Sau lộ bí mật với đệ tử Năm Cam, bà Hằng Canada 2 quốc tịch có được miễn trừ ngoại giao?

© Ảnh : Personal page of Nguyễn Phương HằngBà Nguyễn Phương Hằng
Bà Nguyễn Phương Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2022
Đăng ký
Bà Nguyễn Phương Hằng (biệt danh Hằng Canada), tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam ở Bình Dương, vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng, bị phát hiện sở hữu hai quốc tịch Việt Nam và Đảo Síp (Cộng hòa Cyprus).
Việc bà Hằng Canada - Nguyễn Thị Thanh Tuyền có hai quốc tịch Việt Nam và Cyprus có được miễn trừ ngoại giao hay bị dẫn độ?
Trong một diễn biến liên quan, Việt Nam vừa xử phạt TikToker Lê Văn Phụng kêu gọi “fan chính nghĩa” biểu tình ở khu du lịch Đại Nam sau khi bà Nguyễn Phương Hằng (tức Nguyễn Thị Thanh Tuyền) bị bắt.

Nguyễn Phương Hằng - Nguyễn Thị Thanh Tuyền có hai quốc tịch?

Tin tức mới về Nguyễn Phương Hằng liên tục gây ‘sốc’ cho dư luận trong và ngoài nước.
Hóa ra bà Nguyễn Phương Hằng, tức Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam ở Bình Dương, vợ doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (ông Dũng lò vôi), không hẳn là Việt kiều Canada (dù nổi tiếng với danh xưng Hằng Canada) mà còn sở hữu quốc tịch khác.
Như Sputnik đã thông tin, bà Nguyễn Phương Hằng, sinh ngày 26/1/1971, có tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, từng sống chung như vợ chồng với Đỗ Đạt Giang, đệ tử thân tín của trùm giang hồ Năm Cam (Trương Văn Cam).
“Bí mật” của bà Hằng không chỉ dừng lại ở việc dính líu đến trùm giang hồ Đỗ Đạt Giang khi đích thân đâm đơn tố cáo cựu người tình cách đây hơn 20 năm về cáo buộc cưỡng đoạt tài sản, mà còn bị phát hiện có hai quốc tịch.
Theo đó, Cơ quan điều tra Việt Nam xác định, bà Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bị can còn có quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Đảo Síp).
Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng từng livestream phản ánh về việc cuốn hộ chiếu mang quốc tịch nước ngoài của mình bị đưa lên mạng. Theo bà Hằng, vị sư trụ trì một ngôi chùa đã chuyển thông tin cuốn hộ chiếu này cho bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây và bà Giàu đã đưa lên mạng.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Giàu cho rằng, cuốn hộ chiều mang quốc tịch nước ngoài của bà Phương Hằng do chính bà Hằng gửi cho bà Giàu, chứ không phải do vị sư trụ trì chuyển sang.
Bà Giàu kể, trong lúc chát trên mạng qua lại và nói chuyện với nhau, bà Hằng khoe là có quốc tịch Canada nhưng bà không tin. Do vậy, bà Hằng đã chụp hình cuốn hộ chiếu mang quốc tịch nước ngoài chứng minh. T

“Tuy nhiên, khi tôi xem thì cuốn hộ chiếu này không phải của Canada mà là của Cộng hoà Cyprus (Đảo Síp). Khi gửi khoe cho tôi xem, bà Hằng không có yêu cầu là giữ kín thông tin này, nên tôi đã chia sẻ lại cho bạn bè cùng xem”, - bà Lê Thị Giàu thuật lại.

Đây là diễn biến mới trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng. Trong quá trình điều tra bà Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, bị cáo buộc về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Công an TP. HCM đã lập lý lịch tư pháp của bị can.
Cần nhấn mạnh, đây là một trong những hoạt động tố tụng trong điều tra vụ án hình sự, nhằm làm rõ nhân thân, lai lịch người phạm tội.
Вьетнамская бизнесвумен Нгуен Фыонг Ханг - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Nguyễn Phương Hằng - Nguyễn Thị Thanh Tuyền liên quan gì đến đàn em của Năm Cam?

Bà Nguyễn Phương Hằng có được miễn trừ ngoại giao?

Việc bà Nguyễn Phương Hằng được phát hiện có hai quốc tịch Việt Nam và Đảo Síp, nhiều người thắc mắc liệu người sở hữu “song tịch” vi phạm pháp luật hình sự ở Việt Nam, thì có ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử hay không.
Theo luật sư, pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng. Việc bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch không ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lý.
Bộ Luật Hình sự Việt Nam được áp dụng để xử lý mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là công dân Việt Nam, người nhiều quốc tịch hay người nước ngoài.
Chẳng hạn, tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự (BLHS) của Việt Nam để giải quyết.
Trường hợp người phạm tội là người nước ngoài, Khoản 2 Điều 5 Bộ luật quy định rằng, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.
Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều này đồng nghĩa với việc, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được áp dụng điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế khi họ thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, người có 2 quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người có một quốc tịch.
Luật pháp quy định, với trường hợp người Việt Nam có 2 quốc tịch mà phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì nguyên tắc xử lý sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam thực hiện như theo quy trình. Thứ nhất, người phạm tội trước hết vẫn được xác định là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng Bộ Luật Hình sự Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.
Trong trường hợp quốc gia mà người Việt Nam mang quốc tịch thứ 2 có áp dụng chế độ bảo hộ công dân và đồng thời Chính phủ nước đó có ý kiến can thiệp thì lúc này sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 5 BLHS để giải quyết.
Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, bị can Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch và khi cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam có đủ căn cứ xác định Nguyễn Phương Hằng phạm tội và bản thân bị can Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại khoản 2 điều 5 của bộ luật Hình sự năm 2015 thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng bộ luật Hình sự của Việt Nam để xử lý.
Về khả năng miễn trừ ngoại giao đối với bà Nguyễn Phương Hằng, theo các cam kết trong Điều ước Quốc tế mà Việt Nam gia nhập hay ký kết, luật sư Võ Đan Mạch, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV TA PHA khẳng định trên VnExpress rằng, bà Nguyễn Phương Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ.

“Cơ quan điều tra vẫn giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng cơ chế xử lý tương tự như một người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xử lý”, - luật sư Mạch nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn Luật sư TP.HCM cũng khẳng định, hiện nay Việt Nam và Cộng hoà Cyprus không có Điều ước Quốc tế, trường hợp bà Hằng phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam nên cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý.
Tuy nhiên, theo luật sư, trong quá trình tố tụng, Đại sứ quán Cộng hòa Cyprus muốn thăm hỏi, thông tin về công dân của mình thì cơ quan tố tụng vẫn tạo điều kiện cho tiếp xúc trong phạm vi ngoại giao lãnh sự để nắm thông tin.

“Ngoài ra, không có ngoại lệ nào khác”, - TS. Thế Trạch nêu rõ.

Bà Nguyễn Phương Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Bà Nguyễn Phương Hằng có 2 quốc tịch, liệu có được đặt tiền bảo lãnh để tại ngoại?

Về khả năng dẫn độ Nguyễn Phương Hằng

Điều 32, Luật Tương trợ tư pháp 2007, thì dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM khẳng định trên Thanh Niên, nếu quốc gia của công dân phạm tội có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ.

“Như vậy, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều có thể bị dẫn độ”, - luật sư Hậu lưu ý.

Theo chuyên gia pháp lý, cụ thể, khoản 1, điều 35 luật Tương trợ tư pháp quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp:
Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam; Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;

“Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định về người có thể bị dẫn độ”, - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM phân tích.

Bà Nguyễn Phương Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
“Nguyễn Phương Hằng là ai và được quan lớn nào chống lưng?”

Xử TikToker kêu gọi ‘fan chính nghĩa’ biểu tình vụ bà Nguyễn Phương Hằng

Hôm nay, 17/4, Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thông tin về việc xử phạt một TikToker đã kêu gọi “fan chính nghĩa” đứng lên biểu tình sau vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt.
Theo Công an Bình Dương, sau khi mời làm việc và xác minh, Công an thị xã Tân Uyên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Lê Văn Phụng, 32 tuổi, quê Đồng Tháp, hiện tạm trú tại phường Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ông Lê Văn Phụng chính là chủ tài khoản TikTok “phunguniexport” đã kêu gọi biểu tình sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Sau quá trình điều tra, xem xét sự việc, Công an Tân Uyên đã ra quyết định xử phạt Phụng 4 triệu đồng vì hành vi “tổ chức xúi giục, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng” theo nghị định 144/2021.
Như Sputnik đưa tin, hôm 26/3, Phụng đã đăng video lên tài khoản TikTok cá nhân mang tên “phunguniexport” với nội dung kêu gọi “fan chính nghĩa” tập trung biểu tình vào 7h ngày 27/3 tại cổng Khu du lịch Đại Nam, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để phản đối việc bà Hằng bị bắt.
Làm việc với Công an, Lê Văn Phụng khai đăng nội dung kêu gọi biểu tình để câu like, câu view.
Tuy nhiên, sau đó, khi được cơ quan chức năng nhắc nhở, Phụng đã nhận thức việc làm trên của mình là sai trái, cam kết không tái phạm và gỡ bỏ video kêu gọi biểu tình ngay lập tức.
Liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, hiện đến nay, Cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục lấy lời khai, điều tra mở rộng để xem xét có hay không vai trò đồng phạm của một số cá nhân, và chủ kênh YouTube như Đặng Anh Quân, Nguyễn Đình Kim, Ha Lee, Hoàng Nhi, Anh nông dân, Điền Võ Vlog.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала