Đã có tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đi Hoa Kỳ, gỗ Việt thắng lớn ở Mỹ

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamContainer
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đăng ký
UWL ký hợp đồng với Swire Shipping triển khai dịch vụ chuyển hàng nhanh từ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đi cảng Seattle, Hoa Kỳ. Dịch vụ vận tải biển, chuyển phát nhanh, shipping “hai tuần một lần” của UWL là hành trình nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ hiện nay.
Đây là tín hiệu vui trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao, thiếu contrainer rỗng, ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí và năng lực cạnh tranh của xuất khẩu đồ gỗ, nội thất cũng như hàng hóa Việt Nam đi Mỹ hay những tuyến hàng hải xa hơn qua châu Âu hay châu Phi.

Tuyến vận tải biển “nhanh nhất” từ Việt Nam đi Mỹ của UWL và Swire Shipping

UWL, một công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển thuộc sở hữu của Mỹ và là nhà cung cấp các dịch vụ 3PL (dịch vụ logistics) toàn cầu, đã ký hợp đồng với Swire Shipping để triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh độc quyền, khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh và đến Cảng Seattle trong 18 ngày.
Doanh nghiệp này cho biết, dịch vụ “hai tuần một lần” của UWL là hành trình nhanh nhất từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và thỏa thuận này cũng là dịch vụ đường biển chuyên dụng đầu tiên của một công ty vận tải biển trong lĩnh vực này.
Swire Shipping tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương tại hơn 90 quốc gia và trên 400 cảng.
“Khách hàng luôn đòi hỏi các giải pháp sáng tạo trong thị trường vô cùng thách thức này và dịch vụ tiên tiến nhất vừa được ký kết là câu trả lời của chúng tôi”, Chủ tịch UWL Duncan Wright cho chuyên trang Furniture Today biết.
Theo ông Duncan Wright, tình trạng tắc nghẽn và nhu cầu tăng đột biến đến rồi cũng sẽ đi, nhưng các vấn đề gốc rễ thì vẫn còn.
Tàu chở hàng trên sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Chi phí container không ngừng tăng, các nhà xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang thúc đẩy nhiều giải pháp đáng tin cậy và sáng tạo hơn để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.
“Chúng tôi đã nhận thấy nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ này, giúp chúng tôi biết rằng các dịch vụ phù hợp nhanh chóng và đáng tin cậy luôn tồn tại”, ông Wright nói.
Đại diện UWL cũng lưu ý rằng, trong số các khách hàng hiện tại của họ có các nhà sản xuất đồ nội thất.
UWL cho biết, công ty cung cấp dịch vụ cập bến ưu tiên ở cả điểm xuất phát và điểm đến, đồng thời giới thiệu thiết bị chuyên dụng cho các nhà cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ này bao gồm 6.000 container mới để vận chuyển đường biển, với chiều cao 40 foot (cao hơn một foot so với container vận chuyển 8’6 ”tiêu chuẩn), cũng như các container 20 foot đã được luân chuyển.
Theo UWL, "lịch trình vận tải được công bố trước 6 tháng, với 2 chuyến đi mỗi tháng".
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2022
“Vua hàng hiệu” Việt Nam Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm “siêu dự án” ở sân bay Long Thành
Khi đến Seattle, công ty đối tác của UWL là World Distribution Services sẽ cung cấp kho chứa hoặc điểm tập kết với cơ sở mới rộng 300.000 foot vuông gần Tacoma, Wash., cách Cảng Seattle khoảng 35 dặm.

“Khi hợp tác với UWL, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tích hợp và sáng tạo cho các nhà nhập khẩu của Mỹ, chúng tôi tin tưởng rằng giải pháp chuyển phát nhanh đường biển sẽ hấp dẫn đối với các nhà xuất nhập khẩu đòi hỏi dịch vụ trực tiếp từ cảng đến cảng, nhanh chóng và đáng tin cậy giữa Việt Nam và Tây Bắc Thái Bình Dương”, Rufus Frere-Smith, Giám đốc quản lý khu vực Châu Mỹ của Swire Shipping cho biết.

Theo ông, quan hệ đối tác giữa hai doanh nghiệp được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung là đáp ứng mong muốn của khách hàng về các giải pháp vận chuyển đáng tin cậy, an toàn và sáng tạo. Swire Shipping cho biết các tàu hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của họ có thể ra khơi với tốc độ cao, an toàn và ổn định.

Mỹ ưu tiên đặt hàng Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo nhà chức trách, dù trong Quý 1/2022, tình hình sản xuất có phần bị ảnh hưởng do dịch bệnh, chi phí logistics tăng cao, tuy nhiên nhờ các nỗ lực đẩy mạnh cải tiến hoạt động tại các phân xưởng, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, một số doanh nghiệp FDI xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng khá tốt.
Các cô gái bên cờ Mỹ và cờ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2022
Đã đến lúc Việt Nam nâng tầm quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược?
Đặc biệt, các chương trình về chuyển đổi số đang được ngành gỗ thực hiện tại 2 đầu của chuỗi giá trị gồm chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc gỗ và showroom triển lãm trực tuyến đang đóng góp cho sự tăng trưởng.
Trong bối cảnh tình hình giá cước vận tải tăng và nguy cơ lạm phát, ngành gỗ đang tìm nhiều giải pháp để khắc phục, nâng cao tính cạnh tranh nhằm hướng đến mục tiêu đạt kế hoạch xuất khẩu năm 17,5 tỷ USD năm nay.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam chia sẻ với VTV, hiện tại ngành gỗ tìm mọi giải pháp giảm chi phí, chia sẻ với các nhà nhập khẩu để đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

“Ngành gỗ cũng đưa ra loạt giải pháp về chống gian lận thương mại, tái cấu trúc đi thẳng vào những sản phẩm có lực hút cao của thế giới như phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và nhiều sản phẩm trung gian khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam”, ông Lập nhấn mạnh.

Về tình hình ngành gỗ, nhà chức trách cho biết, từ đầu năm nay, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng 30 - 52%, cùng với thời gian vận chuyển kéo dài nên doanh nghiệp đang gặp khó về bài toán nguyên liệu.
Do đó, giải pháp cấp thiết là phải tăng trồng rừng gỗ lớn để thay thế khoảng 5 - 6 triệu m3 gỗ nhập khẩu mỗi năm.
Vietnam Expo 2022 Hội chợ Thương mại Quốc tế lần thứ 31 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Nhiều doanh nghiệp Việt muốn xúc tiến thương mại sang thị trường Nga
Như Sputnik đã thông tin, quý I/2022, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế này chứng minh, các nhà nhập khẩu Mỹ coi trọng nguồn cung ứng hàng hóa từ Việt Nam và vẫn ưu tiên đặt hàng từ doanh nghiệp Việt.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như ngành Hải quan cho thấy, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường này đạt 8,77 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm 2020. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều tỷ USD sản phẩm gỗ Việt Nam.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính với tỷ trọng chiếm 87,6% tổng kim ngạch cả năm, tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách, phòng ăn và đồ nội thất phòng ngủ.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ những năm gần đây có chuyển biến rõ nét. Ngoài những nhóm hàng thế mạnh truyền thống như dệt may, giày dép, thủy sản, thì các nhóm hàng chế tạo như điện tử, linh kiện, đồ gỗ cũng đã vươn lên vị trí hàng đầu.
Nhiều chuyên gia lý giải xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong thời gian qua, nhờ vào việc các nhà nhập khẩu Mỹ có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác và Việt Nam đã “ghi điểm trong mắt các nhà nhập khẩu Mỹ, EU, Nhật Bản”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2022
“Hiếm có trên thế giới”. Việt Nam và Nhật Bản bàn gì về tình hình Ukraina, Biển Đông?
Điều này có nền tảng từ việc Việt Nam liên tục đón dòng vốn ngoại để đầu tư mở mới nhà xưởng và mở rộng sản xuất, từ đó có điều kiện đón nhận đơn hàng lớn từ khách mua hàng. Các doanh nghiệp FDI cũng là động lực chính giúp Việt Nam đóng góp ngày càng lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.
Hiện Việt Nam có 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ vượt 1 tỷ USD, trong đó có 3 nhóm đạt hơn 10 tỷ USD. Ba nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất là máy móc - thiết bị (17,82 tỷ USD); dệt may (16,1 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (12,76 tỷ USD). Riêng đối với ngành gỗ, theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ dự báo đạt 10 tỷ USD trong năm 2022.

Ngành gỗ kín đơn hàng nhưng gánh nặng chi phí cước vận tải biển

Hiện xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ…, đều là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.
Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ cho hay, đơn hàng nhập khẩu đến tới tấp, tăng cao đủ thực hiện đến tận tháng 9/2022 nhưng chi phí logistics vẫn ở mức cao, gánh nặng chi phí ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.
Một trong những bài toán khó hiện nay là vấn đề vận chuyển quốc tế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam được các chuyên gia đề cập là trên 95% sản lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu do các hãng tàu nước ngoài nắm giữ nên các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp Việt không thể kiểm soát, điều chỉnh giá cước vận chuyển.
Tình trạng này đặt ra yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội phải đầu tư phát triển hãng tàu, đặc biệt là các tuyến xa như châu Âu, Bắc Mỹ mới có thể cải thiện được vấn đề một cách lâu dài. Mặt khác, các thủ tục hành chính, giải phóng hàng tại cảng phải đơn giản, nhanh chóng để giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
COVID-19 lại mở ra cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Châu Âu
Tại Hội thảo “Xu hướng logistics trong tình hình mới - Doanh nghiệp ngành gỗ thích ứng để phát triển” do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 14/4 vừa qua, nhiều đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo ngành gỗ đã đề cập đến việc cước vận tải biển quốc tế tăng vọt suốt hai năm, kèm theo các yếu tố khiến cước vận tải nội địa liên tục tăng trong quý I/2022 là thách thức lớn của tất cả doanh nghiệp.
Cụ thể, theo ông Vũ Quốc Lợi, Ủy viên BCH HAWA, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn khi mọi chi phí đồng loạt tăng cao. Trong đó phải kể đến chi phí vận hành, chi phí nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu, vận chuyển ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị ngành gỗ. Riêng chi phí vận chuyển container năm 2020 đã tăng 165% và năm 2021 tiếp tục tăng thêm 63%.
Điều đáng nói là, trong số các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, Mỹ chiếm trên 60% kim ngạch, nhưng đưa hàng đến Hoa Kỳ cũng rất khó khăn vì là một trong những thị trường cước vận chuyển đắt đỏ nhất, trung bình trên 10.000 USD/container. Chưa kể giá xăng dầu trong nước cũng liên tục tăng khiến chi phí vận chuyển nội địa cũng neo cao. Đồng thời, việc đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng bởi đại dịch kéo dài cộng với những biến động về chính trị giữa Nga - Ukraina đang thúc đẩy giá nguyên liệu gỗ tăng cao. Theo ước tính của các doanh nghiệp, giá gỗ sồi nguyên liệu đã tăng thêm 28%, gỗ tròn tăng 40%, gỗ dương xẻ cũng tăng 40%, nhiều nguyên, phụ liệu khác trong chuỗi giá trị ngành gỗ cũng có chiều hướng gia tăng.
Cán bộ y tế quận Hai Bà Trưng căng mình chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Đi đánh golf làm lây lan Covid-19 bị cách chức, giám đốc vẫn làm giám đốc?
Ông Võ Quốc Lợi, dù có cơ hội mở rộng thị phần cho sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại tự do nhưng các yếu tố chi phí đang kéo biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp xuống rất thấp và sự cạnh tranh về nguyên liệu, giá cả ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi đó, theo bà Võ Thị Phương Lan, Trưởng ban Vận tải, VLA, tình trạng gia tăng cước vận tải biển xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, dịch COVID-19 khiến công suất vận hành một số cảng biển lớn giảm sút, thời gian quay đầu của tàu lâu hơn bình thường. Tình hình này chưa được cải thiện khi hiện tượng kẹt cảng tại các khu vực quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu vẫn tiếp diễn và có xu hướng kéo dài. Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero COVID”, do vậy các cảng lớn vẫn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào. Điều này làm cho cước vận chuyển quốc tế tiếp tục bất ổn đến hết năm 2023.
Bà Lan nhấn mạnh, riêng Mỹ, đây không chỉ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam mà cũng là điểm đến mục tiêu của rất nhiều ngành hàng, quốc gia xuất khẩu khác trong khu vực.
“Các cảng của Mỹ luôn trong tình trạng nhộn nhịp, nhu cầu đặt tàu, container đến Mỹ luôn cao hơn các thị trường khác cũng đẩy giá vận tải đến khu vực này cao hơn. Trong quý I/2022, giá cước đi bờ Đông đã tăng 232%, cước đi bờ Tây tăng tới 318%”, chuyên gia cho biết.
Về chiến lược dài hạn, giới chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp ngành gỗ chủ động đầu tư vào các giải pháp công nghệ mới để tiết kiệm chi phí, giảm hao hụt, tiết giảm nhân công. Ông Võ Quốc Lợi khuyến khích việc ứng dụng công nghệ vận chuyển hàng hóa, chuyển đổi số và tận dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại một cách hiệu quả nhất để duy trì, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, bà Võ Thị Phương Lan cho rằng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách swap container - có nghĩa là khi nhập khẩu một lượng nguyên liệu về, doanh nghiệp thỏa thuận với hãng tàu giữ lại số container rỗng để chuyển hàng xuất khẩu và ngược lại.
Bộ trưởng Bộ Công thương thăm gian hàng Amazon tại Vietnam Expo 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các đại lý hãng tàu cấp 1, có uy tín trên thị trường để hạn chế tình trạng đặt chỗ qua tay nhiều đại lý dẫn đến giá cước vận chuyển và phụ phí bị đẩy lên cao so với giá công bố của hãng tàu. Ngoài ra, phải nắm rõ và kiểm soát được cấu trúc chi phí vận chuyển theo từng tuyến, theo từng đơn vị hàng hóa để có lựa chọn tối ưu cho việc vận chuyển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала