IPO tại Mỹ, VinFast sẽ vay tiền chính quyền Joe Biden?

© REUTERS / Steve MarcusKý hiệu Vinfast trên ô tô
Ký hiệu Vinfast trên ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Đăng ký
Sau khi nộp hồ sơ chính thức xin IPO tại Mỹ, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tính đến tìm kiếm các khoản vay của Chính phủ Mỹ để mở rộng hoạt động.
Theo Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng – người giàu nhất Việt Nam, chương trình cho vay của chính phủ Mỹ có thể là một lựa chọn tài chính của công ty, tuy nhiên, VinFast cần chứng minh năng lực tại Hoa Kỳ.

VinFast có thể vay tiền của Chính phủ Mỹ

Chủ tịch tập đoàn Vingroup của Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông tin hôm thứ Bảy (9/4) rằng, đơn vị thành viên của Vingroup – Công ty ô tô VinFast, sẽ có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ Chính phủ Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters cho hay, việc VinFast của Việt Nam tìm kiếm các khoản hỗ trợ tài chính từ chính quyền Joe Biden là để hỗ trợ việc mở rộng với nhà máy đã được lên kế hoạch ở Bắc Carolina.
Xe điện VinFast VF 7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Tổng thống Joe Biden ưu ái VinFast, xe điện Việt Nam đang thách thức Tesla của Elon Musk?
Đồng thời, chương trình cho vay của chính phủ Mỹ với các nhà sản xuất ô tô có thể là một lựa chọn tài chính mà VinFast hay thậm chí là cả Tesla có thể hướng tới, trong trường hợp của hãng xe quốc dân Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hợp để mở rộng nhà máy 4 tỷ USD tại Bắc Carolina.
Như Sputnik đã thông tin, VinFast đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Bắc Carolina.
Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.
Theo tập đoàn Vingroup, giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024.
Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau.
Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 - dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 - dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.
© Ảnh : VingroupTỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

VinFast muốn chứng minh năng lực

Hãng xe Việt Nam VinFast hiện đã thiết lập hoạt động tại các thị trường quốc tế, bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan. Hệ sinh thái sản phẩm xanh của công ty đang phân phối tại Việt Nam bao gồm xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện, hệ thống trạm sạc cùng các giải pháp năng lượng sạch.
“Đây cũng là một trong những lựa chọn tài chính của công ty, tuy nhiên, chúng tôi cần chứng minh cho họ (Mỹ) thấy rằng VinFast đủ năng lực”, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định.
Đầu tuần này, VinFast cho biết công ty mẹ có trụ sở tại Singapore đã nộp đơn đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với các cơ quan quản lý chứng khoán Hoa Kỳ, sau khi công ty của Việt Nam công bố sẵn sàng đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Mỹ.
Ô tô VinFast của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Mỹ có phải “vùng đất hứa” cho VinFast?
Hãng xe “made in Vietnam” VinFast, bắt đầu hoạt động vào năm 2019, đang đặt cược lớn vào thị trường Hoa Kỳ, nơi họ hy vọng sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô và công ty khởi nghiệp (startups) kế thừa bằng hai mẫu SUV điện và mô hình cho thuê pin sẽ giảm giá thành như một trong những chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
Ông Phạm Nhật Vượng cho biết VinFast đã cam kết quyết tâm IPO vì nếu thương vụ này thành công, sẽ giúp hãng sản xuất xe điện Việt Nam trở thành một thương hiệu toàn cầu.
“Nếu điều kiện chưa phù hợp, VinFast có thể tiếp tục chờ thêm”, Chủ tịch Vingroup nhấn mạnh.
© Depositphotos.com / @JelleVanDerWolfVinFast Lux AS2.0 SUV
VinFast Lux AS2.0 SUV - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
VinFast Lux AS2.0 SUV

Đưa VinFast thành thương hiệu toàn cầu

Như đã biết, VinFast là thương hiệu xe hơi hạng sang duy nhất của Việt Nam, có tốc độ phát triển đột phá. Hãng đã phát triển 3 mẫu xe ô tô đầu tiên, đồng thời xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành nhà máy tại Việt Nam chỉ trong vòng 21 tháng.
Thông qua dự án xây dựng nhà máy tại Mỹ, VinFast khẳng định kế hoạch phát triển và sự đầu tư nghiêm túc của hãng tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng, đồng thời đảm bảo năng lực và kế hoạch tự chủ sản xuất trên toàn cầu.
“Bản thân chúng tôi quyết tâm thực hiện kế hoạch IPO, nhưng mục tiêu cao nhất cho đợt IPO này không phải là tìm nguồn tài chính mà là đưa VinFast ra thị trường toàn cầu”, ông Phạm Nhật Vượng nêu rõ.
Chương trình cho vay của chính phủ Mỹ với các nhà sản xuất xe công nghệ tiên tiến (AVTM) là một lựa chọn khác mà VinFast đang tìm hiểu.
Chương trình quy mô 25 tỷ USD này đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2007 khi các nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit rơi vào khủng hoảng.
Hiện tại, AVTM vẫn có khả năng cho vay gần 18 tỷ USD, theo công bố trên website chính thức.
VinFast đã hứa hẹn sẽ tạo ra khoảng 7.500 việc làm tại nhà máy Bắc Carolina theo kế hoạch, nơi công ty Việt Nam sẽ chế tạo và sản xuất các mẫu SUV VinFast VF8 và VF9 chạy bằng pin.
Xe VF8 và VF9 của VinFast - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Ngành ô tô thế giới bên bờ khủng hoảng, Việt Nam nhập nhiều xe nhất từ nước nào?
VinFast cũng kỳ vọng có thể bắt đầu xây dựng nhà máy ngay sau khi giấy phép được cấp và đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2024.
Cùng với đó, VinFast đã lên kế hoạch xuất khẩu hai mẫu xe điện này sang Mỹ vào cuối năm nay từ nhà máy hiện có ở Việt Nam.
Trước đó, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu cho biết, những cam kết mạnh mẽ của Bắc Carolina về phát triển năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải biến nơi đây thành địa điểm lý tưởng để VinFast phát triển các sản phẩm xe điện cao cấp, thông minh và thân thiện với môi trường.
Đồng thời, cơ sở sản xuất ngay tại thị trường sẽ giúp VinFast chủ động nguồn cung, ổn định giá thành và rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
“Điều này sẽ giúp xe điện của VinFast trở nên dễ tiếp cận hơn với khách hàng, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu cải thiện môi trường của địa phương”, bà Thủy nêu rõ.

“Việt Nam phải có ít nhất một thương hiệu được thế giới công nhận”

Vì sao Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng tuyên bố rằng, mục tiêu cao nhất cho đợt IPO này không phải là tài chính, mà là đưa VinFast ra thị trường toàn cầu? – Thực tế, câu trả lời đã phần nào được chính người giàu nhất Việt Nam tiết lộ trong số lần ít ỏi trả lời phỏng vấn báo chí.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 6/2020, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ việc muốn làm những điều mà mọi người cho là khó khăn, những điều mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khác chưa thực hiện thành công. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của những người như ông để phát triển một thương hiệu Việt Nam có uy tín thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng không ngẫu nhiên mà chọn Mỹ. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã từng nhấn mạnh rằng, thị trường trước mắt VinFast muốn tập trung vào đó là Hoa Kỳ. Sau khi thành công, VinFast mới phát triển các thị trường khác.
Theo tính toán của ông Phạm Nhật Vượng, mỗi năm ở Mỹ sẽ bán khoảng 16 đến 18 triệu xe, nếu VinFast chỉ chiếm 1% thị phần sẽ bán được 160.000 – 180.000 xe, đã là điều rất tốt.
Đến năm 2026, công ty dự kiến bán hàng trăm nghìn xe tại thị trường này. Khoảng thời gian mà Vingroup đưa ra để VinFast bắt đầu có tên tuổi trên đất Mỹ là 3 - 5 năm và công ty chấp nhận bù lỗ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn đau đáu với tâm niệm, Việt Nam phải có ít nhất một thương hiệu được thế giới công nhận.
“Chúng tôi đã thử một số lĩnh vực và thấy chỉ có VinFast và chỉ có xe điện mới có thể là cơ hội để đạt được điều này. Mặc dù sẽ không đơn giản”, ông Vượng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với VnExpress.
VinFast tại CES 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Đột phá chưa từng có trong lịch sử: VinFast chuẩn bị IPO chính thức tại Mỹ
Chia sẻ về cơ sở để xe điện VinFast tự tin có chất lượng “như Tesla”. Ông Vượng cho rằng, khi bắt tay vào thiết kế xe điện VinFast, công ty đã nghiên cứu kỹ tất cả tính năng của xe, so sánh với các đối thủ, đồng thời cũng xác định sẽ lấy các tiêu chuẩn cao của quốc tế làm cơ sở nên tự tin vào chất lượng và đẳng cấp các xe của mình.
Tỷ phú Việt cũng bày tỏ, làm nhanh hơn thì cũng là một "know-how" của Vingroup. Doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng các chuyên gia giỏi, liên kết trí tuệ toàn cầu, hợp tác với hàng chục công ty công nghệ để rút ngắn thời gian.
“Theo thông lệ quốc tế để làm ôtô cần 27-54 tháng nhưng chúng tôi chỉ cần 18 tháng. Không phải chúng tôi bỏ bớt chi tiết hay quy trình nào, đơn giản là làm nhanh và tập trung hơn thôi”, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định.
Ông Phạm Nhật Vượng muốn Vingroup sẽ là một tập đoàn công nghệ, công nghiệp có tiếng trên thế giới.

"Tôi mong, sau này mọi người nghĩ đến Vingroup là một tập đoàn luôn có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, truyền cảm hứng và luôn hướng thiện, vì cộng đồng. Và đến một ngày nào đó có thể phục vụ tất cả nhóm khách hàng", tỷ phú Phạm Nhật Vượng đúc kết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала