PVN đã xử lý “êm thấm” những rối ren ở nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam?

© Ảnh : Vietnam Oil and Gas GroupPetrovietnam
Petrovietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đăng ký
Thông tin mới nhất về tình hình giải quyết những khó khăn trục trặc ở nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam với nỗ lực từ Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như bản thân Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP).
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu và bù lỗ (nếu có) cho Nghi Sơn, vừa qua cũng đã phê duyệt cơ chế thanh toán sớm hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu đến hết tháng 5/2022, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đủ điều kiện hoạt động ổn định đến cuối Quý II/2022, cam kết cung ứng thêm 1,83 triệu m3 xăng dầu cho cả nước.

Điều gì đang diễn ra ở nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam?

Ngày 4/5, Bộ Công Thương đã có thông tin về tình hình bảo đảm nguồn cung mặt hàng xăng dầu trong nước.
Đáng chú ý, thị trường xăng dầu của Việt Nam quý I có nhiều biến động. Theo cơ quan chức năng, nguồn cung xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (nhà máy lọc dầu lớn nhất cả nước, đơn vị chiếm 35-40% tổng cung) giảm mạnh công suất sản xuất.
Petrovietnam làm việc Zarubezhneft về “Trung tâm giám sát vận hành” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
PVN làm việc với Zarubezhneft, Việt Nam và Nga tăng hợp tác khai thác dầu khí
Như Sputnik đề cập, trong tháng 1 và tháng 2/2022 vừa qua, nhà máy Nghi Sơn đã phải giảm công suất, có thời điểm chỉ còn 55% và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết do gặp phải khó khăn về tài chính.
Trong khi đó, ở nguồn xăng dầu nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột giữa Nga và Ukraina.
Theo Bộ Công Thương, để bảo đảm nguồn cung xăng dầu, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu, giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II cho 10 thương nhân đầu mối.
Đặc biệt, tron Quý II/2022, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) báo cáo cho biết đã làm việc với chi nhánh phân phối sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (PVNDP) về khối lượng hàng cam kết bán trong quý II theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm xăng dầu (FPOA).
Theo đó, sản lượng mà nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cam kết cung cấp cả quý II là 1,83 triệu m3, trong đó tháng 4 là 590.000 m3; tháng 5 là 630.000 m3; tháng 6 là 610.000 m3 (sản lượng thông báo này là sản lượng bao tiêu chính thức mang tính ràng buộc pháp lý với PVNDP).

“Không có bất kỳ điều kiện nào”

Theo Bộ Công Thương nêu trong báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - thương mại tháng 4, Lọc dầu Nghi Sơn có nghĩa vụ sản xuất, cung cấp sản lượng quý II cho đơn vị bao tiêu sản phẩm - PVNDP như đã cam kết “mà không được đưa ra bất kỳ điều kiện nào kèm theo”.
“PVNDP đã có văn bản chính thức gửi NSRP yêu cầu NSRP có nghĩa vụ sản xuất và cung cấp sản lượng của Quý 2/2022 cho PVNDP như đã cam kết và NSRP không được đưa ra bất kỳ điều kiện nào kèm theo”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Phản chiếu hình quốc kỳ Việt Nam, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Đối với Việt Nam, cả Nga và Hoa Kỳ đều quan trọng
Tuy nhiên, theo phía NSRP, việc thực hiện kế hoạch sản lượng trên phụ thuộc vào việc triển khai các giải pháp tài chính của NSRP.
Hiện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nơi thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu và bù lỗ (nếu có) tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã ban hành Nghị quyết phê duyệt cơ chế thanh toán sớm FPOA đến hết tháng 5 năm nay, do đó, NSRP có đủ điều kiện để hoạt động ổn định đến cuối quý II/2022.
Chi nhánh phân phối sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (PVNDP), đơn vị bao tiêu sản phẩm của Lọc dầu Nghi Sơn cũng đã có văn bản chính thức gửi NSRP yêu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ sản xuất và cung cấp sản lượng như đã cam kết và NSRP không được đưa ra bất kỳ điều kiện nào kèm theo.
Trước đó, như Sputnik đề cập, kể từ đầu năm 2022, Lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm từ Kuwait.
Báo cáo của NSRP với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và các Bộ, ban, ngành ở Việt Nam cho thấy, từ đầu tháng 1 năm 2022, nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-60% công suất.
Quang cảnh cuộc họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Việt Nam không thiếu xăng dầu và không để tin đồn thất thiệt làm náo loạn thị trường
Cũng vì phải cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2/2022 đã bị giảm 50% so với kế hoạch (tháng 2 kế hoạch giao là 739.900 m3, nhưng thực tế chỉ giao được 365.200 m3; trong đó xăng giảm 40% và dầu DO giảm 58%).
Sang tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch (kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng NSRP chỉ có thể giao 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%).
Ngay trong cuối tháng 1, đại diện PVN (một trong bốn bên liên doanh tại Lọc dầu Nghi Sơn cùng với Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPE), công ty Idemisui Kosan Nhật Bản (IKC) và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI)) đã thống nhất hỗ trợ nguồn lực tài chính ngắn hạn cho NSRP thông qua gia hạn cơ chế RPA và thanh toán sớm hợp đồng FPOA để giúp NSRP cải thiện dòng tiền, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian hoàn thiện phương án tái cấu trúc dự án.
Các ý kiến chuyên gia, nhà chức trách thời gian qua thừa nhận, việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho dự án được ký kết từ nhiều năm nay, không tính đến quy luật của thị trường và khả năng chịu đựng của ngân sách nhà nước, đã gây ra những hệ lụy không ít trên thị trường xăng dầu trong vòng 3 năm kể từ khi NSRP đi vào vận hành đến nay, nhất là trong điều kiện giá xăng dầu trên thế giới biến động rất mạnh theo chiều hướng tăng trong năm 2022 và khả năng chịu đựng của ngân sách có hạn. Tuy nhiên, vì cam kết đã ký, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn cố gắng nỗ lực để đảm bảo từng giai đoạn bù lỗ cho dự án như cam kết đã ký.

Bộ Công Thương: Không thiếu xăng dầu

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, hiện đơn vị phân phối sản phẩm của Nghi Sơn là PVNDP đang tiến hành triển khai kế hoạch chi tiết giao nhận hàng cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước theo các hợp đồng đã ký trong tháng 4/2022 và chuẩn bị lịch giao hàng cho tháng 5/2022.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
Đối với việc giao hàng cho tháng 6/2022, PVNDP đang phối hợp với lãnh đạo Lọc dầu Nghi Sơn và các đầu mối kinh doanh xăng dầu để tiếp tục cập nhật kế hoạch sớm nhất.
Bộ Công Thương ước tính, dự kiến nhu cầu xăng dầu quý II năm nay khoảng 5,2 triệu m3. Tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm nay là khoảng 20,6 triệu m3.
Trong số này, nguồn cung xăng dầu dự kiến quý II vào khoảng 6,7 triệu m3 bao gồm nguồn cung từ các nhà máy sản xuất trong nước.
Cụ thể, như đã nêu trên, từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dự kiến là 1,8 triệu m3, Nhà máy lọc dầu Bình Sơn dự kiến là 1,9 triệu m3, nguồn nhập khẩu khoảng 1,5 triệu m3 (chưa tính đến việc doanh nghiệp phải thực hiện theo Quyết định số 242/QĐ-BCT là 800.000 m3/tháng, tương đương cả quý II là 2,4 triệu m3) và nguồn tồn kho từ quý I chuyển sang (1,5 triệu m3).
Với nguồn cung dồi dào như vậy, Bộ Công Thương khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của quý II và tồn kho gối đầu sang quý III khoảng 1,5 triệu m3.
Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, các thương nhân đầu mối cũng đã đẩy mạnh việc nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm sản lượng giao hàng so với kế hoạch trước đó).
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ Công Thương “hiến kế” giải bài toán xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil) đã thực hiện việc nhập khẩu tăng thêm và lượng xăng dầu về cảng Việt Nam trong cuối tháng 2 và đầu tháng 3 là 26.000 m3 xăng và 40.000 m3 dầu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã thực hiện nhập khẩu trong tháng 2 khoảng 100.000 m3 xăng và 200.000 m3 dầu. Công ty Hải Hà cũng nhập khẩu trong tháng 2 khoảng 90.000 m3 dầu...
Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong quý II nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.
Cũng trên cơ sở báo cáo kế hoạch cụ thể sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, cân đối với nhu cầu tiêu thụ trong nước điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm nay.

Giá xăng hôm nay

Sau kỳ điều hành xăng dầu ngày 4/5 của Liên Bộ Công Thương – Tài chính, giá xăng Việt Nam tiếp tục tăng.
Theo đó, giá xăng trên đà tăng với mức tăng thêm từ 334 - 442 đồng/lít tùy loại. Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 27.468 đồng/lít, tức tăng 334 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Xăng RON95-III không cao hơn 28.434 đồng/lít, tăng 442 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.530 đồng/lít, tăng 171 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít (ổn định so với giá bán lẻ hiện hành). Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.560 đồng/kg (giảm 240 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đã có tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đi Hoa Kỳ, gỗ Việt thắng lớn ở Mỹ
Kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá linh hoạt, hợp lý nhằm vừa hạn chế mức tăng của giá xăng dầu trong nước vừa bảo đảm duy trì Quỹ Bình ổn giá để có dư địa điều hành giá xăng dầu trong giai đoạn tới.
Hai Bộ của Việt Nam quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với xăng RON95 và xăng E5RON92 và điều chỉnh ở mức phù hợp mức trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng dầu để giá xăng dầu trong nước theo xu hướng diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng có mức tăng thấp hơn giá thế giới đối với một số mặt hàng.
Theo Liên Bộ Công Thương – Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới có những diễn biến trái chiều trong hơn 10 ngày qua.
Cụ thể, việc Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn lây lan của dịch bệnh Covid-19 và tăng trưởng kinh tế thế giới thấp đã ảnh hưởng đến cầu các mặt hàng năng lượng cùng với việc dự kiến tăng lãi suất đồng USD của Mỹ đã tác động làm giảm giá xăng dầu.
“Tuy nhiên, các yếu tố như việc dự kiến tung ra gói hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc, dự trữ dầu của Mỹ giảm, Nga cắt giảm khí đốt đến một số nước lân cận và việc Đức tham gia cấm vận dầu từ Nga. Giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới có sự tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là tăng đối với xăng, dầu diesel, tương đổi ổn định đổi với dầu hỏa và giảm đối với dầu mazut”, Bộ Công Thương đánh giá.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/4/2022 và kỳ điều hành ngày hôm nay, 4/5 là: 126,484 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 130,337 USD/thùng xăng RON95; 136,374 USD/thùng dầu hỏa; 142,976 USD/thùng dầu diesel; 700,199 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S.
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2022
“Vua hàng hiệu” Việt Nam Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm “siêu dự án” ở sân bay Long Thành
Tại kỳ điều chỉnh gần nhất hôm 21/4 vừa qua, mặt hàng xăng dầu cũng đã tăng giá trở lại, khi xăng E5RON92 tăng 663 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 675 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel 0.05S tăng cao hơn, với mức 979 đồng/lít và dầu hỏa thì tăng 801 đồng/lít.
Liên Bộ lưu ý, việc duy trì Quỹ Bình ổn giá là để có dư địa điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала