Dù bị bắt, ông Trịnh Văn Quyết và người thân vẫn sở hữu khối tài sản khổng lồ

Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bất chấp những sóng gió ập đến với hàng loạt lãnh đạo của Tập đoàn FLC vừa qua, nhưng khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết và người thân tại tập đoàn này tuy giảm nhưng vẫn lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng.
Còn nhớ, ông Trịnh Văn Quyết khi còn giữ chức Chủ tịch Tập đoàn FLC từng là một trong những đại gia giàu có nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tài sản quy đổi theo giá thị trường vào thời kỳ hoàng kim của nhóm cổ phiếu ROS (Công ty CP Xây dựng FLC Faros) năm 2017 lên tới 58.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD theo tỷ giá cùng thời điểm.
Chưa hết, tính đến thời điểm rời ghế chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Quyết vẫn là cổ đông lớn nhất tại FLC với hơn 215,4 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương đương 30,34% vốn tập đoàn này. Với thị giá cổ phiếu FLC hiện ở mức 8.250 đồng/đơn vị, lượng cổ phiếu do ông Quyết nắm giữ có giá trị vào khoảng 1.777 tỷ đồng.
Không chỉ nắm giữ lượng lớn cổ phiếu tại FLC, ông Quyết còn là cổ đông lớn nhất tại Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB) ới 7,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 51,09% vốn điều lệ doanh nghiệp. Hiện tại, lượng cổ phiếu GAB do cá nhân ông Quyết nắm giữ có giá thị trường gần 1.500 tỷ đồng với thị giá 196.400 đồng/cổ phiếu.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC phát biểu tại Lễ động thổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Diễn biến nóng vụ đại gia Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu FLC
Có thể thấy, phần lớn tài sản của ông Quyết đều nằm ở cổ phiếu. Tại Công ty CP Chứng khoán BOS (ART), cá nhân ông Quyết đang nắm giữ hơn 3,1 triệu cổ phiếu, tương đương 3,26% vốn doanh nghiệp.
Tạm tính theo giá thị trường của cổ phiếu ART là 6.700 đồng/đơn vị, lượng cổ phiếu này đóng góp khoảng 21 tỷ đồng vào tổng tài sản của ông Quyết.
Tại FLC Faros, doanh nghiệp từng giúp ông Trịnh Văn Quyết đứng đầu danh sách đại gia giàu nhất sàn chứng khoán năm 2017, hiện ông chỉ còn nắm giữ khoảng 23,7 triệu cổ phiếu ROS (4,18%) và có giá trị trường khoảng 119 tỷ đồng.
Theo thống kê, tổng giá trị lượng cổ phiếu ông Quyết nắm giữ tại các doanh nghiệp niêm yết hiện nay là trên 3.400 tỷ đồng.
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Đồng loạt từ nhiệm, Ban kiểm soát Tập đoàn FLC chỉ còn một thành viên

Sở hữu lượng vốn lớn tại các công ty chưa niêm yết

Được biết, trong số các doanh nghiệp liên quan đến FLC, giá trị nhất là số cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways). Ông Quyết cũng thường xuyên dùng cổ phiếu BAV do cá nhân mình sở hữu để thế chấp vay vốn ngân hàng trong thời gian gần đây.
Báo cáo công bố hồi tháng 6/2021 cho biết, Bamboo Airways cho biết ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất nắm giữ 56,5% cổ phần của hãng để xin cấp phép bay thẳng đến Mỹ. Ngoài ra, FLC cũng sở hữu 25,9% vốn hãng hàng không này và Công ty CP Quản lý vốn và tài sản FLC Holdings, Công ty FLC Faros lần lượt nắm 6,3% và 5,6%.
Trong đó, FLC Holdings là doanh nghiệp do ông Quyết làm chủ với 60,5% cổ phần nắm giữ.
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Hệ sinh thái FLC ra sao sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt?
Đến tháng 9/2021, Bamboo Airways tăng vốn điều lệ từ 16.000 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn FLC giảm tỷ lệ sở hữu xuống 21,7% và FLC Faros giảm sở hữu xuống 4,9%.
Trường hợp ông Quyết không giao dịch như nhóm công ty liên quan, đợt tăng vốn này của Bamboo Airways có thể khiến tỷ lệ sở hữu của ông tại hãng giảm xuống mức 49%.
Với định giá 60.000 đồng/cổ phiếu mà lãnh đạo Bamboo Airways kỳ vọng khi IPO, lượng cổ phiếu BAV do ông Quyết nắm giữ có giá trị kỳ vọng khoảng 55.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong một số hợp đồng tín dụng mà ông Quyết ký với ngân hàng, giá xử lý mỗi cổ phiếu BAV chỉ là 8.500 đồng.
Như vậy, định giá ngân hàng dành cho lượng cổ phiếu BAV do ông Quyết nắm giữ là gần 7.900 tỷ đồng.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Từ đấu giá đất Thủ Thiêm, ‘cú nổ lớn’ FLC và Tân Hoàng Minh đến chỉ đạo của Thủ tướng

Không có gì ngoài…bất động sản

Ông Quyết không chỉ sở hữu số lượng cổ phiếu “khủng”, vị đại gia quê Vĩnh Phúc này cùng vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp còn sở hữu 5 căn biệt thự tại Khu đô thị mới Mỹ Đình II (Hà Nội). Số bất động sản này từng được ông dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 95 tỷ đồng của Tập đoàn FLC vào năm 2018.
Điều kỳ lạ là hai người em gái vừa bị bắt của ông Quyết cũng bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế hiện không nắm giữ cổ phiếu nào tại FLC và các công ty liên quan.
Trước khi bị bắt, bà Huế là thành viên của Ban kế toán Tập đoàn FLC, trong khi bà Nga là phó tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT của Công ty Chứng khoán BOS.
Năm 2018, bà Huế từng sở hữu hơn 2,2 triệu cổ phiếu ART nhưng đến nay bà đã thoái sạch vốn khỏi công ty chứng khoán này.
Hương Trần Kiều Dung - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Hương Trần Kiều Dung, ‘cánh tay phải quyền lực’ của ông Quyết FLC vừa bị bắt là ai?
Về phần mình, bà Nga cùng chồng là Nguyễn Văn Mạnh, hiện sở hữu căn biệt thự BT 39-07 diện tích 216m2 tại Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Tuy nhiên, hợp đồng mua bán căn biệt thự này cũng đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm tại NCB Chi nhánh Hà Nội.
Như Sputnik đã đưa tin, Ngày 17/4, UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã ban hành văn bản về việc hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam tại phường Tiến Thành và phường Tân Phú (TP. Đồng Xoài) đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC sau 3 năm “nằm trên giấy”.
Trước đó, Bộ Công an đề nghị các tỉnh/thành cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản của ông Trịnh Văn Quyết, vợ Lê Thị Ngọc Diệp cũng như loạt lãnh đạo FLC liên quan. Bộ Công an cũng đề nghị các địa phương tạm dừng chuyển nhượng, mua bán với tài sản, cổ phần của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала