLC.
Đến thời điểm đầu năm 2017, bà được bầu là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn và kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc từ tháng 7/2018.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
FLC, Tân Hoàng Minh và những chiếc còng số 8: “Đen thôi, đỏ quên đi”?
Được biết, ngoài vị trí Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, bà Hương Trần Kiều Dung còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS và Phó chủ tịch Bamboo Airways.
Tháng 3/2020, bà Dung thôi đảm nhận chức Tổng giám đốc. Kế đó, từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2021, bà Hương Trần Kiều Dung là thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, đồng thời giữ chức vụ cao tại HĐQT và ban lãnh đạo tại 6 công ty khác.
Hồi cuối năm 2021, trong thời gian giữ chức Phó chủ tịch HĐQT của FLC, bà Dung đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại 7 công ty gồm Chứng khoán BOS, Xây dựng FLC Faros, FLC Travel, Sản xuất và xuất nhập khẩu Nông sản FAM, FLC Đồ Sơn Golf & Resort, Đầu tư Phát triển và quản lý khu công nghiệp FLC, Cemaco Việt Nam.
Hương Trần Kiều Dũng cũng là thành viên HĐQT tại 2 công ty gồm FLCHomes và Công ty Quản lý khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC.
Đáng chú ý, theo một số dữ liệu, dù giữ nhiều chức vụ tại các công ty niêm yết nhưng tài sản chứng khoán của bà Kiều Dung khá ít ỏi.
Cụ thể, bà Dung chỉ năm gần 28.000 cổ phiếu FLC, hơn 1,1 triệu cổ phiếu ROS và 500.000 đơn vị ART, với giá trị hiện đạt 14,4 tỷ đồng.
Nữ doanh nhân mới chỉ 44 tuổi này ngoài kinh nghiệm ở các doanh nghiệp họ FLC còn có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.
Bà Dung từng chia sẻ bản thân ít khi bị ảnh hưởng bởi thông tin dư luận bên ngoài.
© Ảnh : TTXVN/phátChủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Theo người phụ nữ quyền lực này, dư luận bên ngoài dù tốt hay xấu, kể cả về FLC cũng không ảnh hưởng tới đường lối của nữ doanh nhân này và ban lãnh đạo công ty.
“Bao giờ bạn chứng minh được người ta có tội thì họ mới có tội, không được áp đặt là người đó có tội trước rồi mới đi chứng minh các tội lỗi đó. Về tình cảm, mình có thể yêu quý người này hơn người kia, nhưng trong công việc, nhất định phải đảm bảo sự công bằng”, bà Dung nhấn mạnh.

Toàn cảnh vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết

Như Sputnik đã thông tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Theo cơ quan điều tra, hành vi của Trịnh Văn Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán" quy định tại Điều 211, Bộ luật Hình sự. Bước đầu, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết, đồng thời tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Tình tiết mới xung quanh vụ án liên quan đến Tân Hoàng Minh và FLC
Hôm 5/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê và sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch liên quan ông Trịnh Văn Quyết và nhiều cá nhân khác. Trong số đó có bà Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh.
Bộ Công an đề nghị các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đề nghị phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch để phục vụ công tác điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn FLC.
Mới đây, ngày 6/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định xử phạt bà Hương Trần Kiều Dung số tiền 70 triệu đồng do có hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty, theo Khoản 1 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lý do bà Dung bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt do nữ doanh nhân này là thành viên HĐQT Tập đoàn FLC nhưng lại đồng thời giữ chức vụ tương tự tại 6 công ty khác. Trong khi đó, Luật Chứng khoán quy định thành viên HĐQT một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.
Trong vụ án của ông Trịnh Văn Quyết, Bộ Công an làm rõ từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (do bà Dung làm Chủ tịch HĐQT) và các công ty con, công ty vệ tinh dùng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn.
Mục đích hành vi này là nhằm tạo ra cung, cầu giả, đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá kịch trần - cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).
Sau khi “thao túng” thành công, ông Quyết đã giao cho người thân trong gia đình và cấp dưới đặt lệnh bán gần 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.

Xử lý việc tung tin đồn thất thiệt về chứng khoán, bất động sản

Hôm qua 8/4, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết các lực lượng chức năng đang thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt về thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng.
Theo ông Tô Ân Xô, thời gian gần đây, lợi dụng việc Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, điều tra các vụ án xảy ra tại công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh…, một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng các thông tin “ăn theo”.
Bảng điểm của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
FLC chưa hết sóng gió, Tân Hoàng Minh đã bị ‘sờ gáy’
Theo đó, các tài khoản mạng xã hội có đông lượng người theo dõi đã đưa thông tin được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp khác (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản).
Trong đó, các thông tin này có những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала