Ngành ô tô thế giới bên bờ khủng hoảng, Việt Nam nhập nhiều xe nhất từ nước nào?

© Ảnh : VingroupXe VF8 và VF9 của VinFast
Xe VF8 và VF9 của VinFast - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Đăng ký
Việt Nam tiếp tục tăng nhập khẩu xe ô tô. Theo thông tin sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 3/2022, cả nước nhập khẩu 10.331 ô tô nguyên chiếc các loại, chủ yếu là xe từ Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành sản xuất ô tô bị đứt gãy, thiếu chip, linh kiện, việc Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố lớn, xung đột giữa Nga – Ukraina chưa kết thúc khiến lượng xe sản xuất ra được dự báo giảm, gây tình trạng khan hiếm hàng, giá cả xe ô tô tăng cao.

Việt Nam: Ô tô nhập khẩu tăng

Theo thông tin sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 3, cả nước nhập khẩu 10.331 ô tô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch 234,35 triệu USD, tăng 12,9% về lượng và 10,4% về kim ngạch so với tháng 2.
Tuy nhiên, theo Hải quan Việt Nam, lũy kế 3 tháng đầu năm lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tính đến hết quý 1/2022, cả nước nhập khẩu xấp xỉ 24.000 xe ô tô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch đạt 572,5 triệu USD.
Con số này giảm 31,9% về lượng và giảm 29,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (từ 1/12/2021 đến hết 31/5/2021) sẽ phần nào ảnh hưởng đến xe nhập khẩu.
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có phần nhỉnh hơn so với xe nhập khẩu.
Cụ thể, tính đến hết tháng 2/2022, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 41% trong khi xe nhập khẩu tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Hãy cùng đi bộ: Thế giới sắp hết ô tô

Việt Nam nhập nhiều xe nhất từ nước nào?

Về thị trường nhập khẩu, 3 quốc gia ở châu Á là Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với 88% thị phần ô tô nhập khẩu. Trong đó Thái Lan vẫn giữ vị trí số 1 khi đạt 12.222 xe, kim ngạch 252,85 triệu USD trong quý, chiếm hơn 50% tổng lượng ô tô nhập khẩu.
Tiếp theo là Indonesia đạt 6.762 xe, kim ngạch 93,4 triệu USD; Trung Quốc đạt 2.207 xe, kim ngạch 82,9 triệu USD.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, bất chấp COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam vẫn cao kỷ lục (với 160.035 xe).
Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (105.000 xe) và năm có lượng nhập kỷ lục trước đó là năm 2019 (139.427 xe).
Về thị trường nhập khẩu, năm ngoái 2021, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc cũng là 3 cái tên dẫn đầu về nguồn gốc xe nhập khẩu về Việt Nam.
Trong đó, Thái Lan đạt 80.903 xe, kim ngạch 1,5 tỷ USD; Indonesia đạt 44.250 xe, kim ngạch 559,5 triệu USD; Trung Quốc đạt 22.753 xe, kim ngạch 873 triệu USD.
Đây là 3 thị trường lớn ở châu Á, chiếm 92,4% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái với số lượng 147.906 chiếc.
Theo Tổng cục Hải quan, trong các thị trường nhập nhập khẩu chủ yếu, ô tô xuất xứ Indonesia có trị giá bình quân (chưa thuế) thấp nhất, trong khi ô tô xuất xứ từ Trung Quốc cao hơn nhiều vì chủ yếu là xe tải, xe chuyên dụng.
Ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Thị trường ô tô Việt: Làn sóng xe tăng giá, khan hàng, bán kiểu ‘bia kèm lạc’

Việt Nam hướng tới sản xuất xe ô tô thế hệ mới không cần dùng pin

Đây là một thông tin hết sức đáng chú ý về thị trường ô tô Việt Nam.
Theo đó, vừa qua, tập đoàn Sogos (Vương quốc Anh) đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn Kogi Technology về việc đưa năng lượng bền vững vào ứng dụng cho sản xuất xe ô tô thế hệ mới không cần dùng pin.
Đáng chú ý, việc sản xuất ô tô không cần dùng pin được cho là một đột phá công nghệ do Tập đoàn Kogi Việt Nam phát minh và sở hữu bản quyền.
Ông Phan Ngọc Hải, Chủ Tịch Tập đoàn Kogi Việt Nam tin rằng, việc bắt tay hợp tác với Sogos Anh sẽ tạo nên cú hích mới.

“Sự hợp tác với Tập đoàn Sogos là bước tiến mạnh mẽ để đưa công nghệ do người Việt Nam làm chủ, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô mà còn trong việc xử lý ô nhiễm môi trường”, - ôn Phan Ngọc Hải nêu rõ.

Xe ô tô sẽ tăng giá và khan hiếm hơn

Đây là thực trạng và cũng là dự báo của nhiều tổ chức tài chính – kinh tế trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp ô tô đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tác động từ tình hình Ukraina.
Cụ thể, trước xung đột Nga - Ukraina, S&P Global Mobility đưa ra dự báo rằng các nhà sản xuất ô tô toàn cầu sẽ sản xuất 84 triệu xe trong năm nay và 91 triệu vào năm sau.
Tuy nhiên, gần đây, S&P Global Mobility công bố số liệu mới cho thấy, lượng ô tô được sản xuất sẽ giảm đi và trở nên khan hàng hơn – theo đó, chỉ có chưa đầu 82 triệu xe được dự báo xuất xưởng vào năm 2022 và 88 triệu vào năm 2023.
Ông Mark Fulthorpe, CEO của S&P, cho hay, các nhà phân tích nhận định lượng xe mới sẵn có ở Bắc Mỹ và châu Âu sẽ vẫn sụt giảm, khan hiếm và giá xe cao vào năm 2023.

“Thị trường xe cộ sẽ gia tăng nhu cầu đối với ô tô đã qua sử dụng và giữ cho giá xe tăng cao. Điều này là nghiêm trọng đối với nhiều hộ gia đình”, - ông Fulthorpe lưu ý.

Chuyên gia chỉ ra rằng, lạm phát cao ở hầu hết các nền kinh tế, giá thực phẩm đội lên, giá xăng dầu tăng phi mã, tiền thuê nhà và các nhu cầu thiết yếu khác cũng khó giảm đi, có thể sẽ khiến một số lượng lớn khách hàng bình dân không còn đủ khả năng mua một chiếc xe mới hoặc đã qua sử dụng.
Ngoài ra, việc đóng cửa các nhà máy ô tô ở Nga hiện nay cũng là nỗi lo lớn. Tuần trước, nhà sản xuất ô tô Renault của Pháp, một trong những nhà sản xuất ô tô cuối cùng tiếp tục sản xuất tại Nga, cũng tuyên bố sẽ tạm ngừng sản xuất ở xứ sở Bạch Dương.
Giờ cao điểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Vì sao giá xe ô tô sản xuất tại Việt Nam khó giảm?
Cùng với đó, việc tình hình căng thẳng ở Ukraina cũng gây tổn hại không nhỏ tới ngành sản xuất ô tô toàn cầu. Wells Fargo ước tính rằng 10% đến 15% hệ thống dây điện quan trọng cung cấp sản xuất xe hơi ở toàn khối EU rộng lớn được sản xuất tại Ukraina.
Trước đó, các nhà sản xuất ô tô và các công ty phụ tùng đã đầu tư vào các nhà máy ở Ukraina để hạn chế chi phí và có được vị trí gần các nhà máy ở châu Âu. Do đó, sự thiếu hụt hệ thống dây điện đã khiến các nhà máy ở Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc và các nơi khác bị chậm lại, khiến S&P phải giảm dự báo sản lượng ô tô trên toàn thế giới xuống 2,6 triệu xe cho cả năm nay và năm tới.
CEO Fulthorpe cho biết ông dự đoán nguồn cung nguyên liệu từ Ukraina và Nga sẽ bị thắt chặt hơn nữa.
Như đã biết, Ukraina là nước xuất khẩu đèn neon lớn nhất thế giới, một loại khí được sử dụng trong laser để khắc mạch lên chip máy tính.

“Hầu hết các nhà sản xuất chip có nguồn cung cấp sáu tháng. Vào cuối năm, họ có thể thiếu hụt. Điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chip, vốn trước chiến tranh đã khiến việc sản xuất bị trì hoãn thậm chí nhiều hơn dự kiến ​​của các nhà sản xuất ô tô”, - đại diện S&P dự báo.

Trong khi đó, Nga là nhà cung cấp chính các nguyên liệu thô như bạch kim và palladium, được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác giảm ô nhiễm. Chưa kể, Nga cũng sản xuất 10% niken của thế giới, một thành phần thiết yếu trong pin xe điện.
Theo các chuyên gia, dù nguồn cung cấp khoáng sản từ Nga vẫn chưa ngừng hoạt động, việc tái chế có thể giúp giảm bớt sự thiếu hụt, các nước khác có thể tăng sản lượng và một số nhà sản xuất đã dự trữ kim loại. Tuy nhiên, Nga cũng là một nước sản xuất nhôm lớn và là nguồn cung cấp gang, được sử dụng để sản xuất thép.

“Hiện gần 70% lượng gang nhập khẩu của Mỹ đến từ Nga và Ukraina, vì vậy các nhà sản xuất thép sẽ cần chuyển sang sản xuất từ ​​Brazil hoặc sử dụng các nguyên liệu thay thế. Trong khi đó, giá thép đã tăng vọt từ 900 USD/tấn cách đây vài tuần lên 1.500 USD hiện nay”, - S&P Global Mobility nêu.

Hiện BMW đã ngừng sản xuất tại hai nhà máy ở Đức. Mercedes đang buộc phải giảm công suất tại nhiều nhà máy lắp ráp. Volkswagen cũng cảnh báo về việc ngừng sản xuất vì lo tìm kiếm các nguồn thay thế linh kiện hay các bộ phận xe vì đứt gãy nguồn cung.
Suốt gần 2 năm qua, kể từ khi bùng phát dịch bệnh, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đã phải vật lộn với tình trạng thiếu chip và các bộ phận quan trọng khác một cách nghiêm trọng khiến tình hình sản xuất bị thu hẹp, tiến độ giao hàng chậm lại và giá ô tô mới cũng như cũ đều tăng cao.
Thêm vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraina khiến tình trạng càng đứt gãy hơn. Hệ thống dây điện cực kỳ quan trọng, được sản xuất tại Ukraina không sẵn như trước. Nhu cầu mua xe cao hậu đại dịch nhưng, nguyên liệu khan hiếm và xung đột bất thương gây ra những gián đoạn mới, giá xe ô tô toàn cầu dự kiến ​​sẽ còn cao hơn nữa trong năm tới.
Tại Việt Nam, 3 tháng đầu 2022, hàng loạt hãng ô tô đều thông báo tăng giá. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài cuộc khủng hoảng thiếu chip điện tử, linh kiện sản xuất ô tô. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraina cùng với việc Trung Quốc đang áp dụng lệnh phong tỏa tại một số thành phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải đều khiến chuỗi cung ứng linh kiện ô tô bị đứt gãy, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản lượng và thậm chí ngưng sản xuất.
Ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Việt Nam bất ngờ tăng nhập xe ô tô Trung Quốc nguyên chiếc
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала