Người đứng đầu Nhà nước dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương

© Nguyễn Trung KiênGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Đặc sắc Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Đặc sắc Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Đăng ký
Sáng 10/4 (nhằm ngày 10/3 Âm lịch), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, cung như đông đảo người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay có ý nghĩa đặc biệt nhân dịp tròn 10 năm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương

Đúng 7h, đoàn đại biểu bắt đầu hành lễ từ đền tại chân núi Nghĩa Lĩnh đến Nghi môn, qua đền Hạ, đền Trung lên đến đền Thượng.
Đoàn tiêu binh đi đầu rước Quốc kỳ, cờ hành lễ và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Tiếp đến là 14 thiếu nữ mặc áo dài đỏ cùng 100 chàng trai là những thanh niên ưu tú, tượng trưng cho 100 người con của Mẹ Âu Cơ và đoàn rước kiệu. Theo sau là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ban ngành Trung ương, địa phương và hàng vạn người dân, du khách thập phương.
Từ chân núi Nghĩa Lĩnh rẽ qua cổng đền, Chủ tịch nước và các vị đại biểu đi lên 225 bậc thang tiến về đền Hạ và chùa Thiên Quang. Trước cửa đền Hạ có dựng cây thiên tuế, bên cạnh là nhà bia xây dựng theo kiến trúc hình lục giác với 6 mái.
Từ đền Hạ, đoàn dâng hương leo thêm 168 bậc đá để lên đền Trung. Theo truyền thuyết, đây là nơi để các Vua Hùng ngoạn cảnh giang sơn và bàn việc quốc quân đại sự với các lạc hầu, lạc tướng. Đây cũng là nơi mà Hoàng tử Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng, bánh giầy trong dịp Tết cổ truyền.
Từ đền Trung, đoàn rước lễ đi tiếp 102 bậc đá để lên đến đền Thượng. Đây là nơi mà ngày xưa, các Vua Hùng của nước Văn Lang làm lễ tế cáo Trời Đất, thần Núi và thần Lúa. Tương truyền, sau khi lên ngôi vua, Thục Phán An Dương Vương đã dựng cột đá thề ở đền Thượng, thề trông nom đền và giữ gìn cơ nghiệp Vua Hùng.
Tại điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước cử hành trọng thể nghi lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, bậc Quốc Tổ của nước Việt Nam.
Đại diện tuyên đọc Chúc văn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang đã khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; ca ngợi, khắc ghi công đức cha Rồng, mẹ Tiên, công lao dựng nước bao la trời biển của các Vua Hùng.
Đồng thời, Chúc văn cũng ngợi ca tinh thần quật khởi, kiên cường của các bậc tiền nhân đã không tiếc xương máu đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ toàn vẹn bờ cõi giang sơn đất nước và tinh thần anh dũng của toàn quân, toàn dân trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của Tổ quốc.
Sau phần tuyên đọc Chúc văn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, các địa phương, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tiến vào Thượng cung dâng hương, hoa, lễ vật, tri ân, tưởng nhớ công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân mở cõi.
Hình ảnh con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
‘Chúa sơn lâm’ - Linh vật hộ mệnh của người Việt Nam

Công tác chuẩn bị chu đáo

Để chuẩn bị cho buổi lễ, từ 6h sáng, hơn 1.000 người gồm lực lượng công an, quân đội và đoàn viên thanh niên đã được huy động, dựng hàng rào mềm để bảo vệ an ninh trật tự cho lễ dâng hương. Hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm để chờ được vào dâng hương tưởng nhớ Vua Hùng.
Ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, cho biết lễ dâng hương diễn ra từ 7-9h sáng. Du khách đến Đền Hùng thời điểm này có thể dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ để tránh phải chen lấn xô đẩy.
Theo ông Lê Trường Giang, trước ngày chính Giỗ mùng 10/3 Âm lịch, đã có hàng vạn người dân tìm về Đền Hùng chiêm bái. Ông Giang cho biết, con số này đã “tăng đột biến” so với thời điểm trước kì nghỉ lễ.

“Hiện nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, người dân đang thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 nên tâm lý đã bớt căng thẳng. Ngoài ra, thời tiết năm nay ủng hộ nên nhiều gia đình tìm đến Đền Hùng trong các ngày nghỉ lễ”, - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhận định.

Theo ông Giang, để phục vụ tốt nhất cho bà con trở về đất Tổ, ban tổ chức đã chuẩn bị kĩ lưỡng cho các kịch bản đón du khách về với Đền Hùng. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, các biện pháp phòng chống dịch được triển khai đồng bộ. Người dân khi về Đền Hùng đều được khuyến cáo đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay có ý nghĩa đặc biệt nhân dịp tròn 10 năm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để đón người dân cả nước đến Đền Hùng dâng hương, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã sửa chữa, cải tạo, bổ sung các hạng mục, công trình phục vụ cho buổi lễ. Ban tổ chức cũng xây dựng các phương án an toàn, phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy từ nhiều ngày trước, đảm bảo lễ hội diễn ra trang nghiêm, an toàn, văn minh.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tỉnh Phú Thọ theo quy mô cấp tỉnh, bao gồm cả phần lễ và phần hội sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Một vùng xanh ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Đại dịch COVID-19
Thủ tướng: Dịch Covid-19 được kiểm soát, số ca trở nặng và tử vong giảm qua từng ngày
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала