Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam theo tư tưởng Lênin “thà ít mà tốt”

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đăng ký
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chất lượng, sức mạnh, tính chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam theo đúng tinh thần tư tưởng của Lênin “thà ít mà tốt”, “những đảng viên hữu danh vô thực có cho cũng không cần”.
Đáng chú ý, bàn về đất đai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thẳng nhiều người giàu lên nhờ đất, đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em cũng vì đất.

Tổng Bí thư: “Nhiều người giàu lên vì đất, đi tù cũng vì đất”

Như Sputnik thông tin, ngày 4/5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội với nhiều vấn đề nóng, cấp bách, ảnh hưởng quyết định đến tiến trình phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Có bài phát biểu đặc biệt sâu sắc và rộng mở, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung của các báo cáo, đề án, có tính chất gợi mở, để Trung ương thảo luận xem xét, quyết định trong thời gian tới.
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngSáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Sáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Sáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai - tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại câu nói của Karl Marx:

“Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải vật chất”. Nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất... Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai”, Tổng Bí thư nói thẳng.

Lãnh đạo Đảng nhấn mạnh, tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Chú trọng vấn đề đất đai
Lưu ý “đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, cơ bản, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng” đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước, hiện vẫn còn không ít ý kiến khác nhau, Tổng Bí thư bày tỏ, khi thảo luận, đánh giá tình hình và nguyên nhân, cần nắm vững phương pháp duy vật biện chứng, các quan điểm và nguyên tắc cơ bản đã được xác định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước để phân tích một cách toàn diện, khách quan kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và pháp luật về đất đai.
Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, phải chỉ rõ nội dung của Nghị quyết đã được thể chế hóa như thế nào? Những điểm gì thể chế hóa đúng, điểm gì chưa đúng? Những quan điểm, yêu cầu quan trọng nào của Nghị quyết chưa được thể chế hóa hoặc chưa được thực hiện một cách nghiêm túc? Tình hình thực hiện trong thực tế như thế nào? Những chủ trương, chính sách gì cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh?...

“Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Tổng Bí thư gợi mỏ.

Nhà lãnh đạo đề nghị xác định, đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaSáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Sáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Sáng 4/5/2022, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, chú ý các vấn đề hiện đang vướng mắc hoặc gây bức xúc trong xã hội và những nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Kinh tế tập thể là một phần quan trọng của nền kinh tế thị trường

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Trung ương tập trung nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới - đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, theo người đứng đầu Đảng, cần tiếp tục phát huy thật tốt những kết quả, thành tựu và bài học kinh nghiệm thành công đã đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân được rút ra trong quá trình tổng kết. Tổng Bí thư yêu cầu khắc phục các yếu kém như nông nghiệp Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh; kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển.
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng được thuê biệt thự công vụ 500m2
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển. Nhiều loại giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư đầu vào còn phụ thuộc việc nhập khẩu. Thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Cơ giới hoá chưa đồng bộ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản phát triển còn chậm. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu. Lao động nông thôn có xu hướng già hoá, năng suất lao động còn thấp. Thu nhập của phần lớn nông dân chưa cao, chênh lệch với thành thị và giữa các vùng, miền còn lớn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân; xây dựng đời sống văn hoá, bảo vệ môi trường; mức đạt tiêu chí nông thôn mới ở những vùng khó khăn còn thấp; nhiều vấn đề xã hội phát sinh, gây bức xúc trong nhân dân; ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng ở nhiều địa phương. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu còn yếu; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu.
Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp vào GDP cả nước của khu vực kinh tế tập thể còn thấp và có xu hướng giảm dần. Hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền; giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao. Phần lớn các tổ hợp tác, hợp tác xã có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, lợi ích mang lại cho thành viên còn thấp…
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị.
Lãnh đạo Đảng đề nghị, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực tế đất nước, tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ và giải pháp lớn cần được quán triệt và triển khai thực hiện để kinh tế tập thể ngày càng phát triển mạnh hơn, đúng đắn và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đảng theo tư tưởng của Lênin: Thà ít mà tốt

Theo Tổng Bí thư, lâu nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá đều rất quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên theo đúng tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhiều lần nhấn mạnh:
“Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt; chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”.
Theo nhà lãnh đạo, đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đã đề cập một cách khách quan, toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết và Kết luận, chỉ ra những kết quả chủ yếu đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích rõ nguyên nhân. Từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới, tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper đến chào xã giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đại sứ Knapper cho thấy điều gì?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, cần nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật dân chủ, thẳng thắn, tạo sự thống nhất cao về những vấn đề nêu trong Tờ trình.

"Để sau Hội nghị Trung ương lần này chúng ta có một chuyển biến, tiến bộ mới, thực chất, mạnh mẽ, hiệu quả, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng ta theo đúng tinh thần tư tưởng của Lênin – ‘thà ít mà tốt’, ‘những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần", Tổng Bí thư kiên quyết.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ thẳng ra rằng, năng lực, trình độ của một số cấp uỷ viên, bí thư cấp uỷ, cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế độ sinh hoạt cấp uỷ, đảng bộ, chi bộ chậm đổi mới.
“Nhiều nơi, chi bộ chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân chính trị, tiên phong, gương mẫu nên nhân dân chưa thực sự tin tưởng”, theo Tổng Bí thư.
Thậm chí có một bộ phận cán bộ, đảng viên còn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Tổng Bí thư: “Nhân dân ngày càng tin tưởng vào Đảng”

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng tiêu cực

Về Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2022 và Kết luận tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đề án đã trình bày đầy đủ, đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, và cũng đã dự thảo các văn bản liên quan.
“Qua góp ý xây dựng Đề án, đã có tất cả 63/63 tỉnh uỷ, thành uỷ nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, quyết định về những kiến nghị, đề xuất nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị, nhất là về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương theo tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
Kỷ luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật hàng loạt nguyên lãnh đạo Bình Thuận

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm

Theo Tổng Bí thư, thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, trong tháng 1 năm 2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với việc thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, theo quy chế, quy trình từng bước hợp lý. Các báo cáo kiểm điểm đều được chuẩn bị theo đúng quy định, hướng dẫn.
“Không khí kiểm điểm theo tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, chân tình”, Tổng Bí thư nói.
Các đồng chí được góp ý đã tiếp thu nghiêm túc, cầu thị, coi đây như là cơ hội quý để học tập, chia sẻ lẫn nhau. Trong quá trình kiểm điểm, từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã liên hệ đến trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực được phân công, thấy rõ những ưu điểm để phát huy, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để khắc phục.
Qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy rằng, năm 2021, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn luôn đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên định, sáng suốt trước khó khăn, thử thách, có nhiều đổi mới và sáng tạo, bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối, cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã có các quyết sách đúng đắn, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tổ chức triển khai thực hiện, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, có những dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, bạn bè thế giới đánh giá cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Con đường của Việt Nam hôm nay không thể thiếu bước chân của các cố Tổng Bí thư
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm. Công tác dự báo chiến lược, hoạch định đường lối, chính sách và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có lúc, có việc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.
Trong phòng, chống dịch bệnh có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất. Ngoài ra, còn có những hạn chế, bất cập trong nghiên cứu, dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản và kịp thời các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, bảo đảm vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các hoạt động bình thường.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Kết luận Trung ương 4 khóa XIII trên các lĩnh vực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cần chỉ rõ những nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp tích cực khắc phục trong thời gian tới.
Nhấn mạnh những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII dự kiến sẽ làm việc đến ngày 10/5/2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала