Triển vọng kinh tế lạc quan của Việt Nam trong năm 2022

© Depositphotos.com / nguyenkhanhvukhoa@gmail.comThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Đăng ký
Nhìn chung, các ngân hàng và tổ chức quốc tế như IMF, ADB hay World Bank đều lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022. Tỷ lệ tiêm chủng cao, thương mại được đẩy mạnh cũng như các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng là những yếu tố có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức khả quan như dự kiến.
Tuy vậy, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro như tình hình dịch Covid-19 phức tạp, bất ổn địa chính trị do căng thẳng Nga – Ukraina hay một số vấn đề nội tại liên quan đến tài chính tiền tệ.

Dự báo của World Bank, IMF và ADB về kinh tế Việt Nam năm 2022

Dự báo mới nhất của IMF cho rằng, trong năm 2022, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 375,2 tỷ USD, tương đương 6,6%, xếp thứ 5 về quy mô kinh tế ở Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Singapore và đứng trên Malaysia.
Tương tự, ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) thì cho rằng, trong năm nay, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% và đạt 374,84 tỷ USD. Về thứ hạng, ngân hàng này cũng có chung dự báo như IMF.
ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Trái với World Bank, ADB có nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam
Theo ADB, những thuận lợi của Việt Nam hỗ trợ đạt được mục tiêu này bao gồm tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.
Đặc biệt, độ phủ vaccine cao đã giúp giảm nhanh số ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam, góp phần đưa kinh tế phục hồi ngay trong những tháng đầu năm 2022.
Trong khi đó, World Bank thường không đưa ra dự báo cho Singapore. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam có thể ghi nhận mức tăng trưởng 5,3% trong năm nay, đạt 370,62 tỷ USD.
Theo các chuyên gia của ADB, thị trường lao động đang phục hồi, cùng với các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ giúp tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% năm 2022. Trong khi đó, sản lượng nông nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng 3,5%, do sự phục hồi của nhu cầu trong nước cũng như do giá cả hàng hóa toàn cầu đang tăng lên.
Việc mở cửa du lịch trở lại vào giữa tháng 3 và các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy dịch vụ đạt mức tăng 5,5% trong năm nay. Vốn đầu tư công được giải ngân sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.
Việc tăng cường phối hợp giữa chính quyền các cấp và sự dịch chuyển lao động phục hồi sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2022, ​​sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại khi dịch bệnh được kiểm soát. Điều này sẽ góp phần tạo lập các thị trường xuất khẩu ổn định và đáng tin cậy cho Việt Nam.

Những khó khăn phía trước

Tuy nhiên, ADB cũng lưu ý, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số rủi ro trong thời gian tới. Cụ thể, dịch Covid-19 nếu không hạ nhiệt có thể cản trở nền kinh tế phục hồi về mức bình thường trong năm nay. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại cũng như căng thẳng Nga – Ucraina gây ra bất ổn về địa chính trị. Trong nước, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam cũng chứng kiến một số vấn đề trong năm 2021, 2022 như nợ xấu hay trái phiếu doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, theo ADB, lạm phát quý I của Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng, dù lạm phát cả năm 2022 vẫn được kiểm soát ở mức 3,8%. Trong năm sau 2023, ADB dự báo, lạm phát sẽ vào khoảng trên 4%. Đây là xu thế chung của các nước khu vực Đông Nam Á khi lạm phát trong tầm kiểm soát, chính sách tiền tệ vẫn trong mức nới lỏng.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Vì sao kinh tế Việt Nam không lo lạm phát như thế giới?
Vừa qua, World Bank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6,5% xuống còn 5,3%. Nguyên nhân là bởi đợt bùng phát biến chủng Omicron, cũng như ảnh hưởng lớn của việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP.
Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu khác như sắt, thép.... cũng bị tác động khi giá nhập khẩu tăng. Dù được ghi nhận là một trong những quốc gia sở hữu nhiều lợi thế nhất, tận dụng được nhiều nhất các cơ hội mở rộng thương mại toàn cầu, Việt Nam cũng là thị trường dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.
Để khắc phục khó khăn và thành công hơn nữa, Việt Nam phải làm thật tốt công tác an sinh xã hội. Theo các chuyên gia của World Bank, Việt Nam cũng cần thận trọng hơn đối với hệ thống tài chính. Đặc biệt, các chính sách tài chính tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước ban hành phải được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала