“Cái nhất và cái khó” ở dự án nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam

© Trần Huy HùngKý kết hợp đồng EPC giữa PV Power với liên danh nhà thầu Sam Sung C&T và Lilama
Ký kết hợp đồng EPC giữa PV Power với liên danh nhà thầu Sam Sung C&T và Lilama - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Đăng ký
Dự án Nhơn Trạch 3&4 được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong việc hình thành phát triển chuỗi các dự án LNG tại Việt Nam cũng như tạo nên vị thế tương lai của PV Power và cả ngành điện Việt Nam.
Tuy nhiên, Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đều là hai dự án nhiệt điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu khí LNG của Việt Nam, vì “tiên phong” nên còn rất nhiều khó khăn, thử thách cần vượt qua để triển khai và vận hành thành công.

Gian nan điện khí LNG ở Việt Nam

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là 2 nhà máy điện có quy mô công suất rất lớn của Việt Nam. Tổng công suất lắp đặt 2 nhà máy dự kiến khoảng 1.500 MW, theo PV Power.
Cùng với đó, Nhơn Trạch 3&4 cũng là hai dự án nhiệt điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu khí LNG của Việt Nam, do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thực hiện, qua đó góp phần thực hiện “Cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
PV GAS sắp nhập khẩu và kinh doanh khí hoá lỏng LNG tại Việt Nam
Như Sputnik trước đó đưa tin, từ giữa tháng 3/2022, PV Power và liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation - Lilama đã chính thức ký Hợp đồng EPC Dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cùng các thỏa thuận liên quan.
Đây là một cột mốc đáng chú ý, cũng được xem là tiền đề quan trọng, quyết định cơ bản sự thành công và hiệu quả của dự án. Tuy vậy, hiện đang gặp không ít khó khăn thách thức.
Với công suất 1.500 MW, các dự án Nhơn Trạch 3&4 có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD và là dự án trọng điểm trong Quy hoạch Điện VII, điều chỉnh tại Quyết định số 212/TTg-CN ngày 13/2/2017 và được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch địa điểm xây dựng TTĐL Nhơn Trạch tại Quyết định số 3453/QĐ-BCT ngày 06/9/2017.
Tuy nhiên, trong vai trò là những “người đi tiên phong” xây dựng nhà máy điện khí thiên nhiên tại Việt Nam, hai nhà máy này đang phải vật lộn với những thách thức đồng nghĩa với nhiều việc “chưa từng”.
Chẳng hạn, chưa từng có doanh nghiệp nào tại Việt Nam đầu tư xây dựng, vận hành các nhà máy điện sử dụng LNG trước đây. Chưa kể, kinh nghiệm mua khí LNG trên thị trường quốc tế - nguyên liệu đầu vào chính của nhà máy cũng không có.
Theo thông tin trên báo Đầu tư, PV Power việc xây dựng kho cảng LNG cho Dự án Nhơn Trạch 3& 4 không gặp khó khăn gì vì mua luôn nguồn khí từ PV Gas cung cấp nhưng với nhiều dự án điện khí LNG khác, việc lựa chọn vị trí xây kho cảng LNG cũng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Chưa kể PV Power cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ trong nghiên cứu với các yêu cầu cảng nước sâu, luồng tàu, khâu hạ tầng đặc biệt quan trọng.
Ngoài ra, cũng giống như nhiều dự án khác, với hợp đồng mua bán điện (PPA), khung giá phát điện cho dự án điện sử dụng khí LNG hiện chưa ban hành ở Việt Nam.
Cần lưu ý, giá bán điện được xây dựng với điều kiện cho phép chuyển ngang chi phí nhiên liệu khí từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện.
Nhà máy điện Cà Mau 1.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Vì sao PV Power chọn Techcombank và MB rót vốn cho dự án điện khí lớn nhất Việt Nam?
Do đó, một cơ chế về bao tiêu sản lượng điện phát hàng năm để đảm bảo hiệu quả đầu tư, công tác thu xếp vốn, kêu gọi và thu hút đầu tư cũng là điều được PV Power và các chuyên gia đánh giá là “rất cần thiết và phải sớm được đưa ra”.
Đồng thời, việc thu xếp vốn cho các dự án cũng không dễ dàng, bởi các dự án điện độc lập (IPP) hiện không có bảo lãnh Chính phủ.
Điều này đồng nghĩa với việc, các tổ chức tài chính khi cho vay yêu cầu dự án phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường hoặc tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.
Tương tự các dự án điện khác, hoạt động của nhà máy điện còn phụ thuộc vào kế hoạch xây dựng đường dây truyền tải để giải tỏa công suất, hay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thủ tục bàn giao đất cho chủ đầu tư mất nhiều thời gian do các thủ tục phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Khó khăn, thách thức là có, nhưng lĩnh vực mới này cũng mang nhiều lợi thế. Các nhà máy điện khí sử dụng nhiên liệu sạch, giảm thiểu phát thải CO2 và khí nhà kính, sử dụng công nghệ có hiệu suất cao, vận hành linh hoạt với khả năng thay đổi tải nhanh sẽ được hoan nghênh tại Việt Nam.
Chưa kể, trong bối cảnh hiện nay, thủy điện không còn nhiều tiềm năng phát triển, điện than liên tục bị cắt giảm do là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, do đó, cơ hội cho phát triển điện khí LNG ở Việt Nam là rất lớn.
Cũng cần nhắc đến một lợi thế khác đến từ nội lực của PV Power. Đó là với 4 nhà máy điện khí đang vận hành, hơn 15 năm kinh nghiệm đầu tư và vận hành các dự án điện cùng đội ngũ nhân sự kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị đầu tư, việc xây dựng và vận hành nhà máy điện là thuận lợi không nhỏ.

Khả năng tài chính của PV Power ra sao?

Chủ đầu tư PV Power– để chuẩn bị cho hai dự án lớn là Nhơn Trạch 3&4 đang triển khai, đặc biệt coi trọng việc thu xếp vốn cho dự án.
Theo đó, đến nay, chủ đầu tư cho hay đã đảm bảo thu xếp đầy đủ vốn cho dự án. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 25% và 75% còn lại là các khoản vốn vay, gồm tín dụng xuất khẩu - ECA (600 triệu USD), vay thương mại nước ngoài (300 triệu USD), vay trong nước (4.000 tỷ đồng).
Để hiện thực hóa các khoản vốn vay, PV Power cũng thực hiện ký kết gia hạn Thư ủy quyền cho tổ hợp ngân hàng Citi (Mỹ) & ING (Hà Lan) điều phối, thu xếp vốn tín dụng xuất khẩu cho các dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Tính đến cuối năm ngoái, quy mô tài sản của PV Power xấp xỉ 52.980 tỷ đồng. Tình hình tài chính được cải thiện, cơ cấu nguồn vốn đang ngày càng lành mạnh hơn khi tỷ trọng vay nợ giảm đều qua các năm.
Tỷ lệ nợ vay từ mức gần 54% hồi cuối năm 2018 đã lần lượt giảm còn 47% (năm 2019); 42,15% (năm 2020) và 41,25% (năm 2021). Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp vào cuối năm 2021 đạt 31.125 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ xấp xỉ 23.419 tỷ đồng (1 tỷ USD).
Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, vì nhu cầu phụ tải tăng trưởng thấp cùng hoạt động sản xuất điện chịu ảnh hưởng của đại dịch cùng sự biến động mạnh của giá đầu vào đã tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của PV Power năm 2021.
Tổng công ty chỉ thu về 24.560 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và 2.052 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Chưa kể, với sự biến động mạnh giá nguyên liệu trên thế giới vừa qua, các yếu tố đầu vào tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của PV Power.
PV Power cũng lưu ý, trong khi nguồn điện khí tương đối ổn định do giá đã được quy định trước, thì nhà máy điện than của Tổng công ty lại chịu tác động đáng kể.
Bên cạnh nguồn than chính do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cung cấp, PV Power cũng đã lên phương án chủ động nhập khẩu.
Tuy nhiên, giá than nhập khẩu có thời điểm gần 300 USD/tấn, trong khi nhu cầu than của Ấn Độ và Trung Quốc đang rất lớn, nên việc nhập khẩu khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng điện sản xuất của công ty.
Tuy nhiên, đại diện PV Power khẳng định, giá than và giá dầu được kỳ vọng sẽ sớm giảm nhiệt và giai đoạn khó khăn vì giá đầu vào này sẽ qua đi.

“Những cái nhất”

Liệu Nhà máy nhiệt điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 có đi vào lịch sử ngành điện Việt Nam? Thời gian sẽ có câu trả lời, nhưng PV Power mới là bên sẽ chứng minh năng lực.
Dự án Nhơn Trạch 3&4 dự kiến vận hành vào năm 2024 - 2025, hàng năm sẽ cung cấp ổn định cho lưới điện Quốc gia khoảng 9 tỷ kWh.
Dự án này, như đã đề cập, cũng sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam và giúp tăng nguồn thu thuế hàng ngàn tỷ mỗi năm cho địa phương.
khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Ở Việt Nam đề xuất từ bỏ điện hạt nhân thay bằng nguồn điện khí LNG
Dự án cũng tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong thời gian xây dựng cũng như giai đoạn vận hành.
Đặc biệt, theo đại diện PV Power, dự án Nhơn Trạch 3&4 sẽ mở ra một chương mới trong việc hình thành phát triển chuỗi các dự án LNG tại Việt Nam.
“Đây là dự án lớn tạo nên vị thế tương lai của PV Power cũng như ngành điện Việt Nam với nhiều chỉ tiêu xếp hạng cao nhất”, phía chủ đầu tư tự hào cho biết.
Cụ thể, đây là dự nhà máy điện LNG đầu tiên tại Việt Nam đang triển khai đầu tư xây dựng và là một trong số ít các tổ máy tuabin khí có công suất cũng như hiệu suất lớn nhất trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam.
Tiếp đó, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 thuộc top nhanh nhất Việt Nam đối với gói thầu EPC theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trong bối cảnh hết sức khó khăn khi phải thực hiện các quy định về giãn cách, cách ly và phòng chống dịch theo quy định của Chính phủ tại giai đoạn cao điểm nhất của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, theo ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power, thời gian để Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chỉ chưa đầy 4 tháng trong khi thời gian trên trùng với thời điểm Tết Dương lịch và Tết cổ truyền của Việt Nam. Đây là một thành công rất đáng kể so với các dự án nhà máy điện khác.
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Tại sao Việt Nam chọn LNG của Mỹ?
Cùng với đó, với việc giá trị hợp đồng EPC thấp hơn dự toán tới 101 triệu USD, đây có thể nói là gói thầu EPC có kết quả lựa chọn nhà thầu tiết kiệm nhất Việt Nam.
Phía PV Power nhấn mạnh, “vừa có được hợp đồng giá cả hợp lý” trong khi vẫn lựa chọn được nhà thầu EPC có nhiều năng lực và kinh nghiệm như Liên danh nhà thầu Samsung C&T và LILAMA cùng nhà thầu cung cấp thiết bị chính hàng đầu thế giới về công nghệ chế tạo tuabin khí, tuabin hơi và lò thu hồi nhiệt - Tập đoàn General Electric của Mỹ.
Ngoài ra, với tỷ lệ 39%, gói thầu EPC của nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 có tỷ lệ phần công việc thực hiện trong nước cao nhất từ trước đến nay. Đây là những cái nhất rất đáng khích lệ.
Theo ông Hồ Công Kỳ, Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 là một trong những dự án phát triển nguồn điện quan trọng của quốc gia, được Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực quan tâm chỉ đạo sát sao.
© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNĐại diện chủ đầu tư, Chủ tịch HĐQT PV Power Hồ Công Kỳ phát biểu tại lễ ký
Đại diện chủ đầu tư, Chủ tịch HĐQT PV Power Hồ Công Kỳ phát biểu tại lễ ký - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Đại diện chủ đầu tư, Chủ tịch HĐQT PV Power Hồ Công Kỳ phát biểu tại lễ ký
Đặc biệt, dự án với công nghệ mới và phức tạp, quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam khiến cho mỗi giai đoạn đều là những bước đi mới, thách thức mới cho công tác quản trị dự án khi không có nhiều sự tham khảo, học hỏi từ các dự án khác.
Tuy nhiên, PV Power cùng ban quản lý dự án đã chứng minh được năng lực và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều dự án trong 15 năm hoạt động, tiếp tục ghi dấu ấn vào một trong những dự án trọng điểm của Quốc gia của Việt Nam lần này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала