- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

The Hill: Lệnh trừng phạt chống Nga là boomerang giáng trả lại những người áp đặt chúng

© Sputnik / Vladimir SergeevTrừng phạt mang lợi cho Nga
Trừng phạt mang lợi cho Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các biện pháp trừng phạt chống Nga chưa từng có của các nước phương Tây được cho là sẽ phá hủy nền kinh tế Nga, nhưng trên thực tế đã trở thành con dao hai lưỡi, nhà nghiên cứu chính trị Brahma Chellaney viết trong bài báo đăng trên tờ The Hill.
Tác giả lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt gây tác hại cho Nga, nhưng cũng quay ngược lại đánh vào chi phí của các quốc gia áp đặt chúng.

Phương Tây mắc bẫy

Như tác giả Chellaney viết, phương Tây về cơ bản đã bị rơi vào bẫy: lệnh trừng phạt và cuộc xung đột Ukraina đã đẩy giá năng lượng lên cao, từ đó khiến doanh thu từ hydrocarbon của Nga tăng lên. Một nghịch lý khác là bất chấp việc Nga bị chặn đường tiếp cận với các luồng luân chuyển tài chính, đồng rúp Nga vẫn mạnh lên đáng kể nhờ sự can thiệp của chính phủ: trong khi đó đồng tiền của Nhật Bản, quốc gia đã tham gia lệnh trừng phạt của phương Tây, đã xuống tới mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 20 năm qua.
Vận hành thiết bị trên bờ ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Phương Tây tự lùa mình vào bẫy khi trừng phạt chống Nga
Ngoài ra, nhiều nước phương Tây phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh: Tháng 4 là tháng tồi tệ nhất đối với các chỉ số chứng khoán của Mỹ kể từ lần sụp đổ khi bắt đầu đại dịch. Riêng về Nga thì nước này có thể tiếp tục tăng giá hydrocacbon khi hạn chế nguồn cung cấp tài nguyên của mình.

Lệnh trừng phạt trở nên phản tác dụng

Như tác giả Chellaney lưu ý, những nước thua thiệt nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng Ukraina chính là các nước nghèo nhất, chủ yếu do giá năng lượng và lương thực tăng cao. Về vấn đề này, tác giả nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt là một công cụ khó lường tiềm ẩn những hậu quả không thể dự đoán được.
Mỹ - Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2022
Hoa Kỳ cho biết ai sẽ là người quyết định nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga
“Đáng tiếc là ở Mỹ không có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu các lệnh trừng phạt có thể làm suy yếu Nga hay không, liệu có thể làm suy yếu quân đội Nga trong một cuộc xung đột kéo dài bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraina hay không. Thành thật mà nói: về mặt lịch sử, các biện pháp trừng phạt tỏ ra hữu hiệu hơn nếu đối tượng là các nước nhỏ, dễ bị tổn thương, chứ không phải là các quốc gia lớn và hùng mạnh”, - ông Chellaney viết.
Hơn nữa, chính các biện pháp trừng phạt với mục đích làm Nga suy yếu có thể làm lung lay sức mạnh tài chính của chính Hoa Kỳ, tác giả khẳng định. Cụ thể, nhiều nước nhờ đó có thêm động lực để trở nên độc lập hơn với hệ thống tài chính do USD chủ đạo. Theo tác giả Chellaney, khi cuộc khủng hoảng tiếp tục, hiệu ứng "boomerang" của lệnh trừng phạt sẽ ngày càng gia tăng, cuối cùng sẽ dẫn đến thực tế là phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việcphải thỏa thuận với Nga để chấm dứt xung đột.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала