- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ở Mỹ nói về sự thất bại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dẫn đến tình hình Ukraina

© AP Photo / Luis M. AlvarezBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chính sách của Hoa Kỳ không giải quyết được cuộc khủng hoảng Ukraina và đã trở thành nguyên nhân dẫn đến chiến dịch đặc biệt của Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là ý kiến phát biểu của doanh nhân David Sacks tại một hội nghị của tạp chí American Conservative và được tạp chí đăng lại.
Ông chỉ ra rằng mặc dù ủng hộ một cách công khai và nhất quán quyền gia nhập NATO của Kiev, Mỹ thực sự không hề có ý định tiếp nhận nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này vào liên minh. Đồng thời, Washington phớt lờ lập trường của Moskva coi việc Ukraina gia nhập NATO là "lằn ranh đỏ" trong vấn đề an ninh đối với họ.
“Chúng tôi đã từ chối đáp ứng đòi hỏi quan trọng nhất được nêu ra từ lâu của người Nga, mặc dù chúng tôi đã thừa nhận riêng với Ukraina rằng chúng tôi sẽ không thực hiện yêu cầu của họ”, - ông Sacks nói.
Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia Mỹ chỉ ra mục đích chính của Mỹ ở Ukraina
Chuyên gia tỏ ý nghi ngờ về khả năng ngoại giao của các nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vì trong hai thập niên gần đây Mỹ chủ yếu giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp quân sự. Ông cũng gọi chính sách của Mỹ về Ukraina là kém năng lực.

"Bộ Ngoại giao đã thất bại khi không làm mọi điều có thể để ngăn chặn chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina", - ông Sacks nói.

Đồng thời, doanh nhân này nói thêm rằng các nhà ngoại giao Mỹ lẽ ra phải hiểu những lo ngại của Nga trước sự mở rộng của NATO. Ông nhắc lại tiềm lực quân sự to lớn của liên minh và sự tham gia của nó trong các cuộc xung đột ở Balkan và Libya.
"Bản thân Hoa Kỳ sẵn sàng mạo hiểm đối đầu hạt nhân với Liên Xô do vụ vũ khí tấn công được triển khai cách bờ biển chúng tôi 90 dặm vào năm 1962, nhưng chúng tôi lại coi những lo ngại tương tự của người Nga là chuyện điên rồ hoặc lừa gạt dọa dẫm", - ông Sacks nói thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала