Vụ án Cục Lãnh sự: Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng có thể đối diện án tử hình?

© Ảnh : TTXVNBị can Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Bị can Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2022
Đăng ký
Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 2 người khác vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”, liên quan đến vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.
Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều người đã đặt câu hỏi, nghi can tội “Nhận hối lộ” nếu bị xác định có tội sẽ đối mặt mức án nào theo quy định hiện nay.

Đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình

Theo luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), tội “Nhận hối lộ” mà Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị điều tra được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tội danh này có 3 khung hình phạt. Khung 1 (khoản 1) là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; Khung 2 (khoản 2) là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; Khung 3 (khoản 3) là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đây là hình phạt bổ sung.
Như vậy, nếu bị chứng minh có tội, ông Tô Anh Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phải đối mặt với các mức án nêu trên. Hội đồng xét xử sẽ cân nhắc các
Trao đổi với Dân Việt, luật sư Hòe cho biết, tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Khách thể của tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Người nhận hối lộ thuộc 01 trong 04 trường hợp sau đây mới được xem là phạm tội nhận hối lộ:
Một là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hai là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ba là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Bốn là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi một cách cố ý trực tiếp, nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn thực hiện được hành vi phạm tội.
Bị can Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã bị bắt

Người phạm tội có thể thoát án tử hình nếu chủ động khắc phục hậu quả

Đồng ý kiến với luật sư Hòe, luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, cho biết:

“Hình phạt của tội nhận hối lộ là từ 2-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình - đây được coi là rất nghiêm khắc, bởi thực tế cho thấy, ngày càng nhiều đối tượng nhận số tiền hối lộ rất lớn, từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, nên cần có hình phạt tương ứng nhằm đảm bảo tính răn đe”, - luật sư Vân lưu ý.

Theo luật sư Vân, “nộp lại tài sản do phạm tội mà có” không phải là khái niệm pháp lý được quy định trong BLHS 2015. Tuy vậy, “khắc phục hậu quả” lại được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 1 điều 51 BLHS 2015).
Cụ thể, bị can, bị cáo có thể nộp tiền khắc phục hậu quả, hoặc tiền do phạm tội mà có tại quá trình điều tra hoặc trước, trong và sau giai đoạn xét xử sơ thẩm, hoặc sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực. Căn cứ số tiền đã nộp của bị cáo, tòa án sẽ xem đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 40 BLHS 2015, người bị kết án tử hình về Tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án, đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng… thì không bị thi hành án tử hình.
Trong khi đó, theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ sau khi phạm tội.
Trường hợp người phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng và những người thân khác nộp lại, hoặc không phản đối việc họ nộp lại ít nhất 3/4 tài sản mình nhận hối lộ, cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ.
Nếu trong cùng vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có tội nhận hối lộ và tội khác, nhưng đã chủ động nộp lại số tài sản bằng ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng, xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.

Bắt Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Tô Anh Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.
Sau khi VKSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra đã tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên, đồng thời tiến hành khám xét nơi làm việc của bị can.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Theo điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định, các bị can đã có vi phạm trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Từ đó, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 cá nhân là: Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng - phó Cục trưởng; Lê Tuấn Anh - Chánh văn phòng Cục Lãnh sự và Lưu Tuấn Dũng - phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự.
Hành khách làm thủ tục ngày 17/2/2022 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia để lên chuyến bay VN674. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Vụ nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao: Việt Nam ‘không nói suông’
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала