Phi công Việt Nam ném bom, bắn đạn thật, nã rocket. Vì sao có đợt tập trận bất ngờ?

© Ảnh : Báo điện tử Phòng Không - Không QuânMáy bay Su-27 của Trung đoàn 925 thực hành đánh mục tiêu mặt đất bằng rốc két
Máy bay Su-27 của Trung đoàn 925 thực hành đánh mục tiêu mặt đất bằng rốc két - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Đăng ký
Không quân Việt Nam bất ngờ tập trận ném bom, bắn đạn thật với loạt cường kích Su-22, Su-27 và trực thăng dã chiến Mi-8 để làm gì?
Sư đoàn Không quân 372 vừa tổ chức đợt tập trận bắn, ném bom, bắn đạn thật tại trường bắn TB-2, Tây Sơn, Bình Định với sự chỉ huy của lãnh đạo cấp cao Quân chủng Phòng không – Không quân, sau khi bất ngờ thông báo tạm đóng cửa sân bay Phù Cát vài ngày trước.
Mục đích phía sau đợt huấn luyện, diễn tập ném bom, bắn đạn thật, nã rocket, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước ngày và đêm của Không quân Việt Nam là gì?

Ném bom, bắn đạn thật

Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không – Không quân, trong hai ngày 12 và 13/4, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 2 (TB-2), Sư đoàn 372 đã tổ chức bắn, ném bom, đạn thật mục tiêu mặt đất ngày, đêm cho phi công và tổ bay các đơn vị.
© Ảnh : Báo điện tử Phòng Không - Không QuânThủ trưởng Bộ tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo bắn, ném bom đạn thật của Sư đoàn 372 tại trường bia
Thủ trưởng Bộ tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo bắn, ném bom đạn thật của Sư đoàn 372 tại trường bia - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Thủ trưởng Bộ tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo bắn, ném bom đạn thật của Sư đoàn 372 tại trường bia
Tham gia chỉ huy đợt bắn, ném lần này có Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Thiếu tướng Bùi Tố Việt, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân và Thiếu tướng Cao Phi Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 5.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow 2019, Dubai - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2020
Phi công Không quân Việt Nam sẽ được huấn luyện bằng công nghệ Nga?
Về lực lượng tham gia đợt diễn tập, theo Quân chủng Phòng không – Không quân, Việt Nam huy động rất nhiều phương tiện trang vũ khí hiện đại.
Cụ thể, tham gia đợt bắn, ném lần này có các lực lượng tinh nhuệ của 3 trung đoàn gồm Trung đoàn 925, Trung đoàn 929 và Trung đoàn 930 (thuộc sư đoàn Không quân 372, Quân chủng Phòng không – Không quân), sử dụng các loại máy bay Su-27, Su-22 và Trực thăng Mi-8.

Đợt tập trận bất ngờ để làm gì?

Theo đánh giá của lãnh đạo Quân chủng Phòng không – Không quân, trong quá trình tổ chức, các thành phần chỉ huy bay điều hành linh hoạt, khoa học.
Đặc biệt, công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, thông tin - ra đa tốt.
Đáng chú ý, lực lượng phi công, tổ bay chấp hành nghiêm kỹ thuật bay, thực hiện đúng yếu lĩnh động tác, bình tĩnh, tự tin trong việc sử dụng các loại vũ khí (bom, rocket, đạn pháo), thực hiện công kích mặt đất ban ngày và ban đêm, bảo đảm đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra, bảo đảm ăn toàn tuyệt đối.
Cũng theo Quân chủng Phòng không – Không quân, đợt bắn, ném bom, đạn thật lần này nhằm “đánh giá trình độ tổ chức và điều hành của chỉ huy các cấp”.
Phi công Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2019
Phi công Việt Nam sẽ được huấn luyện trên các máy bay Mỹ
Đợt diễn tập cũng là nhằm để kiểm tra việc bảo đảm về kỹ thuật hàng không, kỹ thuật, hậu cần sân bay, thông tin - radar trong huấn luyện bay có sử dụng vũ khí.
Không quân Việt Nam cũng thông qua đợt diễn tập ném bom, bắn đạn thật này để kiểm tra trình độ thực tế ứng dụng chiến đấu công kích mục tiêu mặt đất ban ngày, ban đêm của phi công, tổ bay các đơn vị.
Từ đó rút kinh nghiệm, tổ chức huấn luyện, nâng cao khả năng, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
“Đợt bắn, ném bom, đạn thật này là cơ sở cho các đơn vị rút kinh nghiệm, tổ chức huấn luyện, nâng cao khả năng, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ bắn, ném bom mặt nước, đánh chặn và sử dụng lực lượng trong sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển”, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ nêu rõ.

26 lần công kích mặt đất

Tại buổi diễn tập, các loại máy bay chiến đấu hàng đầu của Việt Nam như Su-27, Su-22 và trực thăng Mi-8 của các Trung đoàn Không quân 925, 929 và 930 đã thực hành công kích mục tiêu mặt đất ban ngày - ban đêm.
© Ảnh : Báo điện tử Phòng Không - Không QuânTrực thăng Mi-8 của Trung đoàn 930 thực hành bắn rốc két mục tiêu mặt đất
Trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 930 thực hành bắn rốc két mục tiêu mặt đất - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 930 thực hành bắn rốc két mục tiêu mặt đất
Các nội dung tập trận được chú trọng là bay bằng, bổ nhào ném bom, phóng rocket, bắn pháo cơ động giản đơn, cơ động phức tạp theo biên đội và đơn chiếc.
Các lực lượng đã thực hiện 26 lần chuyến công kích mặt đất (bằng ném bom, nã rocket, bắn đạn pháo) ban ngày và ban đêm, đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Bất ngờ thông báo đóng sân bay Phù Cát – Bình Định

Như Sputnik đưa tin trước đó, để phục vụ cho việc bắn đạn thật trong đợt diễn tập quân sự, Trường bắn Quốc gia khu vực 2 (TB-2) đã có văn bản yêu cầu tạm ngừng hoạt động hàng không tại Cảng hàng không Phù Cát trong 10 ngày (từ 11 đến 21/4/2022).
Theo xác nhận từ lãnh đạo Cảng hàng không Phù Cát, ngày 6/4/2022, đơn vị nhận được thông báo bắn đạn thật tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 2 (Trường bắn Quốc gia khu vực 2) thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định từ ngày 11 đến 21/4/2022 (giờ bắn trải dài từ 7 giờ 00 đến 23 giờ 00 mỗi ngày).
Chiến đấu cơ F-22 Raptor  của Mỹ tiến hành tiếp nhiên liệu trên không trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2019
Việt Nam có phi công quân sự đầu tiên tốt nghiệp chương trình đào tạo của không quân Mỹ
Theo kế hoạch và yêu cầu của thông báo từ cơ quan chức năng thì máy bay của hàng không dân dụng không thể cất hạ cánh trong thời gian có hoạt động bắn dài ngày của quân sự nói trên.
“Do đó ảnh hưởng lớn đến tất cả các chuyển bay đi/đến sân bay Phù Cát cả vào ban ngày lẫn ban đêm trong khoảng thời gian nói trên”, Cảng hàng không Phù Cát nhấn mạnh.

“Nhiệm vụ chính trị rất quan trọng”

Cũng theo lãnh đạo sân bay Phù Cát, việc tạm ngừng khai thác cảng hàng không vì công tác diễn tập quốc phòng là “nhiệm vụ chính trị rất quan trọng” để tăng cường đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên trong thời gian gần dây, nội dung bắn đạn thật diễn ra thường xuyên, kéo theo thay đổi lịch trình bay đã được cấp phép của các hãng hàng không và kế hoạch đi lại của hành khách đi và đến Bình Định.
Máy bay chiến đấu Su-30SM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2016
Biển Đông
Tìm thấy một phi công Việt Nam lái Su-30 bị rơi trên biển
Trong bối cảnh này, Cảng hàng không Phù Cát cũng đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam xem xét và chỉ đạo.
“Với trách nhiệm là nhà khai thác cảng, Cảng hàng không Phù Cát báo cáo và đề nghị UBND tỉnh Bình Định kiến nghị đối với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng xem xét điều chỉnh thời gian bắn đạn thật nói trên cho phù hợp, có tính đến lịch bay hàng không dân dụng để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bay tại sân bay Phù Cát và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân”, Cảng hàng không Phù Cát đề xuất UBND tỉnh Bình Định.
Cùng với đó, lãnh đạo Cảng hàng không Phù Cát đề nghị, về dài hạn, đối với các kế hoạch bắn đạn thật tại Trường bắn Quốc gia khu vực 2, Cảng hàng không Phù Cát đề nghị UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan cấp Bộ có thẩm quyền xem xét, hiệp đồng diễn tập Quốc phòng trong khung giờ phù hợp để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng.
Điều này là để đảm bảo hoàn thành đồng thời nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала