Tuyến đường sắt nối liền tỉnh An Huy - Trung Quốc và Hà Nội

© Depositphotos.com / Prostock Đường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong buổi họp báo ngày 21/04 bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao, nêu quan điểm về tuyến đường sắt vận tải liên viện quốc tế
Trong hai ngày vừa qua có 1 số tuyến vận tải đường sắt vận chuyển hàng hoá giữa Tứ Xuyên - An Huy (Trung Quốc) - Hà Nội đã được triển khai.

“Chúng tôi cho rằng đường sắt vận tải liên Việt quốc tế có giá thành hợp lý sẽ thúc đẩy giao thương hai nước, giao lưu hai nước. Kết nối vận tải đường sắt cũng phù hợp với hợp tác BRI vành đai 1 - con đường giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc tăng cường kim ngạch thương mại vì lợi ích song phương”, - Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bày tỏ quan điểm.

Kết nối vận tải đường sắt cũng phù hợp với hợp tác BRI "Một vành đai - Một con đường" kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hai nước là hai đối tác thương mại quan trọng của nhau với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt 40,8 tỷ đô la, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó sáng ngày 16/2, tại Thành phố Hợp Phì, Tỉnh An Huy, Trung Quốc, chuyến tàu chở 82 container hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã xuất phát từ ga Hợp Phì đi Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Tổng thống Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Việt Nam có thành “át chủ bài” của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc?
Đây là tuyến đường sắt chở hàng liên vận quốc tế đầu tiên từ Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc đi Việt Nam. Tuyến đường sắt liên vận sẽ không phải chuyển tàu mà trực tiếp chạy thẳng từ Hợp Phì đến ga Yên Viên, Hà Nội; việc này sẽ tránh được rủi ro, hư hại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho quá trình vận chuyển. Đây sẽ là tuyến đường sắt quan trọng để kết nối Hợp Phì, Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.

Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Solomon

Đối với thông tin về việc Trung Quốc ký hiệp ước với Quần đảo Solomon, Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:

"Thông tin về việc Trung Quốc ký hiệp ước với Solomon, chúng tôi xin khẳng định hợp tác an ninh quốc phòng của các quốc gia cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế mà quốc tế là thành viên, đóng góp vào hòa bình, phát triển và ổn định, an ninh, an toàn của khu vực và cũng như trên toàn thế giới".

Các cô gái với hình ảnh quốc kỳ của Ấn Độ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Trung Quốc và Ấn Độ phá vỡ kế hoạch của phương Tây nhằm "bóp nghẹt" nền kinh tế Nga
Trước đó vào ngày 19/4 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân xác nhận, nước này đã hoàn tất ký kết hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon.
"Ngoại trưởng Trung Quốc và Ngoại trưởng Quần đảo Solomon đã chính thức ký thỏa thuận khung về hợp tác an ninh gần đây. Hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon là hợp tác bình thường giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền", ông Uông nói.
Cùng ngày, Quốc hội Solomon cho biết, các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tới thăm quần đảo này tháng tới nhằm tăng cường hợp tác thương mại và giáo dục giữa hai nước.
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavore khẳng định, thỏa thuận an ninh sẽ không cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ quần đảo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала